Nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 1251 phát triển hoạt động NH bán lẻ tại NH đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 108 - 110)

5. Kết cấu luận văn

3.2. Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV

3.2.7. Nâng cao chất lượng và quản lý nguồn nhân lực

Một trong những yếu tố mang lại sự thành công cho ngân hàng đó là việc quản lý chất lượng nguồn nhân lực. Chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ cần nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để tiếp cận được công nghệ thông tin áp dụng vào các sản phẩm dịch vụ bán lẻ. Đầu tư vào việc đào tạo nguồn nhân lực ngày hôm nay chính là mang lại thành quả cho tương lai.

- Thứ nhất, cần thống nhất cao về mặt nhận thức cũng như sự nhất quán trong tổ chức thực hiện coi nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định sự thành công phát triển dịch vụ NHBL, trong cạnh tranh và hội nhập:

+ Chú trọng công tác tuyển dụng cán bộ ngân hàng đúng chuyên ngành ngân hàng để giảm bớt áp lực chi phí đầu tư cho việc đào tạo lại. Cân đối nhân lực trong các phòng ban để tuyển dụng đảm bảo hoàn thành được công tác, không lãng phí lao động và quỹ tiền lương đơn vị. Công tác tuyển dụng nên tổ chức công khai, minh bạch.

+ Xây dựng nguồn quỹ đầu tư tài năng trẻ đầu tư cho các sinh viên giỏi đang học trong các trường đại học, có cam kết sau này về công tác tại BIDV.

+ Xây dựng thang điểm khoa học để đánh giá năng lực của cán bộ làm công tác ngân hàng, thang điểm này là căn cứ để đánh giá chất lượng hoàn thành công tác hàng tháng.

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Việc đề bạt cán bộ vào những chức vụ quan trọng nên căn cứ vào thang điểm đánh giá hoàn thành công việc hàng năm và thông qua cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm minh bạch.

- Thứ hai, thực sự đổi mới tư duy và cách thức tổ chức thực hiện công tác đào tạo theo hướng xuất phát từ nhu cầu của thị trường lao động ngân hàng. Theo nghĩa đó, BIDVcần tổ chức đào tạo theo các hướng cụ thể sau:

+ Phải xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu. Trong chương trình đào tạo phải đảm bảo trang bị kiến thức kinh tế thị trường tổng

hợp. Bên cạnh đó cần phải phổ biến kiến thức marketing cho toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên, để khi tiếp xúc với khách hàng cá nhân, nhân viên ngân hàng không chỉ bán được một mà rất nhiều dịch vụ cho khách hàng.

+ Cần đào tạo đội ngũ nhân viên bán lẻ theo hướng tổng hợp, chuyên sâu, đa năng để họ có thể thực hiện được hết các nghiệp vụ kinh doanh của NHBL vì họ là người trực tiếp xử lý các mối quan hệ với khách hàng và quyết định hiệu quả cạnh tranh của ngân hàng.

+ Xây dựng các chuyên viên thật giỏi về mảng dịch vụ NHBL. Thường xuyên đào tạo để phát triển lâu dài đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên những cán bộ này phải có phẩm chất đạo đức tốt, phải có trình độ chuyên môn cao, có hiểu biết về văn hóa xã hội pháp luật và nắm bắt thật tốt các thông tin về phát triển công nghệ.

+ Đối với giao dịch viên, cán bộ quan hệ khách hàng giao dịch trực tiếp với khách hàng phải làm cho khách hàng tin tưởng bằng trình độ nghiệp vụ của mình. Giao dịch viên, cán bộ quan hệ khách hàng cần phải được đào tạo kỹ về khả năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, kiến thức về dịch vụ, phải nắm bắt được tất cả những dịch vụ hiện có của ngân hàng nhằm thỏa mãn mọi thắc mắc khách hàng mà không làm khách hàng mất thời gian. Bên cạnh đó, giao dịch viên cũng cần phải có kiến thức tâm lý, xã hội nhất định, có khả năng thuyết phục khách hàng để khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

Ngoài ra cần tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ chuyên về tin học có thể vận hành thành thạo các thiết bị điện tử, nghiên cứu khai thác, sử dụng tối đa các tính năng của phương tiện, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các mặt hoạt động, từng bước cải tiến sáng tạo các sản phẩm phần mềm phù hợp với các yêu cầu cụ thể

- Thứ ba, gắn kết giữa công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, lấy việc đáp ứng mục đích sử dụng làm mục đích cuối cùng và thước đo đánh giá

hiệu quả công tác đào tạo. Nhận thức này sẽ là cơ sở rõ ràng cho việc xây dựng nội dung chương trình, tổ chức theo dõi, đánh giá kết quả và hiệu quả công tác đào tạo cán bộ. Mỗi cán bộ sau khi được cử đi đào tạo, cần tạo điều kiện giao thêm việc để có thể vận dụng tối đa những kiến thức, kinh nghiệm mới học nhằm khai thác có hiệu quả hơn các tiềm năng công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu 1251 phát triển hoạt động NH bán lẻ tại NH đầu tư và phát triển VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w