Tác động của nợxấu đến nền kinh tế và các ngân hàng

Một phần của tài liệu 1351 quản lý nợ xấu tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bỉm sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 31)

1.2. Tổng quan về nợ xấu

1.2.2. Tác động của nợxấu đến nền kinh tế và các ngân hàng

Nợ xấu là kết quả của mối quan hệ tín dụng khơng hồn hảo gây nên sự đổ vỡ lòng tin. Nợ xấu luôn song hành cùng hoạt động tín dụng theo mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Vì vậy khi đưa ra một khoản vay thì ngân hàng đã phải xác định nguy cơ phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên vẫn có mức độ tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận được nên các ngân hàng thương mại vẫn tiến hành cho vay để duy trì hoạt động của mình. Yêu cầu về tỷ lệ nợ xấu được đưa ra vì khi nợ xấu ở mức độ cao sẽ gây ra tổn thất nghiêm trọng cho các ngân hàng. Trong trường hợp nợ xấu xảy ra trên diện rộng có thể dẫn đến khủng hoảng cho nền kinh tế. Những tác hại của nợ xấu cụ thể như sau:

- Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng: Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng của Ngân hàng, lợi nhuận được hình thành từ những khoản thu của Ngân hàng mà những khoản thu này chủ yếu thu từ lãi cho vay. Nợ xấu tác động đến lợi nhuận Ngân hàng trên hai khía cạnh đó là:

Thứ nhất, nợ xấu làm giảm doanh thu của ngân hàng do khi nợ xấu phát sinh thì lãi và nợ gốc của những khoản nợ xấu này khó có thể thu hồi được hoặc thu hồi khơng đủ theo thỏa thuận ban đầu.

Thứ hai, nợ xấu làm tăng chi phí của ngân hàng do phát sinh nợ xấu sẽ đi kèm với việc phát sinh các chi phí sau: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý nợ xấu, chi phí trích lập dự phịng rủi ro và các chi phí khác liên quan. Chính vấn đề giảm doanh thu và tăng chi phí đã khiến cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm khi có nợ xấu phát sinh.

- Nợ xấu ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng:

Các khoản vay của khách hàng khơng được thanh tốn đúng hạn hay khi chuyển sang quá hạn thì việc thu hồi nợ của ngân hàng không được thực hiện đúng theo kế hoạch gây ra thiếu hụt so với dự tính ban đầu. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm thanh tốn cho những khoản tiền gửi. Điều này có nghĩa nợ xấu đã làm chậm q trình ln chuyển vốn của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh tốn, có thể dẫn đến sự phá sản của các ngân hàng thương mại.

- Nợ xấu làm mất uy tín của ngân hàng: Những ảnh hưởng của nợ xấu dẫn đến lợi nhuận giảm, khả năng thanh toán giảm, mức độ rủi ro cao. Chính những ảnh hưởng này sẽ có tác động xấu đến tâm lý khách hàng, khiến khách hàng mất lòng tin đối với ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ bị giảm hoặc mất uy tín. Khơng một ai muốn gửi tiền vào một ngân hàng mà ngân hàng đó có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu vượt quá mức cho phép, có chất lượng tín dụng khơng tốt và gây ra nhiều vụ thất thốt lớn. Bởi thơng tin về việc một ngân hàng có mức độ rủi ro cao thường được báo chí truyền tải nhanh chóng đến người dân, điều này sẽ khiến cho uy tín của ngân hàng trên thị trường bị giảm mạnh gây nên sự bất lợi trong hoạt động cạnh tranh với các ngân hàng khác.

- Nợ xấu phát sinh khiến ngân hàng khơng duy trì được đội ngũ nhân viên: Khi một Ngân hàng làm ăn không hiệu quả, hay để tình trạng nợ xấu nhiều không chỉ gây tâm lý hoang mang cho khách hàng mà cịn gây hoang mang cho chính đội ngũ nhân viên của ngân hàng. Nhân viên có khả năng sẽ từ bỏ cơng việc để tìm kiếm một vị trí khác tốt hơn. Khi đó ngân hàng sẽ phải đầu tư cho

tuyển dụng và đào tạo, đây là chi phí hoạt động khơng hề nhỏ đối với các ngân hàng.

Tác hại của nợ xấu đối với nền kinh tế: Nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế do ứ đọng vốn, sản xuất kinh doanh đình trệ. Nợ xấu tùy theo tính chất và mức độ, không chỉ ảnh hưởng tới Ngân hàng mà còn cả tới các doanh nghiệp, các cá nhân liên quan và toàn bộ nền kinh tế. Trên góc độ vĩ mô, nợ xấu làm giảm tính tích cực của tín dụng đối với nền kinh tế, cản trở NHTM thực hiện tốt chức năng trung gian tín dụng, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các NHTM cũng trở nên kém hiệu quả. Ở mức độ trầm trọng, nợ xấu không chỉ gây mất vốn, mất khả năng thanh tốn dẫn tới sự sụp đổ khơng chỉ của một ngân hàng mà còn kéo theo ảnh hưởng dây chuyền làm chao đảo toàn bộ hệ thống ngân hàng. Điều đó gây rối loạn lưu thơng tiền tệ, gây đình trệ sản xuất và khủng hoảng kinh tế. Lịch sử hoạt động của các NHTM trên thế giới đã chứng kiến khơng ít các ngân hàng lớn bị phá sản và gây ra hậu quả không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà còn lan ra nhiều nước trong khu vực hay tồn châu lục. Tóm lại, nợ xấu khơng những tác động đối với Ngân hàng mà còn nguy hại đối với cả nền kinh tế, trật tự xã hội. Do đó, vấn đề quản lý nợ xấu khơng cịn là việc riêng của các NHTM mà là sự quan tâm chung của cả NHNN, Chính phủ và xã hội.

Một phần của tài liệu 1351 quản lý nợ xấu tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bỉm sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w