2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHOVAY DOANH NGHIỆP NHỎ
2.2.3. Thực trạng phát triển chovay doanh nghiệp nhỏ và vừa tạ
DNNVV có nhu cầu vốn thực hiện dự án đó là cho vay đầu tư vốn cố định dự án SXKD nhằm hỗ trợ chi phí đầu tư tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ SXKD, dịch vụ. DNNVV có đa dạng ngành nghề kinh tế trong khi nguồn vốn nhỏ, kế hoạch SXKD trong năm tài chính thường ít hơn các DN lớn, chính vì vậy nhu cầu vốn để đầu tư TSCĐ, tăng cường khả năng vận hành bộ máy SXKD hiệu quả của các KHDN là rất lớn. CBTD tại Agribank Hà Nội I tư vấn đến quý KH gói cho vay bổ sung vốn đầu tư với thời hạn vay dài trung và dài hạn, phương án chi trả linh hoạt.
2.2.2.4. Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ SXKD dịch vụ
DNNVV là đối tượng KH thường xuyên phát sinh nhu cầu vốn trong ngắn hạn để phục vụ hoạt động SXKD, đáp ứng các dịch vụ do DN cung cấp. Chính vì vậy, Agribank Hà Nội I tích cực triển khai gói vay vốn ngắn hạn dành cho KHDNNVV với mục đích hỗ trợ DN có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trong thời gian vay vốn dưới 12 tháng, DN có thể chủ động phương án trả gốc lãi, lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu vốn của mình.
2.2.2.5. Cho vay theo hạn mức tín dụng/ hạn mức tín dụng dự phòng
Song song với SPTD truyền thống là cho vay trung dài hạn dành cho KHDNNVV để đầu tư dự án, TSCĐ,...Agribank Hà Nội triển khai SPTD cho vay theo hạn mức trong ngắn hạn, KH chỉ phải trả lãi định kỳ và trả gốc vào cuối kỳ, từ đó giảm áp lực tài chính, KHDNNVV có thể tối ưu hóa đồng vốn vay trong khoảng thời gian vay vốn. Bên cạnh đó, Agribank còn cung cấp sản phẩm HMTD dự phòng nhằm hỗ trợ KHDNNVV chi phí dự án sản xuất kinh doanh có khả năng tăng so với dự kiến ban đầu.
2.2.2.6. Cho vay theo hạn mức thấu chi tài khoản
Với mục đích tăng cường các SPTD thuận tiện, đa dạng hóa gói sản phẩm tích hợp dành cho KHDNNVV, Agribank Hà Nội I cung cấp cho KHDN sản phẩm cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản của KH. Với hình thức này, KHDNNVV có thể sử dụng vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn trong thời gian tối đa 12 tháng, thủ tục đơn giản, lãi suất linh hoạt và số tiền cấp tín dụng lên tới 1 tỷ đồng.
2.2.3. Thực trạng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tạiAgribank Hà Nội I Agribank Hà Nội I
2.2.3.1. Mở rộng quy mô cho vay DNNVV tại Agribank Hà Nội I
Phát triển doanh số cho vay và dư nợ cho vay DNNVV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các NHTM và Agribank Hà Nội I không phải là ngoại lệ, vì qua đó vừa thực sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa đem lại nguồn thu nhập cho Chi nhánh. Trong 03 năm 2018-2020 Chi nhánh đã đạt được kết quả như sau:
Bảng 2. 4. Dư nợ tại Agribank Hà Nội I theo thành phần kinh tế giai đoạn 2018-2020
8 1 % Doanh nghiệp nhỏ và vừa________________ 5 1,65 0 2,42 20 2,7 765 46% 0 30 %12 Cá nhân, hộ sản xuất 2,44 3 2,51 0 2,7 56 68 3% 24 6 10 %
về tổng dư nợ cho vay, theo dữ liệu tại bảng thống kê có thể thấy, quy
mô cho vay tại Agribank Hà Nội I có tốc độ tăng trưởng rất tốt, đạt 16% năm 2019 và 10% vào năm 2020. Đây là mức tăng trưởng rất ấn tượng trong giai đoạn nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh Covid 19 gây ra.
Biểu đồ 2. 5. Cho vay KHDNNVV theo kỳ hạn tại Agribank Hà Nội I giai đoạn 2018-2020
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD Agribank Hà Nội I giai đoạn 2018-2020)
về cho vay theo kỳ hạn, có thể thấy tỷ trọng cho vay trung dài hạn
ngày càng tăng, cụ thể năm 2018, tỷ trọng cho vay TDH đối với KHDNNVV đạt 8% tổng dư nợ cho vay DNNVV, năm 2019 và 2020 tỷ trọng lần lượt tăng lên 12% và 20%. Trong khi đó tỷ trọng cho vay ngắn hạn trên doanh số cho vay DNVVN dù khá cao nhưng có dấu hiệu giảm dần qua các năm, giai đoạn 2018- 2020, con số lần lượt là 92%, 88% và 80%.
Kết quả này có thể giải thích là do Agribank Hà Nội I có chính sách mở rộng cho vay với cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn lớn hơn rất nhiều so với vay dài hạn là phù hợp với mô hình hoạt động của các KHDNNVV vì các khoản vốn tín dụng ngắn hạn nhằm cung ứng nhu cầu về vốn lưu động cho các doanh nghiệp, phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh
như mua vật liệu, chi trả lương, các khoản cho vay mục đích thương mại và du lịch...với đặc điểm thu hổi vòng quay vốn nhanh. Còn các khoản vốn tín dụng trung và dài hạn nhằm phục vụ cho doanh nghiệp mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ....
Biểu đồ 2. 6. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD Agribank Hà Nội I giai đoạn 2018-2020)
Đối với hạng mục cấp tín dụng cho KHDNNVV, dư nợ cho vay tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong cho vay KHDN đặc biệt là KHDNNVV có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể, năm 2019 đạt doanh số là 2.420 tỷ đồng, tăng 765 tỷ đồng (+ 46%) so với năm 2018. Sang năm 2020, doanh số cho vay DNNVV tiếp tục tăng 300 tỷ đồng tương đương 12% so với năm 2019, đây là kết quả đáng ghi nhận trong tình hình đại dịch Covid 19 hoành hành, Agribank Hà Nội I dưới sự chỉ đạo của BLĐ đã tích cực đưa ra các gói tín dụng nhằm hỗ trợ DNNVV có đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động SXKD, trả lương cho CBNV, tiếp tục các kế hoạch phát triển trong giai đoạn khó khăn này.
Chi nhánh cần phân tích, đánh giá và xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp tác nghiệp kịp thời nhằm duy trì sự tăng trưởng ổn định về doanh số cũng như dư nợ cho vay DNNVV theo hướng nắm bắt nhu cầu của khách hàng và mở rộng liên kết với các đơn vị trên địa bàn để phát triển cho vay DNNNVV trong những năm tiếp theo.
2.2.3.2. Tốc độ tăng trưởng thị phần cho vay DNNVV tại Agribank Hà Nội I
Theo số liệu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm cho vay DNNVV của các NHTM trên cùng địa bàn, Agribank Hà Nội I luôn đứng top 3 về thị phần. Đây là một kết quả đáng khích lệ sau khi triển khai cấp tốc định hướng kinh doanh đối với mảng cho vay DNNVV giai đoạn 2018-2020. Đặc biệt đối với sản phẩm cho vay theo hạn mức và cho vay đầu tư vốn cố định, Agribank Hà Nội I luôn chú trọng khai thác và phát triển tệp KHDN, cung cấp cho KH các giải pháp phù hợp với từng nhu cầu trong giai đoạn cụ thể như tài trợ vốn để mua sắm TSCĐ, đầu tư dự án, mua dây chuyền SX,....
Biểu đồ 2. 7. Thị phần cho vay DNNVV của các tổ chức tín dụng giai đoạn 2018-2020
(Nguồn Vneconomy: Báo cáo thống kê cho vay KHDNNVV TP Hà Nội 2018- 2020)
Căn cứ biểu đồ trên cho thấy, thị phần cho vay các DNNVV của Agribank Hà Nội I giai đoạn 2018-2020 có sự biến động không đồng đều, trung bình chiếm 22% thị phần cho vay KHDNNVV trên địa bàn TP Hà Nội. Tuy nhiên so với hai đối thủ cạnh tranh còn lại là VietinBank và Vietcombank, Agribank Hà Nội I luôn thấp hơn 2%-3%. Phần còn lại thuộc về các NHTM cổ phần khác như Techcombank, MBBank, VPBank,...là các NHTM chuyên về bán lẻ như tiêu chí hoạt động từ khi thành lập của các NH này. So với quy mô và lợi thế về thị trường hoạt động, thị phần cho vay DNNVV của Agribank Hà Nội I như trên còn khá khiêm tốn. Chi nhánh vẫn chưa hoàn toàn tận dụng được các ưu thế về lãi suất, sản phẩm, con người của thương hiệu Agribank để nâng cao sức thu hút trên thị trường.
2.2.3.3. Phát triển số lượng khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn
Trong giai đoạn 2018-2020, tuy tốc độ tăng trưởng số lượng KH vay vốn tại Agribank Hà Nội I có xu hướng giảm, tăng 16%/năm trong năm 2019 và 3% trong năm 2020, số lượng KH sử dụng sản phẩm cho vay DNNVV của Agribank Hà Nội I có xu hướng tăng trưởng tốt, trung bình 5%/ năm. Cụ thể, năm 2018-2019, số KHDNNVV tham gia vay vốn chiếm 10% tổng số KH được cấp tín dụng, tương đương 570-580 KH/năm, đến năm 2020, có 629 KH tham gia các sản phẩm cho vay DNNVV tại CN, chiếm 10% tổng số KH vay vốn tại Agribank Hà Nội I. Theo thống kê trung bình 1 KH sử dụng 1,2 sản phẩm cho vay DNNVV và 2,2 sản phẩm ngân hàng do Agribank cung cấp.
Biểu đồ 2. 8. Số lượng KHDNNVV vay vốn tại Agribank Hà Nội I năm 2020
Đơn vị: khách hàng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Agribank Hà Nội I)
Năm 2020, số lượng KH cho vay DNNVV tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm 2019, tương đương 49 KH. Kết quả này minh chứng cho kế hoạch
phát triển lượng KH sẵn có và khai thác KH tiềm năng của Agribank Hà Nội I qua các biện pháp: bán chéo, telesale, road show, marketing,....Số lượng KH vay vốn tăng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm lại, điều này phản ánh xu hướng “bão hòa” và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn. Do đại dịch Covid 19 ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu, theo số liệu thống kê của website dangkykinhdoanh.gov.vn, số lượng DNNVV rút khỏi thị trường tăng 14% so với năm 2019, hơn 54.000 DN giải thể và chờ giải thế, điều này ảnh hưởng lớn tới việc KHDNNVV phát sinh nhu cầu vay vốn tín dụng tại NHTM trong đó có Agribank Hà Nội I
Đối tượng KHDNNVV luôn được Agribank Hà Nội I chú trọng phát triển, vì vậy đã góp phần mở rộng quy mô khách hàng, chủ yếu tập trung tăng trưởng mạnh dư nợ ở các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng, bán buôn bán lẻ và hoạt động kinh doanh BĐS, các công ty tiềm năng là Công ty CP xây dựng Trường Anh, Công ty TNHH Thương mại Phú Thành Đạt,...
Biểu đồ 2. 9. Tỷ trọng ngành kinh tế của KHDNNVV vay vốn tại Agribank Hà Nội I năm 2020
Căn cứ vào biểu đồ cho thấy cơ cấu cho vay KHDNNVV hiện tại của chi nhánh tập trung chủ yếu cho vay lĩnh vực xây dựng và bán buôn bán lẻ (chiếm trên 30%), kế đến là hoạt động kinh doanh BĐS (17%), các ngành còn lại chiếm tỷ trọng dưới 10%. Như vậy cho thấy, đối với cho vay KHDNNVV, Agribank Hà Nội I đang thực hiện đúng định hướng cũng như xu thế phát triển kinh tế của địa bàn TP Hà Nội, đó là tập trung tăng trưởng phát triển các dự án xây dựng, dự án BĐS như xây dựng cầu đường, dự án khu đô thị mới, xây dựng chung cư,...Chính vì vậy các KHDNNVV vay vốn tại Agribank
Hà Nội I cũng đa số hoạt động trong các lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, giai đoạn gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng thương mại, bán buôn bán lẻ nói chung, số lượng các DN hoạt động trong ngành này tăng trưởng đáng kể. Nhờ thế, cơ cấu cho vay của Agribank Hà Nội I trong vòng 3 năm trở lại đây cũng có xu hướng tăng dần tỷ trọng theo các ngành thương mại, dịch vụ, bán buôn bán lẻ thành phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của dân cư. Do đặc thù địa bàn hoạt động là trung tâm TP Hà Nội nên Agribank Hà Nội I không tập trung phát triển các DNNVV có ngành nghề nông lâm nghiệp, thủy sản, khai khoáng,...
2.2.3.4. Chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Như đã phân tích tại một số nội dung trên đây, trong hoạt động kinh doanh tại các NHTM nói chung và Agribank nói riêng, tín dụng/cho vay, trong đó có cho vay DNNVV là hoạt động đem lại nguồn thu nhập lớn nhất, song luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Vì vậy, kiểm soát chất lượng tín dụng/cho vay luôn là vấn đề được các NHTM, trong đó có Agribank Hà Nội I quan tâm trong quá trình kinh doanh phát triển tín dụng.
Tình hình nợ xấu trong cho vay DNNVV tại Chi nhánh giai đoạn 2018- 2020 thể hiện qua bảng số liệu sau.
Biểu đồ 2. 10. Nợ xấu cho vay DNNNVV của Agribank Hà Nội I 2018- 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Nợ xấu BNffxauchovayKHDNNW
(Nguồn:Báo cáo tổng kết 2018-2020 của Agribank Hà Nội I)
Theo số liệu biểu đồ nhận thấy, nợ xấu tại Agribank Hà Nội I nói chung trong tầm kiểm soát, và đã có xu hướng biến động các năm. Năm 2019, dư nợ xấu nội bảng là 124 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,37%/ tổng dư nợ, giảm 152 tỷ đồng so với 2018 đạt 116% kế hoạch. Năm 2020 tỷ lệ tăng lên là 3.3% tương đương 191 tỷ do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid 19 bất ngờ bùng phát, KH vay vốn gặp khó khăn trong kinh doanh và đảm bảo nguồn trả nợ đúng hạn
Nợ xấu của sản phẩm cho vay DNNVV trong tầm kiểm soát và ở mức thấp so với các Chi nhánh trong cùng hệ thống và một số Chi nhánh NHTM khác trên địa bàn (theo số liệu của NHNN Chi nhánh TP Hà Nội). Năm 2019, Agribank Hà Nội I sáp nhập thêm các Chi nhánh loại II, do số lượng KHDNNVV phát sinh nợ xấu tại Chi nhánh loại II lớn nhiều khoản vay đã XLRR từ những năm 1989, những khoản nợ xấu nội bảng cho vay từ cách đây 20, 30 năm qua nhiều thế hệ chưa được xử lý triệt để, khả năng thu hồi nợ được là rất khó khăn; chủ yếu các món dư nợ nhỏ, dư lãi lớn, khách hàng
khó khăn về tài chính đã được ngân hàng cơ cấu nợ nhiều lần và hiện tại không có khả năng, không có nguồn thu trả nợ, cụ thể như các KHDNNVV: Công ty TNHH Sao Việt, Công ty Đại Hùng, Công ty CP Hưng Long,...
Năm 2020, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN và Ban lãnh đạo Agribank, Agribank Hà Nội I đã tích cực hỗ trợ KHDNNVV bằng cách đưa ra các gói tín dụng ưu đãi, thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ,...Đến 31/12/2020, nợ xấu trong hoạt động cho vay KHDNNVV tại Agribank Hà Nội I tăng 1.3 tỷ, trong đó Agribank Hà Nội I có 0.3 tỷ thuộc Công ty Xi Măng Thiên Thanh (nhận nợ bắt buộc từ Bảo lãnh THHĐ)
Từ diễn biến tình hình trên cho thấy, kiểm soát chất lượng tín dụng, cần bắt đầu từ mỗi khoản cho vay, tiếp đến là kiểm soát, xử lý kịp thời nợ quá hạn, hạn chế nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu và kiểm soát số lượng khách hàng vay vốn có chất lượng thấp, năng lực trả nợ hạn chế dễ dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu.