Việt Nam là một quốc gia đang đẩy mạnh phát triển NHĐT với hàng loạt các dịch vụ mới ra đời và phát triển. Tuy nhiên, loại hình này đang còn khá mới mẻ so với đại bộ phận dân cư nhất là ở các vùng nông thôn. Sau khi tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia về dịch vụ ngân hàng điện tử, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam như:
Thứ nhất,, tích cực nâng cao công tác marketing, mang dịch vụ NHĐT
đến với mọi người bằng những cách thức đơn giản và dễ hiểu nhất, để NHĐT có thể tiếp cận với mọi khách hàng vì ai cũng có thể là khách hàng tiềm năng của ngân hàng.
Thứ hai, liên tục cải thiện cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ để đưa
ra các sản phẩm mới thích hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
Thứ ba, các quyết định cũng như văn bản của Chính phủ phải áp sát với
thực tế, tạo điều kiện cho NHĐT được phát triển một cách tốt nhất, sử dụng các biện pháp khuyến khích, hướng đến tối đa hóa lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 nêu lên những nghiên cứu cơ bản cơ sở lý thuyết về quá trình thình thành, các loại hình ngân hàng điện tử, cũng như ưu nhược điểm của dịch vụ. Dịch vụ ngân hàng điện tử đã xuất hiện và phát triển từ lâu trên thế giới nhưng tại Việt Nam vẫn là dịch vụ mới còn lạ lẫm với nhiều người chưa được tiếp xúc nhiều với công nghệ. Thông qua kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, áp dụng và tình hình thực tại Việt Nam, các ngân hàng của Việt Nam nói chung cũng như MB nói riêng sẽ có những bài học đáng quý cho sự phát triển sau này. Chương II sẽ nghiên cứu rõ hơn về tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại MBBank - ngân hàng được xem là có nền tảng công nghệ hiện đại và ngày càng đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng điện tử để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHĐT TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI