1.3.1. Quan điểm về quản lý nợ xấu
Quản lý nợ xấu là một bộ phận của quản lý rủi ro tín dụng, là một trong những hoạt động quan trọng của NHTM. Quản lý nợ xấu hướng vào việc đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động tín dụng đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM, đưa ra các cách xử lý nợ xấu có hiệu quả nhất và giảm tổn thất ở mức thấp nhất cho NHTM. Quản lý nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý, kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, trong đó tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ xấu, đồng thời với việc xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh, từ đó làm tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quản lý nợ xấu gắn với quản lý rủi ro tín dụng, hướng vào việc đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM kể cả trong những điều kiện biến động thị trường. Nếu có phát sinh nợ xấu thì phải tìm cách giải quyết hiệu quả nhất, nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng. Cụ thể thì quản lý nợ xấu ln hướng tới mục tiêu hạ thấp rủi ro tín dụng, nâng cao
độ an toàn trong kinh doanh ngân hàng bằng các chính sách biện pháp quản lý, giám sát hoạt động tín dụng một cách khoa học và có hiệu quả.
Tóm lại, việc một ngân hàng có khối lượng nợ xấu lớn sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ tới hoạt động của ngân hàng mà còn tới cả nền kinh tế. Một khoản nợ xấu phát sinh có thể do nhiều ngun nhân, chủ quan từ phía ngân hàng, nguyên nhân khách quan do khách hàng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả hoặc cũng có thể do các yếu tố bất thường từ thiên nhiên. Tuy nhiên, việc xác định rõ nguyên nhân dẫn đến một khoản nợ xấu chỉ giúp ngân hàng có những biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế tối thiểu các khoản nợ xấu mà khơng hồn toàn tránh được những rủi ro trong kinh doanh tín dụng. Vì vậy việc quản lý rủi ro tín dụng được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại trong đó bao gồm hoạt động quản lý nợ xấu.
1.3.2. Nội dung của quản lý nợ xấu
Trong hoạt động của ngân hàng thương mại thì việc xây dựng được một chính sách quản lý rủi ro và thực thi tốt chính sách đó có ý nghĩa quyết định. Quản lý nợ xấu đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần phải làm tốt từ việc nhận biết nợ xấu đến việc áp dụng các giải pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh một cách hiệu quả.
1.3.2.1. Xây dựng chỉ tiêu về quản lý nợ xấu
Việc xây dựng chỉ tiêu về nợ xấu có vai trị quan trọng trong quản lý nợ xấu. Chỉ tiêu về nợ xấu không chi giúp định hướng mà cịn có tác động trực tiếp đến cơng tác xử lý nợ xấu phát sinh. Chỉ tiêu về nợ xấu thường được xây dựng cho một thời kỳ hoặc một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) trên cơ sở nền kinh tế vĩ mơ, quy mơ tín dụng, cơ cấu ngành và đặc điểm về nguồn nhân lực của ngân hàng. Tùy điều kiện và mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu về nợ xấu có thể được xây dựng theo hướng thắt chặt hoặc nới lỏng. Chỉ tiêu về nợ xấu cần đảm bảo các nội dụng định lượng (tỷ lệ phần trăm so với tổng dư nợ, doanh số nợ xấu phát sinh) và định tính (định hướng theo ngành, theo thời gian, theo địa bàn...).
1.3.2.2. Xác định nợ xấu
Việc xác định nợ xấu cần được ngân hàng thương mại thực hiện định kỳ và đột xuất ngay khi khách hàng hoặc khoản vay có những biểu hiện nhất định như:
❖Dấu hiệu phi tài chính - Hành vi của khách hàng
Tìm cách tránh gặp ngân hàng, miễn cưỡng hoặc chậm cung cấp thơng tin tài chính: khi nhận thấy hoạt động kinh doanh đang gặp vấn đề, ban lãnh đạo sẽ thường có xu hướng liên lạc với ngân hàng ít hơn so với khi làm ăn tốt. Khách hàng có những dấu hiệu này ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân đồng thời đánh giá toàn bộ các khoản vay hiện tại của khách hàng, cảnh báo về khả năng dẫn đến nợ xấu.
Khách hàng tỏ ra không đáng tin: Trong hoạt động kinh doanh cho vay của ngân hàng, việc khách hàng khơng giữ uy tín sẽ là một dấu hiệu rõ nét tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu.
- Khả năng quản lý
Bằng chứng phát sinh mâu thuẫn nội bộ công ty, đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ quản lý: việc xảy ra mâu thuẫn giữa những người điều hành có thể ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu để trả nợ, tiềm ẩn nợ xấu.
Nghỉ ốm dài hoặc bất ngờ của những nhân viên chủ chốt, các nhà quản lý cao cấp: sự thay đổi bất ngờ và bất thường của đội ngũ cán bộ quản lý là dấu hiệu cảnh báo hoạt động kinh doanh có sự thay đổi theo chiều hướng bất lợi hoặc có sự vi phạm pháp luật.
Tin đồn bất lợi về doanh nghiệp: Việc phát sinh tin đồn bất lợi, dù đúng hay không đúng cũng sẽ có những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu.
Đầu tư vào lĩnh vực ngồi kinh nghiệm, chun mơn, thiếu nhận biết về vị trí của cơng ty trên thị trường hoặc về vấn đề cạnh tranh: trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu rộng, việc kinh doanh mạo hiểm cũng như không nhận biết được điểm mạnh điểm yếu của mình sẽ khơng thể giúp doanh nghiệp phát triển mở rộng hay ít nhất là giữ vững vị thế hiện có của mình.
- Hoạt động kinh doanh
Có hoạt động pháp lý chống lại khách hàng, bao gồm cả những khó khăn với cơ quan thuế hoặc hải quan: việc vi phạm những quy định của pháp luật, ngay cả những lỗi đối với việc kê khai thuế, hải quan sẽ ảnh hưởng tới quyền được hoạt động kinh doanh của khách hàng theo quy định của pháp luật, có thể phải ngừng hoạt động đối với những vi phạm nghiêm trọng.
Các nhà cung cấp, nhà phân phối lớn thay đổi chính sách bán, mua hàng: việc thay đổi chính sách của các đối tác, đặc biệt là đối tác lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh nói chung, doanh thu lợi nhuận của khách hàng nói riêng.
Tình hình mơi trường vĩ mô: ngân hàng cần nắm được những yếu tố vĩ mơ, nằm ngồi tầm kiểm soát của người vay và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay như chi phí tăng nhưng lại không thể chuyển một phần sang cho khách hàng, lãi suất cao hơn, vấn đề về ngành nghề kinh doanh,... để chủ động đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng có chịu tác động theo hướng bất lợi hay khơng.
❖Dấu hiệu tài chính - Kết quả kinh doanh
Doanh thu tăng quá nhanh nhưng vốn lưu động không sẵn sàng đủ do tăng cường chính sách bán chịu hoặc phải chịu sức ép cạnh tranh, chênh lệch lợi nhuận biên thấp sẽ ảnh hưởng tới vốn duy trì hoạt động cũng như khả năng thanh toán của khách hàng.
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn mức bình quân của ngành. Các khoản thu nhập và chi phí bất thường tăng đột biến.
Xuất hiện lỗ ròng hoặc lưu chuyển tiền tệ âm: Một doanh nghiệp sẽ khơng thể duy trì được lâu sự tồn tại của mình trong những điều kiện như vậy.
- Tài sản cố định
Giá trị còn lại tài sản cố định giảm mạnh: khách hàng thực hiện bán, thanh lý tài sản nằm ngoài kế hoạch thay mới, dấu hiệu khách hàng có thể gặp khó khăn chuyển đổi tài sản cố định thành tài sản có tính lỏng cao hơn, thuận tiện cho việc thu hẹp hoặc ngừng hoạt động.
Tốc độ đầu tư tài sản cố định tăng quá nhanh: việc đầu tư tài sản cố định quá mức, nằm ngoài khả năng tài chính cũng như huy động vốn của khách hàng sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán cũng như vốn lưu động phục vụ kinh doanh của khách hàng.
Hoạt động của tài sản thấp bất thường: dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh có nguy cơ bị thu hẹp hoăc khách hàng có khó khăn về vốn lưu động để duy trì hoạt động sản xuất.
- Cơ cấu tài chính và quản lý nợ vay
Cơ cấu nợ vay/vốn chủ sở hữu thay đổi đột biến theo chiều hướng tăng tỷ trọng vốn vay.
Tốc độ tăng nợ vay không tương xứng với tốc độ tăng doanh thu.
Trì hỗn tăng vốn hoặc tài trợ dài hạn, hoặc tăng vốn nhưng với mức lãi suất cao.
Thu nhập để lại có xu hướng giảm dần Khả năng trả lãi kém đi.
Yêu cầu ngân hàng thay đổi các điều khoản đảm bảo hoặc cam kết trả nợ. - Các khoản phải thu và phải trả
Vòng quay các khoản phải thu và phải trả thương mại chậm lại: giá trị các khoản phải thu cũng như thời gian các khoản phải thu đều quan trọng. Những khoản phải thu bị chậm thanh tốn, q hạn hoặc khơng thể thu hồi sẽ ảnh hưởng tới năng lực tài chính của khách hàng. Cùng với đó, các khoản phải trả tăng đột biến cho thấy khách hàng đang gặp khó khăn, bắt đầu phải trì hỗn các khoản phải trả và đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy có vấn đề rắc rối.
Các khoản phải thu, phải trả quá tập trung vào một số đối tác lớn. Các khoản dự phịng phải thu khó địi tăng nhanh.
- Hàng tồn kho
Hàng tồn kho quá nhiều: điều này có thể thấy doanh nghiệp đang vận hành dưới mức năng lực bán hàng của mình hoặc doanh thu giảm; nguyên vật liệu mua bị trả lại nhiều; các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng nhanh.
Như vậy, trên cơ sở những dấu hiệu và số liệu nêu trên, ngân hàng sẽ thực hiện phân tích và đánh giá khách hàng, khả năng hồn trả nợ vay cho ngân hàng
để xác định khoản nợ đó là nợ xấu hay khơng. Việc xác định khoản vay là nợ xấu sẽ dựa trên mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của các dấu hiệu về tài chính và phi tài chính đến khả năng trả nợ của khách hàng.
1.3.2.3. Xử lý nợ xấu
Theo thông lệ của các nước trên thế giới, có các phương pháp cơ bản để xử lý nợ xấu như sau:
Thứ nhất, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi vốn. Đây là phương án khả dĩ nhất, nhanh nhất và truyền thống nhất trong các phương án. Việc phát mại tài sản thường đem về cho ngân hàng sự đảm bảo thu hồi vốn vì giá trị tài sản đảm bảo thường được định giá thấp hơn giá trị thực. Tuy nhiên, cái khó hiện nay của các ngân hàng ở Việt Nam là rất nhiều tài sản đảm bảo là bất động sản, nên trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng hiện nay thì việc xử lý nợ sẽ khó khăn hơn. Hiện tại, nhiều ngân hàng ở Việt Nam đã thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) trực thuộc. Nhiệm vụ xử lý các tài sản đảm bảo của các ngân hàng này thường giao cho AMC.
Thứ hai, tái cơ cấu nợ và hỗ trợ khách hàng để khách hàng có thể trả nợ. Đây là biện pháp xử lý nợ xấu đang được áp dụng ngày càng nhiều hơn. Các ngân hàng thay vì đẩy người dân ra khỏi nhà, đẩy doanh nghiệp ra khỏi trụ sở thì ngồi lại cùng bàn bạc, tái cấu trúc và bàn phương án trả nợ như miễn giảm lãi, miễn giảm các khoản phải chi trả thay vì tịch thu nhà đất. Ngoài ra, việc biến các khoản nợ thành một phần góp vốn của chủ nợ ở các doanh nghiệp cũng đã được áp dụng khá nhiều.
Thứ ba, với những khoản nợ không tài sản đảm bảo, khơng có khả năng tái cơ cấu để trả nợ được và gần như không thể áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nào cả thì các ngân hàng phải bỏ tiền túi của mình ra từ lợi nhuận để bù đắp.
Thứ tư, sử dụng giải pháp pháp lý để đòi nợ đó là biện pháp kiện khách hàng ra tòa để đòi nợ. Biện pháp này được ngân hàng lựa chọn khi các biện pháp khác khơng khả thi. Ngân hàng có thể nhờ tồ án can thiệp buộc khách hàng trả nợ, chuyển giao tiền vay hoặc nếu khách hàng là doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân hàng với tư cách là chủ nợ có thể làm đơn xin toà mở thủ tục tuyên bố phá sản theo luật phá sản. Trên thực tế, việc phải sử dụng đến giải pháp này
thường không đem lại hiệu quả cao cho việc địi nợ của ngân hàng vì thủ tục rắc rối, khách hàng thường là khơng cịn khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo có tranh chấp về pháp lý hoặc không đủ giá trị bù đắp cho khoản vay.
Thứ năm, đó là các ngân hàng nhờ đến sự trợ giúp của Chính phủ đối với các khoản nợ xấu phát sinh do các khoản vay theo chính sách của Chính phủ. Các NHTM phải trông chờ vào nguồn bù đắp từ NSNN. Thực chất các khoản vay theo chính sách có thể coi như khoản vay có bảo lãnh của người thứ ba là Chính phủ. Do vậy, khi NHTM không thể thu hồi nợ được từ khách hàng vay thuộc đối tượng này thì Chính phủ phải đứng ra giải quyết cho ngân hàng. Chính phủ cũng có thể sử dụng vốn ngân sách mua tồn bộ số nợ khó địi của NHTM để xử lý dần trong một số năm nhằm giải thốt cho các NHTM khơng bị rơi vào khủng hoảng nợ xấu, giúp các ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh. Biện pháp này có hạn chế là khơng thể áp dụng thường xun vì vốn ngân sách có hạn, việc xử lý một khối lượng lớn nợ xấu sẽ rất tốn kém, làm giảm ngân sách đầu tư cho các lĩnh vực khác, gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.
“Đối với Việt Nam, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách về mua bán, xử lý nợ xấu như: Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, ngày 18/05/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chưc tín dụng (VAMC); Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/03/2015 sửa đổi Nghị định số 53/2015/NĐ-CP; Thông tư số 19/2013/TT- NHNN, ngày 06/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC; Quyết định số 618/QĐ-NHNN ngày 12/04/2016 về việc xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC.
Tiếp đó, NHNN đã ban hành Thông tư số 08/2016/TT-NHNN ngày 16/06/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC theo cơ chế thị trường giúp tăng tính chủ động và quyền hạn cho VAMC.
Sự quyết tâm vào cuộc xử lý nợ xấu từ các cấp, các ngành, đã mang lại những kết quả tích cực. Đến hết năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) đã giảm xuống dưới 3%. Tuy nhiên, kết quả trên vẫn chưa như kỳ vọng
và nếu bao gồm cả các khoản nợ xấu, nợ đã bán cho VAMC chưa xử lý thì tỷ lệ vẫn cịn khá cao.
Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2016 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, dù tỷ lệ nợ xấu ghi nhận mức giảm, song nợ chờ xử lý (bán cho VAMC) và nợ xấu tiềm ẩn vẫn lớn. Tổng số nợ bán cho VAMC chưa xử lý là 224.000 tỷ đồng (chiếm 85% nợ xấu bán cho VAMC, và chiếm khoảng 4,3% tổng tín dụng).
Trong năm 2016, số dự phịng rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng ước tăng khoảng 11,9% so với cuối năm 2015 (năm 2015 tăng 5,4%); dự phòng rủi ro cụ thể tăng 24,9%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2015 (11,9%); tỷ lệ dự phòng rủi ro cụ thể/nợ xấu báo cáo là 57,2%.