Cơ cấu tổ chức của Agribank Hà Nộ iI

Một phần của tài liệu 1189 phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh hà nội i (FILE WORD) (Trang 39)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank Hà Nộ iI

Ban lãnh đạo hiện tại: gồm có 04 lãnh đạo, trong đó : 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc. Số lượng các phòng nghiệp vụ hiện tại: 07 phòng nghiệp vụ

Bên cạnh đó, Agribank Hà Nội I có 04 phòng giao dịch trực thuộc: PGD số 1, PGD số 2, PGD số 6, PGD Thanh Xuân Nam và 04 chi nhánh loại II: Chi nhánh huyện Thạch Thất, CN Hòa Lạc, CN Xuân Mai, CN huyện Chương Mỹ.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Agribank Hà Nội I

(Nguồn:Báo cáo tổng kết 2018-2020 của Agribank Hà Nội I)

Mô hình tổ chức trên được hoàn thiện ngày 01/7/2019 áp dụng đối với Agribank Hà Nội I. Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng quan

- Kế hoạch

- Thực hiện___________________

8,833 11,797 13,967

trọng để Agribank Hà Nội I tiến tới trở thành một NHTM hiện đại, đáp ứng tốt các nhu cầu, SPDV đa dạng của KH.

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

+ Ban lãnh đạo: Đại diện pháp nhân của Agribank Hà Nội I, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của CN và việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Hội đồng quản trị và của Tổng giám đốc.

+ Phòng KHDN và phòng KH hộ sản xuất và cá nhân: Là phòng tham mưu chính đối với BGĐ CN về xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, các hoạt động tín dụng dành cho KHCN và KHDN bao gồm các mảng nghiệp vụ: giải ngân, thu nợ, bảo lãnh, thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại,...và hoạt động huy động vốn đối với đối tượng KH này

+ Phòng kế toán ngân quỹ: Là nơi thực hiện việc hạch toán tất cả các nghiệp vụ của NHTM, thực hiện các dịch vụ về ngân quỹ, chuyển tiền trong nước, chi trả kiều hối, dịch vụ thẻ,...

+ Phòng Tổng hợp: Là phòng đảm nhiệm chức năng hành chính, tổ chức nhân sự trong cơ quan, theo dõi, báo cáo và tổng hợp các hoạt động của CN

+ Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Là bộ phận chủ yếu thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát tất cả các mặt nghiệp vụ trong nội bộ của CN.

+ Phòng Dịch vụ và Marketing: Là phòng có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, triển khai phát triển và cung cấp, hỗ trợ sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Agribank Hà Nội I.

+ Các phòng giao dịch: Nơi đón tiếp KH, thực hiện các nhiệm vụ của được BLĐ giao. Giống như một NHTM thu nhỏ với đầy đủ chức năng như: Cho vay, huy động vốn, chuyển tiền, thanh toán tiền ngoại hối,.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Hà Nội I

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Từ năm 2018 đến nay nền kinh tế trong và ngoài nước đã có nhiều biến động ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các Ngân hàng. Bên cạnh đó sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid 19 đã khiến các hoạt động kinh tế, kế hoạch tăng trưởng kinh doanh của NHTM gặp nhiều khó khăn .

Xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quản trị điều hành hoạt động kinh doanh. Agribank Hà Nội I đã tập trung chỉ đạo, linh hoạt điều hành công tác huy động vốn phù hợp với trình hình thị trường, đảm bảo nguồn vốn cho công tác tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng; triển khai thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ; quyết liệt để huy động vốn từ dân cư và các tổ chức, cụ thể:

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn Agribank Hà Nội I giai đoạn 2018-2020

đương 8.833 tỷ đồng), tuy có nhiều biến động về mô hình, cơ chế điều hành, thị trường biến động, song CN đã nỗ lực bằng nhiều biện pháp, huy động bù đắp để giữ ổn định nguồn vốn và đạt kế hoạch được giao. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2019 đạt 117,6% kế hoạch năm 2019 Agribank giao, công tác huy động vốn có bước tăng trưởng vượt bậc tăng 33,5% với số tuyệt đối tăng

2.964 tỷ đồng so với 31/12/2018

Phân theo loại tiền

Năm 2018 nguồn nội tệ là 8,725 tỷ đồng chiếm 98% tổng nguồn vốn huy động thì đến năm 2019 nguồn vốn nội tệ tăng 3,082 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 16% so với năm 2018 và đến cùng kỳ năm 2020 nguồn vốn nội tệ đạt 13,264 tỷ đồng, tăng 1,457 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 18 % so 31/12/2019.

Biểu đồ 2. 1: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn phân theo loại tiền

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn:Báo cáo tổng kết 2018-2020 của Agribank Hà Nội I)

Phân theo thành phần kinh tế

Đến năm 2019 tiền gửi dân cư là 7,403 tỷ đồng và đến 31/12/2020 tiền gửi dân cư đạt 9,372 tỷ đồng, tỷ trọng tiền gửi dân cư trên tổng nguồn vốn lần lượt trong năm 2019 và 2020 là 63% và 67% tổng nguồn vốn huy động. Như vậy, Chi nhánh có tỷ lệ huy động tiền gửi dân cư cao, tạo tính ổn định của nguồn vốn.

Tốc độ tăng nguồn TGDC tại Agribank Hà Nội I tương đối ổn định (tăng trưởng 15,3%) và giữ được thị phần trên địa bàn do chi nhánh đã áp dụng cơ chế lãi suất cạnh tranh linh hoạt để thu hút và giữ lượng khách hàng hiện có khi lãi suất của các TCTD trên địa bàn tăng cao và có sự cạnh tranh gay gắt. Tiền gửi dân cư tại chi nhánh đạt tỷ lệ tương đối 62,8% trong tổng cơ cấu nguồn vốn, đây là nguồn tiền gửi ổn định vì vậy chi nhánh đã xây dựng nhiều cơ chế chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp.

Sản phẩm Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng “Chào mừng Quốc khánh 2-9 và ngày giải phóng Thủ Đô 20-10” do chi nhánh phát hành đa dạng thêm hình thức huy động đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, thu hút thêm lượng tiền gửi mới và giữ chân khách hàng cũ; số dư tiền gửi huy động là 335 tỷ đồng đạt 96% kế hoạch huy động dự kiến.

Giai đoạn 2018-2020, nguồn tiền gửi từ các tổ chức đến từ các khách hàng mới là các Tổng Công ty, các doanh nghiệp lớn về mở tài khoản thanh toán, gửi tiền CKH và thiết lập quan hệ với chi nhánh như Tổng Công ty Thăm Dò và Khai thác Dầu Khí ( PVEP ), Tổng Công ty Thép Việt Nam, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, Công ty CP ĐT Đô Thị và KCN Sông Đà 7, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt,...; đồng thời chăm sóc các khách hàng cũ truyền thống của chi nhánh có lượng tiền gửi duy trì ổn định như Tổng Công ty Phát triển Nhà và Đô thị, Tổng Công ty Viglacera, Tổng Công ty Thuốc Lá Việt Nam, Bệnh viện Đại học Y, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ,...

Phân theo kỳ hạn

Tập trung chủ yếu vào tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2018 là 35% tổng nguồn vốn huy động và tăng qua các năm 2019 và năm 2020 lần lượt là 38,3% và 45% tổng nguồn vốn huy động. Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn liên

2018 2019 2020

Tong dư nợ cho vay 4,52 6 5,23 2 5,745 Chất lượng hoạt động tín - Nợ xấu __________ 275 __________ 124 __________ 191 - Tỷ lệ nợ xấu ________ 6,08% ________ 2,37% ________ 3,33% - Kế hoạch nợ xấu _________< 3% _________ <5% _________ <3% - LSCV thực hiện BQ 13.51%/nă m 15.67%/năm 16.56%/nă m

- CLLS đầu vào - đầu ra 3.66%/nă m

3.63%/năm 8.56%/nă m

tục có sự biến động qua các năm tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn.

Cơ cấu nguồn tiền gửi tăng nhiều ở các kỳ hạn dài (tăng tiền gửi dân cư và các Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT). Đặc biệt các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn gửi ở các kỳ hạn dài như Tổng Công ty Thăm Dò Khai Thác Dầu Khí (12 tháng), Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (22-23 tháng), Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ (trên 12 tháng),...

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

■ Tiền gửi KKH BTien gửi CKH dưới 12T ■Tiền gửi CKH trên 12T

(Nguồn:Báo cáo tổng kết 2018-2020 của Agribank Hà Nội I) 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Trong năm 2018-2020, hoạt động đầu tư tín dụng của Agribank Hà Nội I chịu tác động mạnh của nền kinh tế: khả năng hấp thụ vốn của các doanh

nghiệp thấp, tín dụng khó tăng trưởng, xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cũng như tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản chậm được giải quyết, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản lớn. Agribank Hà Nội I đã chủ động sàng lọc khách hàng do đó chất lượng tín dụng được nâng lên, Công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro đã được thực hiện nghiêm túc và triệt để đảm bảo kế hoạch được giao.

Bảng 2. 2: Kết quả hoạt động tín dụng của Agribank Hà Nội I từ 2018-2020

hành chính sách tiền tệ thắt chặt: kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, áp trần lãi suất huy động bằng VND và USD, áp trần lãi suất cho vay....

Tuy nhiên, chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch dư nợ của Chi nhánh từ năm 2018-2020 ngày càng cao, ngày càng bám sát kế hoạch dư nợ Agribank Việt Nam giao hàng năm. Trong bối cảnh nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng

thương mại tăng mạnh, Agribank Hà Nội I vẫn đảm bảo tỷ lệ nợ xấu thấp.

Theo loại tiền: Dư nợ cho vay nội tệ năm 2019 là 5,160 tỷ đồng tăng so

với năm 2018 là 715 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,6%/ tổng dư nợ, đến năm 2020 dư nợ nội tệ tăng 516 tỷ đồng so 31/12/2019. Bước sang năm 2020, đặc biệt sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản hạn chế đối tượng được phép vay vốn ngoại tệ, hạn chế tăng trưởng nóng tín dụng ngoại tệ, tỷ trọng dư nợ ngoại tệ tại chi nhánh liên tục giảm phù hợp với xu thế và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn

Biểu đồ 2. 3: Cơ cấu sử dụng vốn phân theo loại tiền

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn:Báo cáo tổng kết 2018-2020 của Agribank Hà Nội I)

Theo thành phần kinh tế: Năm 2020, dư nợ cho vay pháp nhân tăng lên

267 tỷ đồng, tương đương tăng 9.8% so năm 2019, chiếm tỷ trọng 52%/ tổng dư nợ năm 2020. Trong khi đó dư nợ cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng cao, năm 2018 chiếm 54%/ tổng dư nợ, đến năm 2020 cho vay cá nhân đạt 2,756.4 tỷ tương đương 48% tổng dư nợ.

Chỉ Tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng doanh thu 1,03 0 1,12 0 1,153 90 8.8% 33 3.0% Tổng Chi Phí 898 973 998 75 8.3% 25 2.6% Lợi Nhuận 131 147 155 16 12.0% 8 5.3%

Theo kỳ hạn: Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn, trung dài hạn của Agribank

Hà Nội I có sự chuyển biến vượt bậc qua các năm, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn giảm dần chuyển sang cho vay ngắn hạn, chọn lọc giải ngân các dự án có hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ thu nợ và vòng quay vốn tín dụng đã làm chuyển biến cơ cấu dư nợ của chi nhánh về ngưỡng an toàn.

Biểu đồ 2. 4: Cơ cấu sử dụng vốn phân theo kì hạn

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn:Báo cáo tổng kết 2018-2020 của Agribank Hà Nội I) 2.1.3.3. Kết quả kinh doanh

Đứng trước những thuận lợi và khó khăn từ nền kinh tế, Agribank Hà Nội I đã cố gắng khắc phục khó khăn, chia sẻ cùng khách hàng nên đã đạt được kết quả kinh doanh tốt giai đoạn 2018-2020 như sau:

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Agribank Hà Nội I từ 2018-2020

Năm 2019, là năm đầu tiên sau sáp nhập, với quy mô và mạng lưới mới, rộng lớn, hoạt động của Agribank Hà Nội I đã đi vào ổn định, an toàn và có những kết quả nhất định. So với thời điểm sáp nhập, cả nguồn vốn và dư nợ đều tăng mạnh và đặc biệt là tài chính đã có nhiều khởi sắc. Tổng doanh thu tăng 8.8%, lợi nhuận tăng 12% so với cùng kỳ năm 2018, tương đương 147 tỷ đồng.

Năm 2020, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19, Agribank Hà Nội I đã nỗ lực thúc đẩy HĐKD hoàn thành chỉ tiêu kỳ vọng. Tuy nhiên, lợi nhuận của CN chỉ tăng trưởng 5.3% so với năm 2019 (tương đương 155 tỷ), hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn còn một số tồn tại sau: doanh thu dịch vụ chưa đạt kế hoạch do còn phụ thuộc vào các dịch vụ truyền thống, tỷ suất lợi nhuận hoạt động tín dụng thấp do số dư điều vốn lớn, lãi suất điều vốn thấp.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HÀ NỘI I

2.2.1. Quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Hà Nội I

Quy trình cho vay đối với DNNVV là quá trình tổ chức thực hiện cho vay một cách khoa học, thống nhất và hợp lý phù hợp với năng lục, trình độ và khả năng quản trị RRTD của ngân hàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu hồi nợ và lãi đúng hạn.

Hay nói cách khác quy trình cho vay đối với DNNVV là tổng hợp toàn bộ quá trình tác nghiệp thực hiện trên cơ sở tuan thủ theo quy định pháp luật.

Quy trình cho vay đối với DNNVV cần tổ chức một cách khoa học, bố trí nhân sự hợp lý với trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạng làm sai lệch thông tin cho vay, nhân viên ngân hàng thông đồng với khách hàng gây nên hiện tượng tiêu cực có thể dẫn đến RRTD

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ

CBTD nhận hồ sơ của khách hàng để kiểm tra xem có đẩy đủ và chính xác chưa, nếu thiếu thì liên hệ với khách hàng để được nhân viên tín dụng hỗ trợ hướng dẫn bổ sung sau đó tiến hành phỏng vấn sơ bộ KHDNNVV và trên cơ sở nhu cầu tín dụng của khách hàng, kế hoạch, chiến lược phát triển tín dụng DN và điều kiện cho vay trong từng SPTD,.. .sẽ xác định loại hình dịch vụ, sản phẩm phù hợp

Bước 2: Kiểm tra, thẩm định điều kiện vay

Trên cơ sở hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay, cán bộ tín dụng đối chiếu, xác minh các thông tin khách hàng, thông tin khoản vay, thông tin tài sản, khả năng vay trả.. ..Trên cơ sở đó thực hiện chấm điểm xếp hạng đối với

khách hàng mới và sửa đổi, bổ sung điểm xếp hạng đối với khách hàng cũ theo quy định của Agribank.

Bước 3: Phê duyệt

Dựa trên kết quả thẩm định và tờ trình đã được lập, trình hồ sơ cho chuyên viên tín dụng tại trung tâm phê duyệt cho vay DNNVV (trường hợp các tiêu chí xét cho vay thuộc nhóm bình thường) hoặc ban tín dụng các cấp theo mức phê duyệt quy định (trường hợp các tiêu chí xét cho vay có tiêu chí rơi vào nhóm hạn chế).

Bước 4: Lập báo cáo cho vay, thỏa thuận khách hàng

Khi có kết quả phê duyệt, nếu ngân hàng chấp nhận hoặc từ chối cho vay đều phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản.

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ vay vốn

Nhân viên pháp lý chứng từ cùng với khách hàng tiến hành công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo để hoàn tất hồ sơ về tài sản đảm bảo.

Bước 6: Soạn thảo, ký kết hợp đồng cho vay, cam kết trả nợ

Trên cơ sở quyết định cho vay tại báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng của cấp có thẩm quyền và hợp đồng mẫu, nhân viên tín dụng soạn hợp đồng cho vay và hợp đồng bảo đảm tiền vay phù hợp để trình trưởng phòng tín dụng ký và kiểm soát trước khi trình cấp có thẩm quyền ký hợp đồng.

Bước 7: Giải ngân

Nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân, gồm: Bảng kê rút vốn vay, ủy nhiệm chi....theo quy định và trình cấp có thẩm quyền đề xuất giải ngân.

Bước 8: Theo dõi quản lý khoản vay và khách hàng

Một phần của tài liệu 1189 phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh hà nội i (FILE WORD) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w