5. Kết cấu luận văn
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV
2.2.1. Dịch vụ tín dụng bán lẻ
Hoạt động TDBL năm 2010, 2011 đã được quan tâm, đẩy mạnh so với năm 2009 và có những bước phát triển rất tích cực về cả quy mô, tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng bán lẻ. Cơ cấu TDBL tiếp tục được cải thiện theo định hướng của ngân hàng.
Bảng 2.2: Quy mô dịch vụ tín dụng bán lẻ tại BIDV
tăng 18.735 tỷ đồng, tương đương tăng gần 100% so với năm 2009, tăng trưởng bình quân 3 năm gần đây đạt 41%, chiếm tỷ trọng 14% trong tổng dư nợ năm 2011. Tuy nhiên DN TDBL tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững thể hiện tỷ lệ nợ nhóm 2 năm 2011 đạt 1,8%, 6 tháng năm 2012 đạt 2% (năm 2010 là 1,2%), tỷ lệ nợ xấu dấu hiệu gia tăng năm 2011 đạt 2% và 6 tháng năm 2012 là 2,3% (năm 2011 là 1,8%). Chất lượng tín dụng Bán lẻ suy giảm chủ yếu tập trung chủ yếu ở sản phẩm cho vay nhà & tồn ở sản phẩm CCGT CG (các vụ việc lừa đảo đã xảy ra tại BIDV).
- Dư nợ bình quân TDBL đạt 32.972, tăng gần 11.000 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 45% so với 31/12/2010.
- Về tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ: Đến 31/12/2011, tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ của BIDV đạt 14%. So với năm 2009 và 2008, tỷ trọng tăng bình quân 2%, do định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV và đặc biệt nhu cầu các sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Việt Nam đang lớn mạnh hơn bao giời hết trong những năm qua.
Hoạt động ngân hàng bán lẻ đang là mục tiêu hướng tới của hầu hết các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có các ngân hàng nước ngoài như: HSBC, ANZ... với nền công nghệ hiện đại và sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đa dạng, phong phú, các ngân hàng nước ngoài đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị phần ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.
Trong 2 năm trở lại đây, thực hiện định hướng trở thành một ngân hàng bán lẻ, BIDV mới thực sự chú trọng đến hoạt động tín dụng bán lẻ, do vậy, tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ của BIDV mới chỉ đạt khoảng 14%, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần khác như ACB, Sacombank, Techcombank... (với định hướng chiến lược: cũng coi mảng bán lẻ là thị trường mục tiêu) có tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ tương ứng là 50%; 48%; 37%.
Trong thời gian tới BIDV cần triển khai những biện pháp quyết liệt hơn để gia tăng tỷ trọng này.
- về chất lượng tín dụng: Nợ quá hạn tín dụng bán lẻ đến 31/12/2011 là 2% (xem bảng 2.3). Tỷ lệ này giảm mạnh so với năm 2008 (3%) và năm 2009
(3,7%), tăng nhẹ so năm 2010, chủ yếu là do BIDV đã khắc phục vụ việc xảy
ra một số chi nhánh điển hình: Đông Đô (174.5 tỷ đồng đối với sản phẩm cho
Sản phẩm _________31/12/2010_________ _________31/12/2011_________ Dư nợ Tỷ trọng Nợ xấu Tỷ lệNX Dư nợ Tỷ trọn g Nợ xấu Tỷ lệNX
Cho vay sản xuất kinh
doanh_________________ 12,141 41.1% 376.1 %3.1 16,284 42% 428 2.6% Cho vay hỗ trợ nhà ở 7,39
3 25.0% 975. %1.0 10,453 27% 217 2.1%
Cho vay cầm cố
GTCG,TTK____________ 1 4,25 14.4% 5 0. %0.0 4,713 12% Cho vay bảo đảm bằng
BĐS___________, 1,76 7 6.0 % 34. 1 1.9 % 2,038 5% 62 1.3%
Cho vay tín chấp tiêu
dùng__________________ 9 1,61 %5.5 219. %1.2 2,958 8% 20.4 1% Cho vay mua ô tô 1,00
1 %3.4 120. %2.0 1,154 3.2% 32.4 1,1%
Cho vay thấu chi 65
2 %2.2 0 0. %0.0 1,050 3% 0.0 0%
Cho vay ứng trước CK 56 0 1.9 % 0. 0 0.0 % 688 2% 0.0 0%
Cho vay CBCNV mua
CP _______________ 1 16 %0.5 0 1. %0.6 151 0.4% 1.3 0.8% Thẻ visa 10 5 %0.4 0 0. %0.0 120 0.3% 0 0.0% Cho vay bán lẻ khác_____ 18 3 %0.6 3 6. %3,4 1,742 4.5% 34 2% Tổng cộng_____________ 29,832 53 3 1.8% 38,393 767 2%
2006 do thực hiện cho vay sản xuất kinh doanh đối với các hộ gia đình, đã tiến hành hạch toán ngoại bảng)... về cơ bản các khoản tín dụng bán lẻ có rủi ro rất thấp, ngoài trừ những trường hợp rủi ro đạo đức như đã xảy ra tại BIDV từ những năm 2008 tại các chi nhánh như: Đông Đô, Thái Bình.
Nhìn chung, các sản phẩm TDBL có chất lượng tương đối tốt, như: nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay mua ô tô chỉ có tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ 1%. Cho vay sản xuất kinh doanh và Cho vay nhà ở là hai sản phẩm có nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ xấu TDBL (khoảng 70%). Đây cũng là hai sản phẩm có mức độ gia tăng nợ xấu lớn nhất làm tăng quy mô nợ xấu của hoạt động TDBL: Cho vay sản xuất kinh doanh năm 2011 tăng 14%, 6 tháng đầu năm 2012 tăng 30%; Cho vay nhà ở năm 2011 tăng 186%, 6 tháng đầu năm 2012 tăng 121%.
Nợ nhóm 2: dư nợ nhóm 2 TDBL là 359 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ nhóm 2 là 1,2%, giảm 162 tỷ đồng so với 31/1/2010, tương ứng giảm 31%.
- về cơ cấu theo sản phẩm:
Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay theo sản phẩm tín dụng bán lẻ
Năm 2011, BIDV tập trung triển khai 3 sản phẩm chủ yếu (chiếm tới 80% trong dư nợ TDBL) là cho vay hộ sản xuất kinh doanh (42%) và cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở (27%); cho vay cầm cố GTCG, TTK (12%). Có thể nhận thấy, cơ cấu danh mục sản phẩm TDBL của BIDV không thay đổi nhiều trong giai đoạn 2009-2011. Một số sản phẩm khác mặc dù có tiềm năng phát triển lớn nhưng hiện vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng DNBL, như: Cho vay tiêu dùng tín chấp và Cho vay mua ô tô.
- Cho vay hộ SX-KD: Dư nợ đạt 16.284 tỷ đồng, tăng 4.143 tỷ đồng so với 31/12/2010 tương đương mức tăng trưởng 34%. Tỷ trọng của sản phẩm này có xu hướng giảm trong 02 năm lại đây, hiện chiếm tỷ trọng 42% trong
Năm 2010 Tỷ trọng 2010 Năm 2011 trọngTỷ 2011 Tăng trưởng 2011 so 2010 Tổng HĐV________ 267,314 270,963 3,649 Cơ cấu khách hàng - Dân Cư __________________- TCKT 100,003 37% 129,205 48% 29,202 __________________ 109,599 41% 83,212 31% -26,387 - Định chế TC 58,809 22% 52,495 19% -6,314
Cơ cấu loại tiền
- VNĐ
__________________- Ngoại tệ 224,544 84% 228,698 84% 4,154
__________________42,770 16% 42,265 16% -505
Cơ cấu kỳ hạn
tổng dư nợ bán lẻ (năm 2009 là 47,3%). Chất lượng tín dụng của sản phẩm mặc dù đã cải thiện so với 31/12/2010 nhưng tuyệt đối vẫn còn ở mức cao, tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2011 là 2,8% tương đương 428 tỷđ (tại thời điểm 31/12/2009 là 4,9%).
- Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở: Dư nợ đạt 10.453 tỷ đồng, tăng 3.060 tỷ đồng so với 31/12/2010, tương đương mức tăng trưởng là 41% và là sản phẩm có mức tăng trưởng cao nhất so với mức tăng trưởng chung của TDBL. Tỷ trọng dư nợ sản phẩm cho vay hỗ trợ nhà ở /tổng dư nợ TDBL đạt 27%, tăng thêm 2% so với cuối năm 2010. Tuy nhiên, so với một số NHTMCP, tỷ trọng này chưa cao (ACB có tỷ trọng cho vay nhà ở chiếm hơn 50% TDBL, ngân hàng An Bình có tỷ trọng cho vay nhà ở là 46% TDBL). Tỷ lệ nợ xấu của sản phẩm là 2.1%, tăng 1,1% so với 31/12/2010.
- Cho vay cầm cố GTCG/TTK : Dư nợ đạt 4.713 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12% tổng dư nợ TDBL, tỷ trọng giảm nhẹ 2% so với năm 2010. Dư nợ sản phẩm tăng trưởng thấp so giai đoạn 2008-2010 (tăng 462 tỷ đồng so năm 2010, tương đương tăng trưởng 10%); tỷ lệ nợ xấu của sản phẩm là 0%, tuy nhiên cũng cần phải có biện pháp, quy trình nghiệp vụ chẹt chẽ đảm bảo kiểm soát đối với sản phẩm này, tránh những rủi ro đạo đức từ phía khách hàng và nhân viên Ngân hàng.