Hạn chế của quản lý nợxấu tại BIDVBỉm Sơn

Một phần của tài liệu 1351 quản lý nợ xấu tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bỉm sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 94 - 97)

2.4. Đánh giá về công tác quản lý nợxấu tại BIDVBỉm Sơn

2.4.2. Hạn chế của quản lý nợxấu tại BIDVBỉm Sơn

> Nợ xấu vẫn tiềm ẩn và có xu hướng gia tăng

Kết quả phân loại nợ theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy tổng số nợ xấu tại thời điểm 31/12/2017 là 61,70 tỷ VND, chiếm 1.62% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, nợ nhóm 1 bao gồm cả các khoản nợ đã được gia hạn. Nợ nhóm 2 bao gồm cả các khoản nợ đã quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ đã được gia hạn nợ và chiếm tỷ trọng lớn lại chỉ tập trung ở 1,2 khách hàng.

Không những thế, nền khách hàng của BIDV Bỉm Sơn vẫn phụ thuộc nhiều vào một số doanh nghiệp lớn, chủ yếu là doanh nghiệp thuộc tổng công ty nhà nước và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Hầu hết những công ty đó đều được BIDV Bỉm Sơn thực hiện cơ cấu kéo dài thời gian trả nợ trong năm 2012, 2013, và 2014. Cty CP B (cif: 295276) là công ty thuộc tổng công ty Nhà nước hoạt động trong ngành xây lắp đã có thời điểm bị quá hạn vào món cơ cấu nợ. Cơng ty TNHH TM Z (Số Cif: 2319758) có thời điểm quá hạn gốc vào món trung dài hạn. Hiện nay cả hai công ty này đã bị xếp vào nợ nhóm 3. Như vậy , cũng có thể thấy rằng, mặc dù đã tạo điệu kiện thực hiện gia hạn và cơ cấu nợ để các doanh nghiệp quay vòng vốn nhưng các doanh nghiệp xây lắp trên vẫn khơng thốt khỏi khó khăn và lâm vào tình trạng nợ xấu.

Thêm vào đó, tại thời điểm 31/12/2017, tỷ trọng nợ nhóm 2 trong tổng dư nợ chiếm 8,43% với số tiền 321 tỷ đồng. Đây là một tỷ lệ tương đối lớn và tập trung nhiều nhất ở 2 khách hàng là công ty cổ phần C dư nợ 276,339 tỷ đồng đã từng được gia hạn nợ và Công ty xi măng D dư nợ 29,822 tỷ đồng đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Đặc biệt là Công ty cổ phần C, trước đây là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhưng đến 2015 nhà nước thực hiện thoái 100% vốn lại gặp phải đúng giai đoạn các doanh nghiệp xây lắp lâm vào tình trạng khó khăn nên tình hình kinh doanh ngày càng xuống dốc hơn. Các cơng trình khơng quyết tốn được vì nhiều lý do làm cơng nợ không được thu hồi. Vốn công ty luân chuyển chậm, nợ quá hạn gia tăng. Đây là một áp lực lớn về nợ xấu đối với ngân hàng vì theo đánh giá chủ quan tình hình của cơng ty khơng thể vực ngay một sớm một

chiều được. Do vậy ngân hàng cần xây dựng ngay các biện pháp quản lý phòng ngừa nợ xấu tăng cao đột biến vào các năm tiếp theo.

> Hệ thống kiểm tra, kiểm sốt nội bộ cịn chưa hiệu quả

Hệ thống còn chưa được thống nhất trong các phòng ban, chưa tạo được sự nhất trí cao trong hoạt động kiểm tra, kiểm sốt. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN, hay kiểm tra theo ngành dọc ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Tuy nhiên, ở BIDV Bỉm Sơn, hệ thống kiểm tra, kiểm soát vẫn chừa phát huy được tối đa vai trị của mình, Vì vậy, kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an tồn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.

> Hạn chế trong việc thu hồi nợ

Thu hồi nợ trực tiếp, bán và khai thác tài sản cùng một số biện pháp khác có hiệu quả chưa cao: tại BIDV Bỉm Sơn các khách nợ có nhiều loại khác nhau, để thu được nợ thì phải phân loại và có các chính sách hợp lý, song kết quả thu nợ không cao. Hơn nữa, khi sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tiếp cận được vốn tín dụng từ Ngân hàng của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn dẫn đến tâm lý không muốn trả các khoản nợ đến hạn từ phía khách hàng khiến cho tỷ lệ nợ xấu có nguy cơ tăng cao. Đồng thời, trong giai đoạn 2015-2017, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp trong đó có nhiều doanh nghiệp là khách hàng của BIDV Bỉm Sơn lâm vào khó khăn, năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ Ngân hàng dẫn tới nợ quá hạn tăng đột biến. Các doanh nghiệp khó khăn về tài chính đều gặp phải trở ngại trong việc thanh tốn cơng nợ, tiền hàng, việc thu tiền bán hàng chậm, doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn dẫn đến những hạn chế trong công tác thu hồi nợ của BIDV Bỉm Sơn.

Một phần của tài liệu 1351 quản lý nợ xấu tại NH TMCP đầu tư và phát triển VN chi nhánh bỉm sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w