Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu 1252 phát triển hoạt động NH bán lẻ tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 98 - 99)

VietinBank cần tăng cuờng hơn nữa công tác quản trị rủi ro đặc biệt là công tác quản trị rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tín dụng:

Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tác nghiệp

+ Thiết lập và hoàn thiện khung quản trị rủi ro tác nghiệp bao gồm: chính sách, cơ cấu tổ chức, quy trình và giải pháp phần mềm quản trị rủi ro tác nghiệp trong nội bộ ng n hàng.

+ Triển khai áp dụng khung quản lý rủi ro tác nghiệp nhằm xác định rủi ro trong chính sách, quy định, quy trình và cả văn hóa, thói quen làm việc củ a cán bộ trong nội bộ ng n hàng.

Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

Đối với kinh doanh NHBL, các sản phẩm tín dụng cá nhân mang lại doanh số lớn cho ngân hàng nhung rủi ro cũng rất lớn. Do đó, quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ nên bắt đầu từ giai đoạn đầu, thậm chí là ở cả giai đoạn nghiên

cứu phát triển sản phẩm cụ thể như:

- Xét duyệt hồ sơ xin vay: Xây dựng các tiêu chuẩn xét duyệt c ho vay nhanh và nhất quán trên cơ sở c ân đối giữa rủi ro và cơ hội, giữa thu nhập từ lãi vay và tổn thất mất mát dự kiến; Phát triển hệ thống chấm điểm tín dụng đáng tin cậy để giải quyết vấn đề nhiều người xin vay, giúp ra các quyết định được nhất quán và giảm thời gian xử lý các đơn xin vay; Triển khai hệ thống theo dõi tình trạng hồ sơ xin vay đang ở đâu và trách nhiệm của từng bên.

- Tập trung hóa và tiêu chuẩn hoá qui trình thu hồi nợ: Thiết lập một đội chuyên thu hồi nợ nội bộ và triển khai hệ thống tính tuổi nợ tự động, hệ thống xác định các khoản nợ báo cho người thu hồi nợ đảm bảo giải quyết khách quan và xử lý kịp thời; Xác định kế hoạch thu hồi nợ vay ở mọi giai đoạn nợ không trả đúng hạn và thứ tự ưu tiên cho các khoản vay có giá trị lớn có khả năng thu hồi nợ cao.

- Tăng cường công tác quản lý nợ: cần kiểm soát và quản lý tốc độ tăng trưởng tín dụng bằng cách rà soát, đánh giá tình hình nợ thường xuyên, định kỳ phân loại nợ để nắm được thực trạng chất lượng dư nợ tín dụng; Tổ chức xem xét, thẩm định kỹ, chặt chẽ trước khi cấp các khoản tín dụng mới, trong đó quan trọng là việc đánh giá và dự phòng rủi ro; Tăng cường xử lý các khoản vay ngắn hạn thiếu tài sản đảm bảo, tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu 1252 phát triển hoạt động NH bán lẻ tại NHTM CP công thương VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w