Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu 1189 phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh hà nội i (FILE WORD) (Trang 89 - 92)

Agribank Việt Nam là cơ sở quản lý trực tiếp của Agribank Chi nhánh Hà Nội I vì thế mọi chỉ đạo, thay đổi từ phía ngân hàng đều ảnh hưởng tới chi nhánh. Vì vậy, Agribank cũng cần có những thay đổi, điều chỉnh thích hợp như:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy trình tín dụng. Mặc dù hệ thống văn bản do Hội sở ban hành ngày càng hoàn thiện hơn, song trong quá trình thực hiện, nhiều văn bản thiếu đồng bộ và không thống nhất, do đó cấp chi nhánh thực hiện sẽ rất khó khăn. Quy trình tín dụng phải được hoàn thiện trên cơ sở phát triển nghiệp vụ theo mục tiêu, xác định rõ ràng trách nhiệm, quyền lợi mỗi thành viên trong hợp đồng tín dụng.

- Xây dựng các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong ngân hàng và tiến tới chuẩn quốc tế.

- Ban lãnh đạo ngân hàng cần tăng cường công tác thông tin theo hướng hiệu quả hơn để phòng ngừa rủi ro trong toàn hệ thống.

- Điều chỉnh mức lãi suất cho vay hợp lý để tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn, đồng thời thu hút nhiều khách hàng hơn nữa.

- Phát triển mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ các doanh nghiệp này trong vấn đề đáp ứng điều kiện vay vốn của ngân hàng.

- Chuẩn hóa cán bộ ngành ngân hàng và thường xuyên hỗ trợ để cán bộ có cơ hội phát triển năng lực cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm.

- Xây dựng chính sách cho vay hợp lý. Agribank cần có nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất và phí suất tín dụng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ'... tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn của khách hàng để hoạt động cho vay thực sự có chất lượng, hiệu quả. Mở rộng hơn quyền tự chủ cho các Chi nhánh trong việc đưa ra các mức lãi suất linh hoạt, đa dạng trên cơ sở đảm bảo được khả năng sinh lời cũng như khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.

- Agribank Việt Nam cần đầu tư vốn và nhân lực nhằm nâng cao chất lượng cho hệ thống thông tin tín dụng (CIC) bằng cách hiện đại hóa công nghệ, thường xuyên thu thập và xử lý thông tin để thông tin được cập nhật một cách nhanh nhất nhằm mục tiêu đưa trung tâm thông tin này trở thành kho lưu trữ dữ liệu phòng ngừa rủi ro hữu ích cho hoạt động tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng Agribank.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, Agribank Hà Nội I đã có nhiều nỗ lực trong việc đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, thực hiện chính sách ưu đãi và ra sức tăng cường khai thác bộ phận khách hàng này. Điều đó được thể hiện qua sự mở rộng số lượng khách hàng vay, tăng trưởng dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh. Tuy nhiên, những tồn tại và hạn chế lại là nhân tố cản trở việc phát triển hoạt động cho vay của Chi nhánh với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Luận văn đã đề cập đến từ cơ bản đến nâng cao những vấn đề cơ sở về lý luận: xây dựng khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu với trọng tâm là tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay DNNVV tại Agribank Hà Nội I.

Từ những thực tế trên, tác giả đã xây dựng định hướng phát triển hoạt động cho vay DNNVV tại Agribank Hà Nội I và đề xuất các giải pháp, kiến nghị để từ đó phát triển hoạt động cho vay DNNVV tại CN. Nội dung các đề xuất được xuất phát từ lý thuyết và tình hình thực tế tại Chi nhánh nên có giá trị tham khảo, vận dụng nhằm phát triển hoạt động cho vay DNNVV tại Agribank Hà Nội I đến năm 2025.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn vẫn còn vướng mắc một số tồn tại nhất định và hạn chế cần được bổ sung. Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến, chỉnh sửa của quý Thầy, Cô giáo, các anh chị để nội dung luận văn được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2010), giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng

thương mại”, NXB Tài Chính, Hà Nội.

2. Chính phủ (2018), Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số

điều của Luật hô trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư

Pháp.

3. Đặng Ngọc Việt (2016), Giải pháp mở rộng cho vay khách hàng

doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Nắng, luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế - Đại học Đà

Nằng.

4. Điền Nguyên (2017), Mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại

ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Gia Lai,

Luận văn thạc sỹ Đại học kinh tế - Đại học Đà Nằng

5. Võ Thị Hồng Hiển (2018), Phát triển dịch vụ tín dụng khách hàng

doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triể nông thôn Chi nhánh Bắc Giang, luận văn thạc sỹ, Học viện tài chính

6. Nguyễn Thị Quỳnh, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thanh Tú (2019),

Chính sách tài chính hô trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và một số kiến nghị, Bài viết nghiên cứu, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính - Viện

chiến lược và chính sách tài chính

7. GS.TS.Nguyễn Văn Tiến, TS. Nguyễn Thị Lan (2014), giáo trình

“Tín dụng ngân hàng””, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. GS. TS. Nguyễn Đình Hương (2002), “Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. TS. Lê Xuân Bá, TS. Trần Kim Hào, TS. Nguyễn Hữu Thắng (2006),

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,

NXB Chính trị quốc gia

10. Nghị Quyết số 42/2017/QH 14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về

“Thí điểm xử lý nợ xấu của các Tố chức tín dụng”.

11. Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học ngành “Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng

thương mại Việt Nam ”, NXB Thống Kê- Hà Nội, năm 2003.

12. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội ban hành ngày 17/6/2010 và Luật số 17/2017/QH 14, “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng được Quốc hội Ban hành ngày 20/11/2017.

13. Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2014), Sách

trắng Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2014, NXB Thống kê

14. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, một số văn bản quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

15. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội I, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018-2020.

Một phần của tài liệu 1189 phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh hà nội i (FILE WORD) (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w