Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cho vay tiêu dùng tại các TCTD

Một phần của tài liệu 1206 phát triển cho vay tiêu dùng tại NH hợp tác xã VN chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 36)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cho vay tiêu dùng tại các TCTD

Cho vay tiêu dùng chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, nhưng chúng ta có thể chia ra làm hai nhóm chính: Nhóm các nhân tố vĩ mô và Nhóm các nhân tố vi mô.

Thứ nhất chính là môi trường Luật pháp. Luật pháp là công cụ quản lý đắc lực của nhà nước. Mọi cá nhân, tổ chức tại mỗi nước đều chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật do quốc gia đó quy định với những hoạt động của mình, NHHTXVN cũng không phải ngoại lệ. Hơn thế, NHHTXVN còn chịu sự giám sát khắt khe của NHNN trong việc đảm bảo điều hòa vốn của hệ thống QTDND trước khi muốn phát triển hoạt

động cho vay tiêu dùng. Vì vậy, những quy định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền càng chặt chẽ bao nhiêu thì càng thúc đẩy cho hoạt động kinh doanh của các TCTD bấy nhiêu và còn góp phần giúp các TCTD nâng cao chất lượng phục vụ.

Trước hết, các quy định của luật pháp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phương hướng hoạt động kinh doanh của các TCTD, trong đó có định hướng về cho vay tiêu dùng. Nếu tại quốc gia nào mà Luật pháp không cho phép các TCTD tiến hành nghiệp vụ cho vay tiêu dùng thì chắc chắn một điều rằng: tại đó các TCTD sẽ không được phép thực hiện hoạt động này. Còn nếu pháp luật có quy định về hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng còn quá sơ sài, chưa đủ hành lang cho các TCTD hoạt động thì cũng không thể giúp các TCTD hoạt động kinh doanh tốt được. Vì vậy, nếu pháp luật có các quy định rõ ràng, được xây dựng một cách có hệ thống, đồng bộ về cho vay tiêu dùng sẽ tạo điều kiện để cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển nhanh chóng.

Ngoài ra, hệ thống Luật pháp cũng còn tác động tới cộng đồng dân cư trong xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức khác..., đây chính là những khách hàng của các TCTD. Vì vậy, thông qua sự tác động tới những đối tượng này mà các TCTD cũng chịu sự tác động theo trong quá trình kinh doanh của mình nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.

Bên cạnh đó, các văn bản luật thuộc các ban ngành khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng như Luật đầu tư nước ngoài, Luật thuế, Quy định về giảm thiểu các thủ tục hành chính. được ban hành và sửa đổi ngày càng tiến gần với thông lệ của quốc tế, tiến bộ của nhân loại cũng góp phần không nhỏ tạo điều kiện thông suốt các hoạt động của các TCTD cũng như là hoạt động cho vay tiêu dùng.

Thứ hai là môi trường kinh tế - chính trị. Đây là một nhân tố không kém phần quan trọng so với môi trường luật pháp. Những chỉ tiêu như thu nhập quốc dân GDP, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp... phản ánh trung thực thực trạng nền kinh tế của một quốc gia. Neu một nước có nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định thì đời sống của người dân cũng có xu hướng phát triển theo, nhu cầu tiêu dùng trong xã hội tăng mạnh. Vì vậy, CVTD sẽ được phát triển khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm...

Tình hình chính trị tác động mạnh đến nền kinh tế nên cũng tác động tới cho vay tiêu dùng. Như chúng ta đã biết với một quốc gia thường xuyên có bạo loạn, lật đổ, đảo chính, bất ổn về chính trị, biểu tình phản đối. thì nền kinh tế không thể phát triển được. Do vậy ở tại những nước này, hầu hết các hoạt động của các TCTD cũng bị suy giảm chứ không riêng gì cho vay tiêu dùng. Và ngược lại, quốc gia nào có nền chính trị ổn định, không có khủng bố, bạo loạn hay lật đổ. thì hoạt động của các TCTD trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ phát triển.

Thứ ba là môi trường văn hóa - xã hội. Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa - xã hội bao gồm: tập quán xã hội, thói quen tiêu dùng, trình độ dân trí, thị hiếu người dân, an ninh trật tự, an toàn xã hội. có tác động không nhỏ tới cho vay tiêu dùng. Nếu cộng đồng có thói quen hưởng thụ, luôn muốn thỏa mãn các nhu cầu của mình một cách nhanh chóng, và không ngừng mong muốn cải thiện và nâng cao cuộc sống hiện tại thì cho vay tiêu dùng sẽ có cơ hội phát triển. Còn ngược lại, với một cộng đồng mà các cá nhân trong đó chủ yếu không thích mua sắm, không có thói quen tiêu dùng quá mức những gì mà họ kiếm được tại thời điểm hiện tại thì xu hướng chung của họ là sẽ tiết kiệm chứ không phải là đến các TCTD vay vốn để chi tiêu. Do đó, cho vay tiêu dùng sẽ hoạt động hết sức khó khăn trong một môi trường như thế. Điều này cũng giải thích vì sao ở các nước phương Tây, cho vay tiêu dùng lại phát triển mạnh mẽ, tỷ trọng cho vay tiêu dùng chiếm khoảng 40% đến 50% trên tổng dư nợ, còn ở hầu hết các nước phương Đông thì tỷ lệ này không cao lắm, riêng Việt Nam đến cuối năm 2017 thì chỉ đạt khoảng 1,1 triệu tỷ đồng chiếm khoảng trên 17% tổng dư nợ của nền kinh tế.

b. Nhóm các nhân tố vi mô

Một là những nhân tố xuất phát từ phía khách hàng

- Khả năng tài chính của khách hàng: Đây là một trong số các chỉ tiêu mà các TCTD nào cũng quan tâm tới khi tiến hành cho khách hàng vay vốn. Ngay từ khi tiến hành thẩm định, các TCTD không chỉ quan tâm tới khả năng tài chính hiện tại mà còn đặc biệt chú ý đến khả năng về thu nhập tương lai của khách hàng. Với những khách hàng có tình hình tài chính càng khả quan và ổn định thì các TCTD càng muốn cho vay. Đối với CVTD thì tiêu chí này càng quan trọng và có thể nói là

quan trọng nhất trong việc quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Vì thực tế, phần

lớn các khoản CVTD thường có những cam kết hoàn trả nợ của khách hàng bằng thu nhập thường xuyên trong tương lai. Vậy nên đối với những người có thu nhập càng cao khi tiến hành trả nợ sẽ gây ra ít ảnh hưởng nhất đến tình hình tài chính của

họ. Như vậy là khoản tín dụng mà các TCTD đã cấp sẽ an toàn hơn rất nhiều. - Đạo đức của khách hàng: Nhân tố này ảnh hưởng đến hành vi trả nợ của

khách hàng. Nếu khách hàng có đạo đức tốt, có ý muốn trả nợ thì thiện chí trả nợ sẽ

được thực hiện. Còn nếu không các TCTD sẽ rất khó khăn trong việc thu hồi nợ gốc

chứ chưa nói đến thu lãi.

- Tài sản đảm bảo (TSĐB): Cơ sở để phòng ngừa rủi ro tín dụng chính là tài sản đảm bảo. Nếu khoản vay tiêu dùng nào mà khách hàng có TSĐB thì càng an toàn cho các TCTD, và khách hàng sẽ được hưởng mức cho vay cao hơn so với vay

không có tài sản đảm bảo. Trường hợp nếu khách hàng không có khả năng thanh toán thì các TCTD có thể phát mại tài sản để thu hồi một phần hay toàn bộ nợ của khách hàng đó.

Hai là những nhân tố xuất phát từ phía các TCTD

viên tín dụng là rất quan trọng. Các TCTD không chỉ cần một đội ngũ nhân viên có năng lực, có trình độ, có tư cách đạo đức mà còn phải đông đảo về cả số lượng. - Công tác thẩm định: Như đã trình bày ở đặc điểm của cho vay tiêu dùng,

quá trình thẩm định khách hàng vay tiêu dùng diễn ra có rất nhiều khó khăn. Đây chính là nguyên nhân gây ra thời gian thẩm định khá dài. Vì vậy, khách hàng không

mặn mà lắm với CVTD. Cho nên, các TCTD nếu tiến hành khâu này một cách nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo chính xác, không gây phiền hà cho khách hàng sẽ

tạo ra một ấn tượng tốt với khách hàng. Đặc biệt, điều này sẽ giúp cho các TCTD dễ

dàng lôi kéo được đối tượng khách hàng cá nhân như trong cho vay tiêu dùng. - Trình độ công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng

trong việc mở rộng, đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, và càng quan trọng hơn

trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Đây là cơ sở của khả năng và mức độ sẵn sàng phục vụ khách hàng của các TCTD. Hệ thống công nghệ thông tin

càng hiện đại càng góp phần tiện lợi và hiệu quả trong hoạt động nói chung của các

TCTD và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Khách hàng được phục vụ tốt hơn

thì thị trường càng có cơ hội mở rộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn vốn của các TCTD: Một điều kiện vô cùng quan trọng trong việc mở rộng, đi sâu vào các hoạt động cho vay tiêu dùng đấy chính là nguồn vốn. Tại NHHTXVN, nguồn vốn để cho vay tiêu dùng chỉ được đáp ứng sau khi việc cho vay đối với các QTDND được đáp ứng đầy đủ. Vì vậy, nếu NHHTXVN có vốn lớn

thì càng có cơ hội để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

1.4. Quản lý rủi ro trong việc phát triển cho vay tiêu dùng tại các TCTD

Cho vay tiêu dùng tại các TCTD nói chung, cũng như tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thường gặp phải một số rủi ro chính như:

- Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra tổn thất do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Với mục tiêu phát triển cho vay tiêu dùng cả về quy mô và chất lượng khoản vay thì các TCTD cần chú trọng để hạn chế thấp nhất rủi ro này, tránh tình trạng cho vay tràn lan tới những khách hàng không đủ điều kiện đáp ứng.

- Rủi ro thanh khoản: là tình trạng các TCTD không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản. Bởi đặc thù của NHHTXVN là ưu tiên điều hòa vốn giữa các QTDND, chỉ cho vay tiêu dùng sau khi đáp ứng được nhu cầu vốn của các QTDND

thành viên, cho nên ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn, tính thanh khoản của các nguồn vốn, cân đối giữa vốn huy động và vốn cho vay trong quá trình phát triển cho vay tiêu dùng.

Dù quy mô của từng khoản vay tiêu dùng là nhỏ, nhưng số lượng các khoản vay lại nhiều, nếu quản lý rủi ro không tốt, toàn bộ hoặc hầu hết khoản vay gặp rủi ro tín dụng thì kéo theo đó là rủi ro thanh khoản xảy ra trong các TCTD

- Rủi ro hoạt động: là rủi ro dẫn đến tổn thất do không có đầy đủ quy trình nội bộ, không đủ nhân lực và hệ thống hoặc các yếu tố nội bộ này không hiêu quả hoặc cũng có thể do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài

Trong hoạt động cho vay tiêu dùng, rủi ro hoạt động có thể hiểu là rủi ro do những hành vi gian lận, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng xử lý của nhân viên, rủi ro liên quan đến phần mềm dữ liệu, rủi ro khả năng để mất những khách hàng tốt...

Rủi ro trong hoạt đông tín dụng là điều không thể tránh khỏi bởi vậy công tác thẩm định kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay khách hàng phải đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy định. Từ bước đầu thẩm định đánh giá được uy tín, thái độ của khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng là điều rất quan trọng. Tiếp theo TCTD sẽ yên tâm hơn nếu khách hàng có vốn đủ lớn, nguồn thu nhập ổn định để có thể trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó tài sản thế chấp cũng là một yếu tố giúp giảm rủi ro cho TCTD trong những trường hợp bất khả kháng khách hàng không có khả năng trả nợ. Ngoài những yếu tố chủ quan trên TCTD cũng cần đánh giá các yếu tố khách

quan như tình hình biến động nền kinh tế, môi trường pháp luật để đưa ra những quyết định đúng nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động cho vay.

Để đối phó và xử lý với nợ xấu sau này, các TCTD cần thực hiện xác định đúng và đủ nợ xấu, từ đó trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định. Từ đó, các TCTD có thể giải quyết được những rủi ro có thể sẽ xảy ra, giúp hệ thống tăng trưởng an toàn và bền vững

Vì vậy, quản lý rủi ro trong việc phát triển cho vay tiêu dùng tại các TCTD nói

chung, cũng như tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam nói riêng cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán từ Trụ sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn hệ thống bằng việc nâng cao trình độ, đạo đức của nhân viên từ khâu tìm kiếm, phân tích

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY

Một phần của tài liệu 1206 phát triển cho vay tiêu dùng tại NH hợp tác xã VN chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 36)