3.1. Nhận xét về công tác tổ chức kế toán tại Công ty CP kết cấu thép Thái Nguyên
Cùng với sự nỗ lực phấn đấu cao của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên, Công ty CP kết cấu thép Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng kể. Với hoạt động chủ yếu là sản xuất các sản phẩm về thép, công ty đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý để có hướng đi đúng đắn phù hợp với xu thế của nền kinh tế thị trường.
Trong thời gian thực tế môn học tại Công ty CP kết cấu thép Thái Nguyên, em đã tìm hiều thực tế công tác kế toán tại đơn vị, đặc biệt là phòng Kế
toán – Tài chính và phòng tổ chức hành chính đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu và làm quen với công việc thực tế, củng cố kiến thức đã học ở nhà trường. Có thể khái quát những ưu nhược điểm trong công tác kế toán của Công ty như sau:
3.1.1.Ưu điểm:
3.1.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán:
Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về công tác kế toán tại công ty chúng em thấy công tác kế toán tại công ty đều tuân theo các quy định của bộ tài chính về hệ thống tài khoản và một số chứng từ, sổ sách.
Công ty luôn chủ động nghiên cứu, tìm ra những bước đi phù hợp để từng bước xây dựng một mô hình quản lý khoa học, hợp lý, hiệu quả cao, phù hợp với quy mô và đặc điểm của mình.
Bộ máy kế toán được tổ chức rất phù hợp với bộ máy quản lý, tổ chức tương đối gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu thực tế của Công ty, phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ khả năng chuyên môn của từng người. Do đó, bộ máy kế toán của Công ty trở thành bộ máy đắc lực cho lãnh đạo đơn vị trong các quyết định, đường lối, chính sách tổ chức sản xuất kinh doanh. Có thể nói, trong sự đổi mới và phát triển của doanh nghiệp cho đến nay có một phần đóng góp không nhỏ của bộ máy kế toán. Trình độ của kế toán viên tương đối cao với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu, nắm vững và vận dụng các văn bản, quy định mới về hạch toán của Bộ tài chính vào công tác kế toán trong Xí nghiệp.
Bộ máy kế toán tổ chức theo mô hình kế toán tập trung rất phù hợp tình hình thực tế và phù hợp với điều kiện nhà máy. Với hình thức này việc chu chuyển nội bộ về vật tư cũng như các báo cáo, quyết toán và hợp đồng sản xuất kinh doanh phải nộp lên công ty sẽ giảm thiểu chi phí đi lại. Tổ chức tương đối gọn nhẹ, công việc và trỏch nhiệm được phõn cụng tương đối rừ ràng. Điều này giỳp mọi người hiểu rừ nhiệm vụ cũng như trỏch nhiệm của mỡnh gúp phần nõng cao được tớnh tự
giác và thúc đẩy mọi người hình thành tốt, kịp thời, đầy đủ mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời cũng có sự phối hợp chặt chẽ giữa các kế toán viên trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ chung.
Phương thức tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu trực tuyến. Các nhân viên kế toán đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng nên công tác kế toán được tiến hành một cách thống nhất, chất lượng công việc đều do kế toán trưởng đánh giá, quyết định nên tránh hiện tượng bao che lẫn nhau.
Do quy mô hoạt động của công ty phức tạp và lớn do đó công tác hạch toán kế toán cũng rất phức tạp và số lượng lớn vì vậy công ty sử dụng hình thức Nhật ký – Chứng từ là rất phù hợp.
Tiến độ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tương đối đầy đủ, thông tin được phản ánh tương đối chính xác.
3.1.1.2 Về việc tổ chức hệ thông sách chứng từ
Hệ thống sổ sách của Công ty được tổ chức tương đối đầy đủ và chặt chẽ.
Hình thức ghi sổ theo hình thức “Nhật ký chứng từ” là phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của đơn vị. Việc đối chiếu chứng từ kế toán đều được tiến hành cẩn thận và đầy đủ. Công ty thực hiện đầy đủ thủ tục chứng từ làm cơ sở cho việc hạch toán.
Các loại chứng từ kế toán đều được lập đầy đủ số liệu theo quy định, đảm bảo công tác quản lý. Việc bảo quản chứng từ cũng được thực hiện tốt do cơ sở vật chất đảm bảo, phân loại sắp xếp chứng từ hợp lý, thuận tiện cho công việc tra tìm chứng từ khi cần. Lónh đạo và kế toỏn trưởng luụn nắm rừ tỡnh hỡnh Cụng ty và điều hành cú hiệu quả, chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách do Nhà nước quy định, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên hệ thống sổ sách.
3.1.1.3. Về công tác hạch toán ban đầu
Từ công việc hạch toán ban đầu đến việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ được công ty tiến hành một cách khá cẩn thận, đảm bảo cho số liệu hạch toán có căn cứ pháp lý, đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của Bộ xây dựng.
3.1.2. Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm thì tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP xây dựng giao thông số II vẫn còn tồn tại những bất cập cần khắc phục.
3.1.2.1. Về thông tin kế toán.
Việc tập hợp các chứng từ còn chậm trễ, theo quy định thì cuối tháng ở các công trình phải tập hợp chứng từ rồi gửi về phòng kế toán nhưng trên thực tế thì không phải lúc nào chứng từ cũng về vào cuối tháng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan nhưng những điều này gây ảnh hưởng tới đến việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như ảnh hưởng tới việc nghiệm thu, bàn giao, thanh toán các công trình.
3.1.2.2. Về việc quản lý nguyên vật liệu.
Tại công trường và các khách hàng cần lắp ghép sản phẩm từ thép của công ty thì những quản lý nguyên vật liệu không thể lập ngay phiếu nhập, xuất kho nên chưa theo dừi việc xuất nhập vật tư tại cụng trỡnh được, bảng theo dừi chi tiết vật tư được lập chung cho nhiều loại vật tư nên tính chi tiết, cụ thể chưa cao.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị
Dưới góc độ là một sinh viên thực tế chúng em mạnh dạn đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Xí nghiệp.
3.2.1. Về thông tin
Để khắc phục những hạn chế về thông tin các khoản chi phí không kịp thời và thiếu linh hoạt, Công ty cần giao nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên kế toán các đội, tổ tiến hành hạch toán ban đầu trên các chứng từ trước khi chuyển về cho Công ty bằng việc phân loại các chứng từ theo loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng thời Công ty nên cử cán bộ chuyên trách xuống tận công trình kiểm tra công tác kế toán một cách đột xuất tình hình thu nhập, kiểm tra và xử lý các chứng từ đơn vị, cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa công tác kế toán tại Công ty và các đội xây dựng.
3.2.2. Về công tác quản lý nguyên vật liệu
Do vật tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá thành, vật tư được tập hợp với số lượng lớn ở nơi thi công nên nếu không có thủ tục nhập – xuất kho sẽ gây thất thoát, hao hụt, mất mát. Do vậy, để quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, đơn vị nên tiến hành phiếu nhập kho công trường, xác nhận của đội trưởng, thủ kho, nhân viên kế toán và nhân viên phụ trách thu mua.
Đối với vật tư không sử dụng hết hoặc phế liệu thu hồi do phá dỡ công trình cũ, kế toán đội lập biên bản kiểm kê và đánh giá giá trị thu hồi với sự có mặt của đội trưởng công trình, thủ kho công trình.
Trên đây là ý kiến nhận xét và kiến nghị của bản thân chúng em về cách tổ chức kinh doanh cũng như công tác kế toán tại Xí nghiệp. Do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi sự thiếu sót chúng em rất mong các bác, các cô chú trong phòng Kế toán –tài chính và tổ chức hành chính của Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên góp ý kiến để báo cáo của chúng em thêm sát thực hơn.