hàng trên thế giới và Việt Nam
1.3.4.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam
Theo thông tin từ trang web của Tạp chí The Asean Banker, trong các NHTM hoạt động tại Việt Nam, có rất ít ngân hàng trong nước được giải NHBL tốt nhất trong những năm qua. Trong khi đó, ngân hàng ANZ được tạp chí này trao giải NHBL tốt nhất Việt Nam trong các năm 2003, 2004, 2007 và 2008, 2010; ACB đoạt giải này vào năm 2005; HSBC đoạt giải này vào năm 2006, Sacombank đoạt giải này vào năm 2009, Techcombank đoạt giải này vào năm 2011, 2012 và Oceanbank đoạt giải này vào năm 2013. The Asean Banker trao giải này dựa trên tiêu chí là ngân hàng tạo được doanh thu bán lẻ tăng vọt và dẫn đầu tất cả các ngân hàng tại Việt Nam (bao gồm cả ngân hàng quốc tế và nội địa) về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và sự tăng trưởng về số lượng khách hàng, có khả năng bền vững tín dụng cao. Vậy nguyên nhân do đâu mà các ngân hàng nước ngoài như ANZ và HSBC đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực bán lẻ hay cụ thể hơn là lĩnh vực cho vay KHCN như vậy.
Ngân hàng ANZ
ANZ Việt Nam đã và đang mang tới cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ thực sự khác biệt so với các ngân hàng khác với bằng chứng là rất nhiều các khách hàng đang chuyển từ ngân hàng nội địa sang sử dụng dịch vụ của ANZ và họ thực sự tin rằng, không phải tất cả các ngân hàng đều giống nhau. ANZ đặc biệt cung cấp cho khách hàng cá nhân sản phẩm cho vay đa dạng, tiện ích, có lãi suất hấp dẫn với chất lượng dịch vụ cao, thời gian thẩm định hồ sơ nhanh chóng ( trong vòng 4 giờ), tư vấn khách hàng ân cần chi tiết đã giúp ANZ được đánh giá là có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn so với các ngân hàng quốc tế và nội địa khác.
Trong tháng 3/2011, ANZ Việt Nam được The Asean Banker trao giải thưởng “Sản phẩm cho vay mua nhà tốt nhất khu vực châu Á” nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của sản phẩm này và đánh đúng vào nhu cầu của khách hàng tại thời điểm năm
33
2011 với các gói sản phẩm dịch vụ đa dạng. Sản phẩm mới đột phá trên là hình thức “tái vay vốn” - hình thức này cho phép khách hàng có thể vay lại khoản tiền mà khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng trước đó trong gói vay mua nhà của mình thông qua thực hiện các thủ tục nhanh chóng trong vòng 4 giờ.
Đồng thời, ANZ Việt Nam cũng xây dựng thành công hệ thống kiểm soát rủi ro và xem đây là một chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. ANZ Việt Nam đã phát triển đội ngũ tư vấn tài chính cá nhân để hỗ trợ tốt nhất khách hàng, và cũng là nét nổi bật đưa ANZ Việt Nam trở thành ngân hàng đi đầu trên thị trường trong lĩnh vực bán lẻ, đặc biệt là sản phẩm cho vay mua nhà và thẻ tín dụng.
Ngân hàng HSBC
Tạp chí Asean Banker đã chọn HSBC là “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong
năm 2006”. Thành công của HSBC Việt Nam ở chỗ chuyển từ phục vụ đối tượng người
nước ngoài sang phục vụ khách hàng Việt Nam với thông điệp “Ngân hàng toàn cầu am
hiểu địa phương”. Với chiến lược thay đổi khách hàng mục tiêu và thiết lập được đội ngũ
nhân viên tư vấn tài chính chuyên nghiệp, HSBC Việt Nam được đánh giá là khá vượt trội ở khả năng bán hàng, khả năng giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới cho
thị trường Việt Nam; đặc biệt là các dịch vụ liên quan tới cho vay KHCN và thẻ tín dụng.
HSBC đã cho ra đời sản phẩm HSBC Premier là loại sản phẩm dành riêng cho đối tượng khách hàng cao cấp của ngân hàng. Khách hàng đủ điều kiện tham gia sản phẩm HSBC Premier sẽ được hưởng các dịch vụ tư vấn chuyên sâu, dịch vụ ngân hàng quản lý nguồn tài chính áp dụng trên toàn cầu, các thẻ tín dụng Premier Master được hưởng các dịch vụ ưu tiên tại các trung tâm Premier độc quyền trên thế giới. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, thẻ tín dụng của HSBC Việt Nam đã chiếm được cảm tình của khách hàng bằng các yếu tố độc đáo này.
Với chính sách cho vay linh hoạt áp dụng cho KHCN và hộ gia đình, HSBC Việt Nam đưa ra cho khách hàng lựa chọn phương thức hoàn trả vốn vay linh hoạt trên cơ sở lãi phẳng tính theo dư nợ gốc ban đầu hoặc lãi tính theo dư nợ gốc giảm dần. Tập đoàn HSBC được vận hành vững chắc dựa trên 5 nguyên tắc vàng trong kinh doanh: Hoạt động có năng lực và hiệu quả, nguồn vốn mạnh và lưu động,
34
chính sách cho vay khôn khéo và kỷ luật nghiêm khắc. Đây cũng là những nguyên tắc nòng cốt hỗ trợ tối đa cho chính sách phát triển cho vay KHCN của HSBC.
1.3.4.2. Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại trong nước
Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng top đầu trên thị truờng về tín dụng bán lẻ và huy động vốn dân cu. Đến cuối năm 2015, BIDV có gần 7,7 triệu khách hàng. Mục tiêu của ngân hàng này đến năm 2018 là tiếp tục giữ vững và củng cố vị trí dẫn đầu về thị phần huy động vốn và tín dụng bán lẻ trong khối ngân hàng thuơng mại cổ phần.
Là một trong những đơn vị có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, trong quá trình phát triển, BIDV đuợc biết đến là ngân hàng bán buôn chuyên phục vụ các dự án lớn của đất nuớc. Năm năm trở lại đây, BIDV đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán lẻ, trong đó nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa là những đối tuợng đuợc uu tiên hàng đầu.
Phát triển thị truờng bán lẻ đòi hỏi phải có vốn đầu tu lớn để mở rộng mạng luới giao dịch, chăm sóc khách hàng, công nghệ thông tin hiện đại. Nếu nhu đây là rào cản với nhiều ngân hàng thuơng mại thì lại là điểm mạnh của BIDV. Ngân hàng có năng lực lẫn kinh nghiệm hoạt động lâu dài, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại gắn với nhiều thuơng hiệu đã đuợc khẳng định trên thị truờng trong nuớc và quốc tế. Mạng luới kênh phân phối BIDV đuợc triển khai rộng khắp không chỉ ở trong nuớc mà mở rộng tại nhiều nuớc trên thế giới...
Tổ chức mô hình và điều hành hoạt động bán lẻ của BIDV đã giúp nhà băng này giữ vững vị trí cao trong nhóm các ngân hàng TMCP trên thị truờng về tín dụng bán lẻ và huy động vốn dân cu.
Với gần 100 sản phẩm, BIDV đáp ứng mọi đối tuợng khách hàng. Một số sản phẩm
đuợc thiết kế theo từng đối tuợng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhu: tín dụng nhà ở,
cho vay sản xuất kinh doanh, các sản phẩm tiết kiệm dự thuởng, ngân hàng điện tử. Ngoài ra, BIDV đã hoàn thành dự án nâng cấp IBMB bổ sung thêm các tính năng mới nhu: rút tiền gửi FD Online, chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7, thanh toán hóa đơn định kỳ, triển khai thí điểm sản phẩm thẻ tín dụng công ty, thẻ ghi nợ
35
doanh nghiệp. Đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ công nghệ nhiều tiện ích và thịnh hành theo xu thế thị trường đã được rất nhiều người dùng ưa chuộng trong thời gian qua là Smart Banking, Life Style.
Mạng lưới kênh phân phối truyền thống của BIDV đã được tăng cường lên 182 chi nhánh và 790 phòng giao dịch trên cơ sở sáp nhập và tái cơ cấu thành công hoạt động của 44 chi nhánh và 200 phòng giao dịch của MHB. Mạng lưới ATM đạt gần 2.000 máy, tổng điểm chấp nhận POS đạt gần 22.000 máy.
Ngân hàng BIDV tiếp tục phát triển và tăng cường hiệu quả của kênh phân phối sản phẩm dịch vụ mới (kênh thoại) với gần 160.000 cuộc gọi ra. Số lượng khách hàng sử dụng kênh ngân hàng điện tử đạt 4 triệu khách hang...
Tính đến cuối năm 2015, quy mô huy động vốn dân cư của ngân hàng đã đạt hơn 355.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần sau 5 năm. Giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân đạt 29% mỗi năm. Quy mô tín dụng bán lẻ đạt hơn 140.000 tỷ đồng. Thu nhập ròng bán lẻ đạt hơn 8.600 tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần sau 5 năm,...
1.3.4.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển cho vay khách hàng cá nhân đối với ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn — Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh
Trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển, hoạt động cho vay KHCN luôn song hành với cuộc sống của mỗi người dân từ việc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu về nhà ở, phương tiện đi lại, hỗ trợ các chi phí học tập. nhưng quan điểm này tại Việt Nam thì không mấy phổ biến, dân ta vẫn có một quan niệm rất nặng nề về “cái nợ”. Việt Nam có thuận lợi là dân số đông, mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì đối tượng KHCN và các hộ gia đình được đánh giá là một thị trường hết sức tiềm năng cho các ngân hàng phát triển hoạt động cho vay của mình.
Các ngân hàng nước ngoài với kinh nghiệm dày dặn về mảng bán lẻ khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam non trẻ bước đầu đã đạt được những thành tích đáng kể. Các NHTM Việt Nam qua đó cũng rút ra được các bài học kinh nghiệm cho mình trong công tác phát triển ngân hàng bán lẻ nói chung và phát triển hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng nói riêng như sau:
36
- Thứ nhất: Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cho vay sát với hoàn cảnh thực tế và nhu cầu thực tiến của đối tượng KHCN và hộ gia đình.
- Thứ hai: Các NHTM cũng cần thiết phải cập nhật thường xuyên thông tin trên thị
trường tài chính ngân hàng, thị trường bất động sản,... các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ để kịp thời điều chỉnh phương hướng hoạt động.
- Thứ ba: Xây dựng chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng thông thạo pháp luật, chuyên môn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thường xuyên cập nhật tin tức thị trường để có thể tư vấn cho khách hàng một cách kỹ lưỡng và nhạy bén.
- Thứ tư: Các NHTM tùy theo năng lực tài chính của mình, tự cân đối nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động cho vay KHCN đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá (lãi suất + phí).
- Thứ năm: Tại Việt Nam, dư nợ cho vay mua bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân mà thời gian các khoản vay này thường là trung - dài hạn. Vì vậy các ngân hàng cũng nên cân đối nguồn vốn của mình, không nên dung nguồn vốn ngắn hạn để cho vay nhiều trong lĩnh vực bất động sản một cách bất hợp lý nhằm tránh không để xảy ra rủi ro mất thanh khoản khi thị trường tài chính hay thị trường bất động sản có biến động.
Kết luận chương 1
Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các NHTM tại Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ. Các ngân hàng đang chạy đua nhau về chất lượng dịch vụ, cả về quy mô phát triển, tiềm lực về vốn, bề rộng hệ thống mạng lưới, cũng như chiều sâu công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển dịch vụ bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ động đối mặt với những thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 1 của luận văn đề cập đến một số cơ sở lý luận tổng quan về phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. Thông qua việc tìm hiểu các lý thuyết những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay đối với khách
37
hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại, từ đó làm tiền đề quan trọng để đi sâu vào việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh và Xây dựng hệ thống các giải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, chi nhánh Quảng Ninh.
38
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN -