2.3. Thực trạng quản lý nợxấu tại BIDVBỉm Sơn
2.3.3. Các biện pháp quản lý nợxấu đã được áp dụng tại BIDVBỉm Sơn
Nhận thức được nguy cơ nợ xấu, trong thời gian qua BIDV Bỉm Sơn đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ nợ xấu, xử lý nợ xấu tồn đọng, đồng thời hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Thực tế chứng minh trong giai đoạn năm 2015 - 2017 công tác quản lý nợ xấu của BIDV Bỉm Sơn là tương đối tốt. Cụ thể như sau:
2.3.2.1. Tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định nội bộ của BIDV Việt Nam
Trong phạm vi quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản điều tiết hoạt động của Ngân hàng như: Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/04/2005 về việc “Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD” và Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc “Ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng”, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về “phân loại tài sản có, mức trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi”; thơng tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật và các quyết định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành các quy định nội bộ về quản lý tín dụng như: ban hành quy chế xử lý dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng số 1199/QĐ-HĐQT ngày 29/05/2014; Quy chế cho vay đối với khách hàng số 350/QĐ-BIDV ngày 14/03/2017; Ban hành Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng bán lẻ số 3488/QĐ-BIDV ngày
06/06/2017; Ban hành Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức số 10544/QĐ-BIDV ngày 22/12/2017; Quy định về mẫu hợp đồng và biểu mẫu trong hoạt động tín dụng số 8751/ QĐ-BIDV ngày 03/05/2017; quy định về mẫu hợp đồng bảo đảm tiền vay; Quy định thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành số 11324/QĐ-BIDV ngày 30/12/2016. BIDV Bỉm Sơn coi việc tuân thủ các chính sách của Nhà nước, của ngân hàng Nhà nước và chính sách nội bộ của BIDV Việt Nam như một kim chỉ nam hoạt động.
2.3.2.2. Xây dựng chiến lược tín dụng và chiến lược khách hàng phù hợp
BIDV Bỉm Sơn chủ trương đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn có hiệu quả, ưu tiên tín dụng đồng Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Cụ thể: Thúc đẩy tăng trưởng có hiệu quả tín dụng gắn hạn, ưu tiên tín dụng đồng Việt Nam, nhằm đẩy mạnh và gia tăng hiệu quả sử dụng vốn của BIDV, bằng cách: Tập trung tăng trưởng tín dụng đối với các khách hàng tốt, xếp hạng A trở lên, khơng có nợ gốc và lãi tại thời điểm cấp tín dụng, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ưu tiên tăng trưởng tín dụng đối với các ngành then chốt, được khuyến khích phát triển theo chỉ đạo của chính phủ, ngân hàng Nhà nước như: Doanh nghiệp xuất khẩu, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tích cực triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả các chương trình hỗ trợ tín dụng, các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết theo chỉ đạo của BIDV Việt Nam. Tăng cường hợp tác toàn diện với khách hàng, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, đẩy nhanh doanh số giải ngân, đặc biệt là doanh số giải ngân tín dụng ngắn hạn, tăng thu dịch vụ ngân hàng và bán chéo sản phẩm. Kiểm sốt tỷ trọng, cơ cấu tín dụng trung dài hạn và tín dụng ngoại tệ. Kiểm sốt cho vay trung dài hạn, thực hiện giải ngân đối với các hợp đồng tín dụng trung dài hạn đã ký kết với khách hàng; đã và đang giải ngân mà được đánh giá có hiệu quả, ưu tiên hỗ trợ dự án đang đi vào giai đoạn hoàn thành. Kiểm sốt điều hành cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tín dụng ngắn hạn, hạn chế cơ cấu tín dụng trung dài hạn, đẩy mạnh sang tín dụng bán lẻ thay vì tập trung q nhiều vào bán bn như trước đây. Kiểm sốt có hiệu quả tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trên cơ sở phù hợp với nguồn vốn ngoại tệ.
Ngoài ra, BIDV Bỉm Sơn triển khai các giải pháp hỗ trợ đối với khách hàng đang gặp khó khăn. Đối tượng là các tổ chức kinh tế, định chế tài chính, các doanh nghiệp và các cá nhân đang quan hệ tín dụng tại BIDV Bỉm Sơn chịu tác động của các yếu tố khách quan của nền kinh tế dãn tới gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng nhưng có khả năng phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ cho ngân hàng. Các giải pháp cụ thể như: Cơ cấu nợ (điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ) cho các khách hàng chưa có khả năng trả nợ đúng hạn (đúng kỳ hạn trong phạm vi thời gian cho vay hoặc đúng thời hạn vay) đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và được đánh giá là có khả năng trả nợ trong thời gian cơ cấu (trong các kỳ tiếp theo hoặc trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay). Ngoài ra BIDV Bỉm Sơn cịn xem xét cơ cấu lại tài chính cho doanh nghiệp là những khách hàng bị mất cân đối vốn tạm thời do sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn và có khả năng khắc phục được; Duy trì và hỗ trợ tín dụng đối với khách hàng khó khăn tài chính có khả năng phục hồi; Khách hàng có nhu cầu tài chính hợp lý để phục hồi sản xuất kinh doanh đảm bảo khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. BIDV Bỉm Sơn đã miễn giảm lãi cho các đối tượng khách hàng có tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn tài chính và có thiện chí trong việc trả nợ gốc hoặc lãi cho ngân hàng.
Với các chiến lược phù hợp cho từng thời kỳ, qua các năm tại BIDV Bỉm Sơn đã đạt được mức tăng trưởng tín dụng hợp lý và tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh thấp.
2.3.2.3. Tn thủ quy trình về mơ hình tín dụng do BIDV Việt Nam quy định
Ngân hàng BIDV đã hoàn thiện triển khai mơ hình tổ chức bộ máy tinh giản, phù hợp với các nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu đó là: Về cơ bản thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. Theo đó, tồn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể do khối quản trị rủi ro thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng. Đối với việc đánh giá,
thẩm định từng lần cho vay tùy mức độ sẽ do bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp thực hiện hoặc do bộ phận thẩm định thuộc khối quản trị rủi ro thực hiện. Khoản vay sau khi được phê duyệt sẽ do bộ phận quản lý nợ (phịng hỗ trợ tín dụng) trực tiếp theo dõi và kiểm sốt việc thực hiện các điều kiện tín dụng được phê duyệt. Việc triển khai mơ hình trên đã giúp phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận trong công tác quản lý theo dõi và thu hồi nợ xấu phát sinh.
2.3.2.4. Tăng cường kiểm tra, kiểm sốt rủi ro, thơng tin tín dụng
Hoạt động kiểm tra kiểm sốt nội bộ ln có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cơng tác quản trị điều hành. Chính vì vậy, hiện nay, cơng tác kiểm tra kiểm sốt ln được BIDV Bỉm Sơn đặc biệt quan tâm. Ngồi các đợt được hội sở chính kiểm tra kiểm sốt định kỳ theo năm, kiểm tra kiểm soát đột suất. Hàng năm, tại Chi nhánh BIDV Bỉm Sơn cũng thường xuyên thành lập các đợt tự kiểm tra, kiểm tra chéo giữa các bộ phận đặc biệt là mảng nghiệp vụ tín dụng. Trong các đợt tự kiểm tra, kiểm tra chéo này phòng Quản lý rủi ro sẽ là đầu mối tổng hợp, rà soát lại các lỗi tác nghiệp báo cáo Giám đốc và trình biện pháp khắc phục, xử lý. Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm sốt thì thơng tin tín dụng cũng được cập nhật. Hàng ngày, các phịng tổ, bộ phận có liên quan đều nhận được những báo cáo nhanh của Trung ương về tình hình tín dụng như: cảnh báo nợ đến hạn, báo cáo nợ quá hạn... và phòng khách hàng phải báo cáo với lãnh đạo về khả năng thu hồi của những món sắp đến hạn, đến hạn và quá hạn này.
2.3.2.5. Nâng cao trách nhiệm và chất lượng cán bộ
Những năm vừa qua, BIDV Bỉm Sơn đã áp dụng việc thi tuyển cán bộ công khai và nghiêm túc, thông qua các đợt thi tuyển tập trung theo cụm do BIDV Việt Nam tổ chức. Qua đó, đã tuyển dụng được rất nhiều cán bộ có trình độ, được đào tạo đúng chun ngành có năng lực. Tính đên nay, tại BIDV Bỉm Sơn có 78 cán bộ, trong đó 100% cán bộ làm cơng việc chun mơn đạt trình độ từ Đại học trở lên. Trong đó, có 16 cán bộ đạt trình độ trên đại học và 04 cán bộ đang theo học trình độ thạc sỹ kinh tế sắp tốt nghiệp. Như vậy, cơng tác khuyến khích tự học tập nâng cao trình độ được BIDV Bỉm Sơn chú trọng tuyên truyền,
tạo điều kiện và các cán bộ trong Chi nhánh hưởng ứng nhiệt tình. Bên cạnh đó, cơng tác đào tạo và đào tạo lại được chú trọng hơn. Cán bộ thường xuyên được cử đi học các lớp về nghiệp vụ tín dụng do các giảng viên trong và ngoài Nhà nước giảng dạy đã được BIDV Việt Nam tổ chức. Ngồi ra, các hình thức đào tạo như lớp tập huấn chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ trong nội bộ chi nhánh và các buổi thi kiến thức nghiệp vụ được duy trì khá đều tại chi nhánh. Nhờ vậy, ý thức tuân thủ nghiêm túc các quy trình về tín dụng đã được nâng cao hơn một bước.
2.3.2.6. Cải thiện cho vay theo hướng chú trọng bán lẻ, mở rộng nền khách hàng.
Nền khách hàng trước đây cũng chỉ tập trung vào một số công ty thuộc tổng công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, và sản xuất xi măng. Với nền khách hàng như vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro và không bền vững khi phụ thuộc vào một nhóm khách hàng, nhóm ngành nghề. Do vậy, BIDV Bỉm Sơn đã có định hướng đúng đắn về mở rộng nền khách hàng theo hướng sau:
+ Tránh cho vay tập trung vào một số khách hàng.
+ Chú trọng tập trung nguồn lực cho hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng.
+ Tăng tỷ lệ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đối tượng khách hàng vừa và nhỏ.
Cơ cấu dư nợ tín dụng của Chi nhánh đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng nâng tỷ trọng dư nợ bán lẻ, năm 2015 mới đạt 12,7 % nhưng đến năm 2017 đã tăng lên đạt 25% dư nợ. Tỷ trọng dư nợ bán lẻ của chi nhánh tăng trưởng với tốc độ cao. Về số tuyệt đối, dư nợ bán lẻ của Chi nhánh năm 2017 đạt 980 tỷ đồng. Tỷ trọng dư nợ theo ngành nghề chuyển dịch theo hướng tích cực và theo định hướng của chi nhánh cũng như chỉ đạo của hội sở chính: giảm tỷ trọng ngành xây dựng, tăng tỷ trọng thương mại, cơng nghiệp. Năm 2015, dư nợ tín dụng của Chi nhánh tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, xây lắp (chiếm 40%), sản xuất công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng (chiếm 20%), thương mại (chiếm 20%), tỷ trọng cho vay đối với ngành khách sạn, nhà hàng, văn hoá
thể thao, giáo dục đào tạo, bất động sản ở mức thấp. Bên cạnh đó, tỷ trọng bán lẻ đạt 12,7%. Đến 2017 tỷ trọng này đã có những chuyển biến tích cực dư nợ tín dụng ở ngành xây dựng, xây lắp (chiếm 25%), sản xuất công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng (chiếm 15%), thương mại (chiếm 45%), tỷ trọng cho vay đối với ngành khách sạn, nhà hàng, văn hoá thể thao, giáo dục đào tạo, bất động sản ở mức thấp. Bên cạnh đó, tỷ trọng bán lẻ đạt 23%. Việc vay theo hướng chú trọng bán lẻ, mở rộng nền khách hàng giúp việc xử lý tỷ lệ tài sản đảm bảo trong trường hợp có rủi ro dễ dàng hơn.
2.3.2.7. Thực trạng xử lý nợ xấu
Xử lý nợ xấu đã phát sinh là một biện pháp nhằm giảm lượng nợ xấu đã phát sinh tại Ngân hàng. Nhận thức được nguy cơ nợ xấu, trong thời gian qua BIDV đã có những chính sách phịng ngừa và xử lý nợ xấu kịp thời
> Phòng ngừa nợ xấu phát sinh
Hồn thiện quy trình phân tích tín dụng để chuẩn hóa q trình tiếp xúc, phân tích cho vay và thu hồi nợ đối với khách hàng; BIDV Bỉm Sơn nói riêng và BIDV Việt Nam nói chung ngày càng hồn thiện quy trình phân tích tín dụng góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh. Đó là các bước mà cán bộ tín dụng phải thực hiện khi tài trợ vốn cho khách hàng, bao gồm:
Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng, nội dung là thu thập và xử lý báo cáo liên quan đến thông tin khách hàng.
Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng.
Bước 3: Giải ngân và kiểm sốt trong khi cấp tín dụng
Bước 4: Thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Quan hệ tín dụng hết khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi.
Để mở rộng tín dụng một cách hiệu quả, BIDV bên cạnh việc xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng đúng đắn, quy trình tín dụng ngày càng hồn thiện, phải khơng ngừng đa dạng hóa các hình thức tín dụng cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Tiến hành phân loại, chấm điểm khách hàng để xây dựng các biện pháp phòng ngừa nợ xấu một cách kịp thời.
> Xử lý nợ xấu phát sinh
Để công tác xử lý nợ xấu đạt kết quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, việc phân tích, đánh giá và tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu trước khi tiến hành các biện pháp xử lý là cần thiết. Đối với những khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan thì có thể áp dụng các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc, cơ cấu các khoản nợ nếu đánh giá khách hàng vẫn có khả năng hồn trả. Đối với những khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng thì cần phải áp dụng ngay từ đầu những biện pháp mạnh hơn như xiết nợ, xử lý tài sản bảo đảm hay sử dụng công cụ pháp lý nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Với quan điểm xử lý nợ xấu như trên, BIDV đã và đang tiến hành các biện pháp xử lý nợ xấu, cụ thể là:
- Đôn đốc thu hồi nợ
Việc đôn đốc thu hồi nợ luôn được thực hiện thường xuyên đối với tất cả các khoản nợ của ngân hàng. Với sự hỗ trợ của hệ thống phần mềm mạng máy tính, định kỳ hàng tháng, hàng tuần cán bộ tín dụng lập danh sách các khoản nợ đến hạn thanh tốn và thơng báo cho khách hàng để chủ động làm việc việc với khách hàng. Vì vậy, những khoản nợ xấu phát sinh hầu như khơng có tình trạng do khách hàng qn hoặc nhầm lịch trả nợ. Việc theo dõi đánh giá tình trạng tín dụng khách hàng thường xun đã giúp ngân hàng chủ động trong việc quản lý khách hàng, nhắc nhở và đôn đốc đối với những khoản vay chưa đến hạn nhưng khách hàng được phân loại vào nhóm rủi ro về khả năng thanh toán nợ cao. Đối với những khoản nợ xấu đã thực sự phát sinh thì việc đơn đốc khách hàng khơng chỉ dừng lại ở liên lạc qua điện thoại mà cán bộ tín dụng tiến hành gặp trực tiếp