Các loại nguồn vốn và hình thức huy động vốn của Ngân hàngChính sách xã

Một phần của tài liệu 1285 phát triển nguồn vốn của NH chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 34 - 38)

sách xã hội

1.3.2.1. Vốn điều lệ và các quỹ

- Vốn điều lệ: Vốn điều lệ ban đầu khi thành lập được xác định là 5.000 tỷ

đồng, được Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung phù hợp với từng thời kỳ. Hàng năm, tùy theo yêu cầu thực tế và quy mô tăng trưởng tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHCSXH báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung vốn điều lệ.

- Các quỹ: Hàng năm, NHCSXH chỉ trích lập các quỹ khi có chênh lệch thu

nhập lớn hơn chi phí hàng năm, gồm: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.

1.3.2.2. Nguồn vốn huy động

- Nguyên tắc huy động vốn: Chỉ huy động sau khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn tự có, vốn không phải trả lãi, vốn tiền gửi thanh toán, vốn huy động với lãi suất thấp.

Mức lãi suất coi là thấp để so sánh là: Lãi suất huy động bình quân cộng với (+) phí huy động tối đa không quá mức lãi suất trả cho khoản tiền gửi 2% của các tổ

chức tín dụng Nhà nước.

- Nguyên tắc cấp bù từ Ngân sách Nhà nước cho NHCSXH: Việc cấp bù từ NSNN cho NHCSXH được quy định tại Thông tư số 24/2005/TT-BTC ngày 01/4/2005 của Bộ Tài chính, gồm cấp bù chênh lệch lãi suất và cấp bù phí quản lý.

+ Phạm vi cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý: các khoản cho vay đúng các đối tượng khách hàng của NHCSXH đã được quy định trong Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ.

NHCSXH không được cấp bù trong các trường hợp: số dư nợ cho vay không đúng đối tượng; số dư nợ cho vay theo các dự án, chương trình do NHCSXH nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; số dư nợ đã được Chính phủ cho khoanh, xóa và các khoản nợ đã được Chính phủ cho phép xử lý đối với khách hàng nhưng chưa có nguồn xử lý tương ứng.

+ Mức cấp bù chênh lệch lãi suất được tính như sau:

Mức cấp bù chênh lệch lãi suất = (Dư nợ cho vay bình quân) x [(Lãi suất bình quân các nguồn vốn) - (Lãi suất cho vay bình quân)]

Số phí quản lý được xác định trên số chi phí quản lý thực tế đúng chế độ nhưng không vượt quá mức quy định trong từng thời kỳ.

* Các loại nguồn vốn huy động chủ yếu của NHCSXH

- Tiếp nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng Nhà nước: Đây là khoản tiền

gửi có tính bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhà nước, được quy định trong Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ: “Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm 31/12 năm trước”.

Trên thực tế, lãi suất huy động nguồn này không vượt quá lãi suất quy định tại Thông tư số 04/2003/TT-NHNN ngày 24/2/2006 của NHNN. Theo đó, hàng năm, NHNN sẽ tính toán và xác định lãi suất huy động bình quân và phí huy động bình quân của các NHTM Nhà nước, từ đó làm cơ sở để xác định mức lãi suất NHCSXH phải trả đối với nguồn vốn này.

Vì NHNN là ngân hàng của các ngân hàng nên NHCSXH cũng có thể vay NHNN khi cần thiết. Đặc điểm khoản vay NHNN của NHCSXH là khoản vay từng lần, không thường xuyên, có thời hạn dài và lãi suất ưu đãi. Tuy được vay với các điều kiện ưu đãi nhưng cũng có những hạn chế nhất định như: quy mô khoản vay, dư nợ vay NHNN còn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHNN từng thời kỳ, mặt khác còn phụ thuộc kế hoạch vay vốn của NHCSXH hàng năm được duyệt.

- Vay các tổ chức tài chính tín dụng trong nước

NHCSXH có thể vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi có nhu cầu, việc vay vốn thực hiện từng lần và trên cơ sở thỏa thuận nhưng lãi suất phải theo quy định của Bộ Tài chính: lãi suất vay không vượt quá lãi suất tối đa cùng kỳ hạn của các NHTM Nhà nước trên địa bàn. Trường hợp NHCSXH vay từ Bảo hiểm Xã hội: lãi suất tiền vay do Bộ Tài chính quy định từng lần.

- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài

NHCSXH được vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài dưới sự bảo lãnh của Chính phủ và sự chấp thuận của Bộ Tài chính về lãi suất.

Trên thực tế, NHCSXH thường vay vốn ODA từ các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế thông qua việc vay lại từ Bộ Tài chính. Nếu tiếp cận được nguồn vốn này thì tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH vì lãi suất khoản vay ODA thường thấp (khoảng từ 1- 2%/năm), thời gian vay dài (từ 10- 40 năm), thời gian ân hạn lớn (khoảng 5 năm).

- Nguồn vốn huy động của dân cư

NHCSXH tổ chức huy động nguồn vốn này trên thị trường theo nguyên tắc thương mại, có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Lãi suất huy động theo nguyên tắc: không vượt quá lãi suất huy động cùng loại của NHTM Nhà nước trên địa bàn. Vì huy động theo lãi suất thị trường trong khi cho vay với lãi suất ưu đãi nên nguồn vốn này phải được cấp bù từ NSNN. Do đó quy mô huy động nguồn vốn này phụ thuộc vào kế hoạch cấp bù từ NSNN hàng năm cho NHCSXH.

- Nguồn vốn huy động của người nghèo vay vốn

Đối với hộ nghèo, NHCSXH không cho vay trực tiếp đến từng hộ riêng lẻ mà cho vay thông qua các Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), có nghĩa là hộ nghèo

muốn vay vốn phải gia nhập tổ TK&VV tại địa phương. Các tổ do cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của các tổ chức chính trị- xã hội, được UBND cấp xã cho phép thành lập và hoạt động.

Các thành viên trong Tổ ngoài việc giúp đỡ nhau trong vay vốn, sử dụng vốn vay, trong sinh hoạt đời sống, còn có thể thực hành tiết kiệm bằng cách gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ tới NHCSXH. Việc thực hành tiết kiệm là không bắt buộc nhưng được NHCSXH khuyến khích. Toàn bộ số tiền tiết kiệm được gửi vào NHCSXH và được hưởng lãi với lãi suất không kỳ hạn.

1.3.2.3. Nguồn vốn nhận ủy thác:

Ngoài việc huy động vốn, NHCSXH còn tiếp nhận các nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách Nhà nước (NSNN cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện), các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới hình thức vốn nhận ủy thác để cho vay và hưởng phí dịch vụ ủy thác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn tập trung trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về nguồn vốn và vai trò của nó đối với hoạt động ngân hàng. Qua đó, ta thấy được nguồn vốn giữ vai trò quyết định sự tồn tại và hoạt động của ngân hàng, nó còn quyết định quy mô và tính bền vững của ngân hàng. Để phát triển theo hướng bền vững về hoạt động và tài chính thì phát triển nguồn vốn là một trong nhiều vấn đề cốt lõi. Phát triển nguồn vốn là công cụ để các ngân hàng đạt được mục tiêu và sứ mệnh đặt ra.

Cũng trong chương 1, luận văn đã trình bày sự ra đời và đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đồng thời, phân tích các loại nguồn vốn và hình thức huy động vốn chủ yếu của loại ngân hàng này. Đó là cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 1285 phát triển nguồn vốn của NH chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w