THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH

Một phần của tài liệu 1285 phát triển nguồn vốn của NH chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 46)

2.2.1. Các loại nguồn vốn và hình thức huy động vốn của Ngân hàng Chínhsách xã hội - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

2.2.1.1. Nguồn vốn trung ương

Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh, tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và các chỉ tiêu kế hoạch mà NHCSXH Việt Nam giao cho Chi nhánh. Đây là một nguồn vốn đặc biệt quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh.

2.2.1.2. Nguồn vốn địa phương

Đây là nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được từ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Nó gồm có hai thành phần chính là vốn từ ngân sách địa phương chuyển sang và vốn huy động theo lãi suất thị trường.

Theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP, nguồn vốn hoạt động của NHCSXH bao gồm nguồn vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương. Căn cứ Nghị định 78/2002/NĐ-CP, hằng năm UBND các cấp thực hiện cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác bao gồm (i) nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, (ii) Nguồn vốn ngân sách cấp huyện. Các nguồn vốn này do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với ngân sách cấp tỉnh), Hội đồng nhân dân cấp huyện (đối với ngân sách cấp huyện) quyết định và nguồn tiền lãi thu được từ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được trích hàng năm để bổ sung vào nguồn vốn ủy thác này.

b) Vốn huy động theo lãi suất thị trường

Nguồn vốn này được tạo lập từ hai nguồn chính đó là huy động từ tổ chức cá nhân và huy động từ người nghèo vay vốn (hay còn gọi là huy động thông qua Tổ TK&VV)

- Nguồn vốn huy động từ tổ chức, cá nhân

Nguồn vốn này Chi nhánh tự tổ chức huy động trên thị trường, theo những nguyên tắc thương mại (lãi suất, phương thức, thời điểm, địa điểm,...), có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.

Lãi suất huy động theo nguyên tắc: không vượt quá lãi suất huy động cùng loại của NHTM Nhà nước trên địa bàn, quy mô huy động nguồn vốn này căn cứ kế hoạch nguồn vốn hàng năm được Bộ Tài chính phê duyệt trên cơ sở kế hoạch cấp bù từ NSNN hàng năm cho NHCSXH.

Hình thức huy động: huy động thông qua nhận tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoặc huy động tiết kiệm với các kỳ hạn và hình thức khác nhau: từ không kỳ hạn đến kỳ hạn dài hơn, tiết kiệm thông thường hoặc tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp,. trên thực tế đang áp dụng các phương thức: tiền gửi của các tổ chức và cá nhân, tiết kiệm không kỳ hạn, các loại kỳ hạn: từ 1 đến 12 tháng, trên 12 tháng; tiết kiệm gửi góp.

Nguồn vốn 531/12/201 31/12/2016 31/12/2017 830/6/201 +/- 2018so với 2015 1. Nguồn vốn cân đối 1.882.7 19 1.978.038 1.908.161 1.960.681 +77.9 62 2. Nguồn vốn địa phương_____________ 160.4 76 209.4 57 431.941 515.4 48 +354.9 72 a. Vốn NSĐP chuyển 31.0 80 37.160 45.597 55.7 07 +24.6 27 - Ngân sách cấp tỉnh 30.2 80 34.280 39.402 46.4 02 +16.1 22 - Ngân sách cấp huyện _________ _________ _________ 9.305 +8.505 b. Vốn huy động theo 96 129.3 97 172.2 386.344 41 459.7 45+330.3 - Huy động từ tô chức, 38 75.1 97 106.2 297.250 12 362.8 74+287.6 - Huy động thông qua Tô TK&VV 54.2 58 66.000 89.094 96.9 29 +42.6 71 Tổng nguồn vốn 2.043.1 2.187.495 2.340.102 2.476.129 +432.9

Ngoài ra, Chi nhánh tiếp nhận những khoản tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ nguồn vốn hoạt động của NHCSXH. Đây là khoản tiền gửi hoàn toàn tự nguyện: số tiền gửi, thời gian gửi, thời điểm gửi và rút.

- Nguồn vốn huy động thông qua Tổ TK&VV

Đối với đối tượng là người nghèo vay vốn, NHCSXH thực hiện cho vay thông qua các nhóm tiết kiệm & vay vốn, có nghĩa là hộ nghèo muốn vay vốn phải tham gia vào tổ vay vốn & tiết kiệm tại địa phương. Các nhóm do cộng đồng địa phương hoặc các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương thành lập, được UBND xã (phường) cho phép thành lập và hoạt động.

Các thành viên trong nhóm ngoài giúp đỡ nhau trong vay vốn, sử dụng vốn vay, trong sinh hoạt đời sống, còn có thể thực hành tiết kiệm bằng cách gửi tiền tiết kiệm thông qua nhóm tới NHCSXH. Việc thực hành tiết kiệm là không bắt buộc, nhưng được NHCSXH khuyến khích. Tiền tiết kiệm gồm có: Tiết kiệm ban đầu và tiết kiệm định kỳ. Toàn bộ số tiền tiết kiệm trên sẽ được gửi vào NHCSXH và được NHCSXH trả lãi với lãi suất loại không kỳ hạn. NHCSXH còn trả phí hoa hồng thu hộ tiền tiết kiệm cho tổ trưởng ở mức bằng mức phí huy động tính trung bình mà NHCSXH phải trả cho các NHTM Nhà nước khi nhận tiền gửi 2% từ các NHTM này.

2.2.2. Ket quả tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên Giai đoạn 2015 - 2018

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng nguồn vốn trung ương so với tổng nguồn vốn giai đoạn 2015 - T6/2018

“Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên năm 2015, 2015, 2016, 6/2018”

Nguồn vốn tại NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên trong những năm vừa qua bao gồm các nguồn vốn huy động từ NHTW chuyển về và Nguồn vốn huy động tại địa phương. Nhìn chung phần lớn do tính chất đặc thù của NH là ngân hàng chính sách, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nên phần lớn nguồn vốn huy động được tại NH là chủ yếu từ NHTW chuyển về chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NH. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ trọng nguồn vốn trung ương liên tục giảm cụ thể là từ năm 2015 là 92,1% xuống 90,4% năm 2016, sang năm 2017 là 81,5% và đến cuối tháng 6 năm 2018 là 79,1% cho thấy sự tự chủ và giảm dần sự phụ thuộc của Chi nhánh. Trong giai đoạn này tỷ trọng có xu hướng giảm nhưng số tiền lại tăng cụ thể là năm 2015 là 1.882.719 triệu đồng đến cuối tháng 6 năm 2018 số tiền là 1.960.681 triệu đồng tăng 77.962 triệu đồng tỷ lệ tăng là 4,1%. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho Chi nhánh có thể mở rộng thêm các chương trình tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Cụ thể, trong năm 2018 Chi nhánh đã có thêm chương trình cho vay nhà ở xã hội, một chương trình cần đến nguồn vốn khổng lồ và sẽ là chương trình cho vay chủ đạo trong định hướng phát triển đến năm 2025 của Chi nhánh. Nguồn vốn trung ương chuyển về tăng cũng cho thấy sự tin tưởng và quan tâm của ban lãnh đạo NHCSXH Việt Nam đối với Chi nhánh trong việc triển khai vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh.

2.2.2.2. về nguồn vốn tại địa phương

a) Vốn Ngân sách địa phương chuyển sang

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động của NHCSXH, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các địa phương, hàng năm cần quan tâm, tiếp tục dành một phần nguồn ngân sách từ tăng thu, tiết kiệm chi tại địa phương uỷ thác cho NHCSXH để cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn, nhằm bổ sung thêm vào nguồn vốn tín dụng giảm nghèo tại địa phương. Tiếp tục khẳng định sự đúng đắn đó, ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với TDCS xã hội.

Tại điểm c khoản 3 điều 2 Quyết định số 401/QĐ - TTg ngày 14/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rất rõ: “Ủy ban nhân dân các cấp phải dành một

phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn; hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Các tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo riêng cao hơn chuẩn nghèo quốc gia cần bố trí đủ nguồn lực để cho vay các đối tượng này.” Từ đó cấp ủy, chính quyền các cấp đã nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của TDCS xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương. Điều này đã khẳng định được năng lực và vị thế của NHCSXH tại các địa phương bằng việc quan tâm bố trí nguồn vốn ủy thác sang NHCSXH để cho vay TDCS. NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã tham mưu cho Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành Chỉ thị số 36 - CT/TU chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư. Trên cơ sở đó, ngày 31/7/2015 UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch số 168/KH-UBND iiTrien khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 27/02/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tín dụng chính sách xã hội” và chỉ đạo các cấp, ngành, đoàn thể triển

khai thực hiện. Tiếp theo đó UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 24/5/2016 thay thế Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 31/7/2015. Tại Chi nhánh đã xây dựng Kế hoạch số 105/NHCS-KHTD ngày 04/3/2015 để triển khai thực hiện, chủ động tuyên truyền sâu rộng về nội dung, ý nghĩa Chỉ thị 40- CT/TW và Chỉ thị số 36 - CT/TU.

Nhờ nguồn vốn ngân sách các địa phương ủy thác cho vay tăng dần đều, đã góp phần tích cực trong việc phát triển nguồn vốn của Chi nhánh. Cụ thể từ năm 2015 là 31.080 triệu đồng, năm 2016 là 37.160 triệu đồng (tăng 6.080 triệu đồng, tăng 19,5% so với năm 2015), năm 2017 là 45.597 triệu đồng (tăng 8.437 triệu đồng, tăng 22,7% so với năm 2016), đến cuối tháng 6 năm 2018 là 55.707 triệu đồng (tăng 10.110 triệu đồng, tăng 22,1% so với năm 2017). Song hành đó, nguồn vốn NSĐP tỉnh trong giai đoạn này cũng tăng trưởng mạnh từ 30.280 triệu đồng của năm 2015 đến cuối tháng 6 năm 2018 là 46.402 triệu đồng tăng 16.122 triệu đồng và tăng 53,2% .

Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn NSĐP chuyển sang NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng yên giai đoạn 2015 - T6/2018

Đơn vị: triệu đồng

□ NV NSĐP chuyển sang

Năm Năm Năm T6/Năm

2015 2016 2017 2018

“Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên năm 2015, 2015, 2016, 6/2018”

Sau khi nhận được chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hưng Yên, tại cấp huyện, thành phố: 10/10 Huyện ủy, Thành ủy ban hành văn bản chỉ đạo của Đảng đồng thời UBND cấp huyện xây dựng Ke hoạch để triển khai thực hiện dành nguồn vốn để bổ sung cho Phòng giao dịch NHCSXH đóng trên địa bàn các huyện. Chính vì lẽ đó, nguồn vốn NSĐP cấp huyện cũng tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2015 là 800 triệu đồng, năm 2016 là 2.880 triệu đồng, năm 2017 là 6.195 triệu đồng, đến thời điểm tháng 6 năm 2018 là 9.305 triệu đồng (tăng 8.505 triệu đồng và tăng 1.063%).

b) Vốn huy động theo lãi suất thị trường

Nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường của NHCSXH - Chi nhánh Hưng Yên bao gồm: (i) Tiền gửi của các tổ chức cá nhân, (ii) tiền gửi tiết kiệm của người nghèo qua tổ TK&VV. Đen 30/06/2018 nguồn vốn này đạt 459.741 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,5% tổng nguồn vốn; so với năm 2015 là 129.396 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,3% tổng nguồn vốn. Ta có thể thấy mức tăng trưởng này là đáng kinh ngạc tăng cả về số tiền (+330.345 triệu đồng), tỷ trọng so với tổng nguồn vốn (+12,2%) và

tỉnh g i M Châ Lữ Cừ ng Số điểm giao

dịch

17 17 21 13 17 25 15 14 11 11

đó cũng mức cao nhất kể từ khi thành lập đến nay.

Trong tổng nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường, nguồn tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức cá nhân là nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể đến thời điểm 30/06/2018:

- Tiền gửi của các tổ chức cá nhân đạt 362.812 triệu đồng, chiếm tới 78,9%

- Tiền gửi tiết kiệm của người nghèo qua tổ TK&VV đạt 96.929 triệu đồng, chiếm 21,1%.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo 1 ãi suất thị trường thời điểm 30/06/2018 TG tổ chức, cá nhân TG huy động qua

iiNguon: Báo cáo tổng kết hoạt động NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên năm 2015, 2015, 2016, 6/2018”

Sở dĩ nguồn vốn huy động thông qua tiền gửi của cá nhân, tổ chức tăng là do ở nhiều các xã, huyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên người dân được đền bù tiền bán đất ruộng cho các doanh nghiệp xây dựng nhà máy, xí nghiệp. Được sự tin tưởng, NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã huy động được số lượng lớn tiền đền bù từ việc bán đất ruộng mặc dù có rất nhiều các NHTM cạnh tranh huy động.

Nhận thấy được tầm quan trọng của nguồn tiền gửi của các tổ chức, cá nhân. NHCSXH VN đã ra công văn số 3815/NHCS - KHNV ngày 30/09/2016 về việc huy động vốn dân cư tại điểm giao dịch xã: sản phẩm này được thiết kế cho tất cả dân cư tham gia mà không chỉ là hộ nghèo vay vốn NHCSXH với lượng tiền gửi nhỏ, tại

điểm giao dịch xã, rất thuận lợi cho người gửi, nhất là những người có thu nhập ở mức trung bình. Với những ưu điểm được thiết kế, sản phẩm huy động tại Điểm giao dịch xã đã và sẽ mang lại nguồn vốn tiềm năng cho NHCSXH.

Tuy nhiên, nguồn vốn nhận tiền gửi tiết kiệm của người nghèo qua tổ TK&VV cũng ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động huy động vốn của NHCSXH - Chi nhánh Hưng Yên. Với các NHTM thường chỉ tập trung vào thị phần có khu vực thành thị, đông dân cư sinh sống, tập trung huy động của những người có từ mức thu nhập khá trở lên. Còn với NHCSXH nói chung và NHCSH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên nói riêng, mục tiêu huy động vốn không chỉ tạo nguồn vốn cho ngân hàng mà còn mang ý nghĩa nhân văn, khuyến khích và giúp người nghèo có thói quen, ý thức dành tiết kiệm để tạo lập vốn tự có và quen dần với hoạt động tài chính. Đa số người nghèo gửi tiền vào NHCSXH với lý do là được giao dịch thuận tiện, không phải đi lại xa, không cảm thấy tự ti khi gửi những món tiền nhỏ. Sản phẩm này được thiết kế để giúp cho người nghèo có cơ hội gửi tiền ngay tại nơi cư trú với những món tiền nhỏ có khi chỉ vài nghìn, vài chục nghìn đồng để tích lũy, đảm bảo an toàn và để dành trả nợ. Kể từ khi triển khai thực hiện, đến nay nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo qua tổ TK&VV có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua bảng 2.4.

2.2.2.3. Mạng lưới hoạt động huy động vốn của NHCSXH — Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

Bảng 2.5: Mạng lưới hoạt động huy động vốn của NHCSXH - Chi nhánh Hưng Yên

vốn 2.043.195 2.187.495 2.476.129

Tổng dư nợ 2.039.480 2.183.255 2.332.117 2.469.738

% kế hoạch

đạt 99,8% 99,8% 99,6% 99,7%

""Nguồn: Báo cáo tông kêt hoạt động NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên năm 2015, 2015, 2016, 6/2018”

Tính đến nay NHCSXH - Chi nhánh Hưng Yên đã xây dựng và đi vào sử dụng với 161 điểm giao dịch lưu động/161 xã, phường, thị trấn để tổ chức giao dịch vào 1 ngày cố định/1 xã, qua đó chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Tại điểm giao dịch tất cả các

45

nghiệp vụ như: huy động tiết kiệm từ tổ chức cá nhân, tiết kiệm thông qua các tổ TK&VV, giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm, phát hành biên lai thu lãi, họp

Một phần của tài liệu 1285 phát triển nguồn vốn của NH chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w