6. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Thực hiện nhanh chóng, chính xác quy trình cho vay tiêu dùng phù hợp vớ
hợp
với từng đối tượng khách hàng
Khi thực hiện cho vay tiêu dùng cũng như bất kì hoạt động cho vay khác thì mỗi cán bộ tại chi nhánh cần thực hiện đúng và đủ quy trình được áp dụng trong toàn hệ thống NHHTXVN. Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng được tiếp cận với những gói vay phù hợp thì ngân hàng cần tìm hiểu nhu cầu, điều kiện và thủ tục giấy tờ của khách hàng vay. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn, cùng với quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, đánh giá tinh hình khách hàng, duyệt mức cho vay, giải ngân vốn vay...chính xác, nhanh chóng sẽ giúp khách hàng nhanh tiếp cận được nguồn vốn vay để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của mình, đồng thời nâng cao năng suất làm việc của các cán bộ tại chi nhánh.
Để có thể thực hiện nhanh chóng, chính xác quy trình cho vay tiêu dùng thì đòi hỏi cần có sự cẩn thận, linh hoạt của toàn bộ các cán bộ nhân viên tại chi nhánh, sự phối hợp, giám sát chặt chẽ giữa các phòng ban. Từ đó, chi nhánh có thể phát triển cho vay tiêu dùng rộng rãi mà vẫn đảm bảo được an toàn trong lĩnh vực cho vay đầy tiềm năng này.
chính. Ở cấp độ chi nhánh, CN Hà Tây có thể thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường giám sát các khoản vay để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra sử dụng vốn vay sau giải ngân để tránh tình trạng kiểm tra hình thức đối phó nhằm phát hiện kịp thời các khoản nợ có vấn đề. Nội dung các biện pháp bao gồm:
Xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp
Muốn đạt được hiệu quả trong hoạt động giám sát cho vay, NHHTXVN phải có định mức số lượng khách hàng, dư nợ cho cán bộ tín dụng một cách phù hợp với khả năng quản lý và thực hiện tốt việc kiểm tra trong và sau cho vay. Xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp với từng hình thức cho vay và kết quả phân loại nợ đảm bảo yêu cầu mật độ kiểm tra cao hơn đối với những nhóm nợ xấu. Kiểm tra toàn diện các khoản vay vượt quá một mức dư nợ nhất định với kiểm tra điển hình đối với nhóm khách hàng được xếp loại nợ đủ tiêu chuẩn.
Thực hiện kiểm tra và kiểm soát các khoản vay
Sau khi giải ngân, CBTD phải kiểm tra sử dụng vốn vay thường xuyên. Họ cũng thường xuyên theo dõi tiến độ của kế hoạch cho vay. Việc kiểm tra được thực hiện thông qua không chỉ báo cáo của khách hàng mà còn qua khảo sát thực tế. CBTD cũng thực hiện cả hai kiểm tra định kỳ và bất ngờ kiểm tra để tìm ra những vấn đề phát sinh trong suốt thời gian vay.
Một số đánh giá CBTD phải thực hiện trong giai đoạn này:
- Đánh giá thái độ và trách nhiệm của khách hàng vay bởi có một số cuộc họp, đàm thoại về cho vay, khả năng trả nợ.
- Đánh giá năng lực thanh toán thông qua báo cáo thu nhập để đảm bảo khách hàng có thể trả nợ vốn vay kịp thời
- Đánh giá việc sử dụng vốn vay có phù hợp với mục đích khi khách hàng làm đơn xin vay vốn, tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn nhằm kinh
doanh có
thể gây thua lỗ.
- Đánh giá lại tài sản đảm bảo (giá và tình trạng của tài sản đảm bảo) để điều chỉnh phân bổ vốn hoặc yêu cầu khách hàng vay để thêm các tài sản thế chấp.
để đảm bảo khả năng thu hồi vốn vay. CBTD cần phải đánh giá những thay đổi trong điều kiện tài chính của khách hàng vay, thu nhập thường xuyên, thu nhập bất thường. Neu có bất kì tín hiệu tiêu cực nào thì đều có thể ảnh hưởng đến khả năng chi trả món vay.
Xử lý vấn đề phát sinh
Những vấn đề này là sự chậm trễ bất thường trong việc thanh toán hoặc thái độ lảng tránh từ khách hàng, ...Để đối phó với những vấn đề này, CBTD phải nhanh chóng nhận ra mức độ thiệt hại mà vấn đề tạo ra, đồng thời, kiểm tra và giám sát chặt chẽ và tìm ra nguyên nhân và giải pháp để giảm thiểu hậu quả của những vấn đề này như sau:
Trong trường hợp khách hàng vay có khó khăn tạm thời về tài chính nhưng vẫn có thiện chí trả nợ, ngân hàng sẽ hỗ trợ họ. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, NHHTXVN thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ nếu khách hàng chứng minh được khả năng trả nợ ngân hàng sẽ điều chỉnh kỳ hạn. Đồng thời, NHHTXVN phải đưa khách hàng vào diện giám sát đặc biệt, cán bộ tín dụng cần phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau cơ cấu. Đối với các khách hàng có khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, ngân hàng phải có các biện pháp tư vấn, giám sát khách hàng, đề nghị khách hàng đưa ra các lộ trình xử lý với thời gian hoàn thành và phương án kế hoạch trả nợ một cách cụ thể.
Nếu khách hàng không có khả năng để vượt qua khó khăn và không có thiện chí trả nợ, ngân hàng phải bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ hoặc bán nợ để thu hồi nợ. Đây là giải pháp cuối cùng để cứu vốn của ngân hàng.
Bên cạnh việc kiểm tra việc vốn vay, CBTD cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng giao dịch thanh toán qua chuyển khoản, hạn chế rút tiền mặt. Nếu khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, CBTD cần kiểm soát tránh trường hợp tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn lại không có khả năng thanh toán cho ngân hàng.
3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chi nhánh
Chất lượng đội ngũ nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng. Như đã phân tích ở chương 2, đội ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm và kiến thức có thể đưa ra các đánh giá không chính xác về tình hình tài chính, năng lực trả nợ của khách hàng, làm ảnh hưởng chất lượng thẩm định, dẫn đến các quyết định cho vay không chính xác. Thêm vào đó, ý thức của đội ngũ cán bộ chưa cao cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tuân thủ chính sách tín dụng chưa triệt để, việc kiểm tra, kiểm soát các khoản vay chỉ làm cho có. Do vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức, năng lực điều hành của cán bộ là rất cần thiết.
Nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng
Chi nhánh Hà Tây chưa có bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm phân tích tín dụng, mà việc này được giao cho phòng tín dụng doanh nghiệp. Do đó, cán bộ tín dụng cần được tham gia các khóa học đào tạo (ngắn hạn hoặc khóa học dài hạn) để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm của họ trong việc phân tích các khoản vay. Các khóa đào tạo phải được cung cấp kiến thức sâu sắc về chuẩn mực kế toán, kỹ thuật đánh giá dự án, phân tích hoạt động kinh doanh của, pháp luật và chính sách của chính phủ, kiến thức chuyên ngành, ... Đặc biệt, kiến thức chuyên ngành rất quan trọng trong việc phục vụ khách hàng, nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng cho vay.
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Chi nhánh nên tạo thêm động lực cho nhân viên bằng cách tạo ra nhiều loại ưu đãi và phần thưởng, đồng thời có cơ chế kỷ luật nghiêm khắc để trừng phạt các hành vi vi phạm.
Đánh giá thường xuyên hiệu suất của nhân viên, hoặc xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu suất làm việc. Quy định này sẽ giúp các nhà quản lý phải hiểu công việc của các nhân viên của họ và làm giảm cơ hội để làm cho rủi ro đạo đức.
Đào tạo nguồn lực đáp ứng nhu cầu quản trị rủi ro hoạt động cho vay là yêu cầu quyết định sự thành bại của một hệ thống quản trị rủi ro. Hạn chế của cán bộ về
khả năng và kiến thức sẽ làm cho hoạt động quản trị rủi ro trở nên không hiệu quả. Để có thể nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay NHHTXVN cần phải làm cho các CBTD hiểu và nhận thức đầy đủ về bản chất các loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, những nguyên nhân gây ra rủi ro đó, hậu quả do nó mang đến cho ngân hàng và những biện pháp phòng ngừa rủi ro. NHHTXVN có thể tiến hành mời các chuyên gia về pháp lý đến giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng để cán bộ có thêm kiến thức và hiểu biết về pháp luật.
Thứ nhất, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cũng như tập trung xây dựng thương hiệu cho ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu rủi ro nhân lực và rủi ro hoạt động, cụ thể:
- Nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào, đảm bảo nhân viên mới tuyển dụng có đủ điều kiện, trình độvà phẩm chất đảm nhiệm công việc được giao. - Tổ chức học tập, hướng dẫn về các quy trình nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ
nhất là các cán bộ nhân viên mới vào làm việc. Lãnh đạo phân công cán bộ
lâu năm,
có kinh nghiệm hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ mới.
- Hàng năm, ngân hàng cần rà soát lại trình độ cán bộ làm nghiệp vụ bằng các cuộc thi nghiệp vụ chuyên môn, động viên cán bộ tự nghiên cứu, đào tạo nhằm
nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.
- Ngân hàng cần đưa ra chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ làm công tác tín dụng, đảm bảo thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm công
việc. Việc phân phối thu nhập phải đi đôi với công tác kiểm soát cán bộ căn
cứ vào
chất lượng công việc nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng quyền hạn để cấp những
khoản tín dụng rủi ro.
Mặc dù chi phí đào tạo thường xuyên của cán bộ tham gia hoạt động nghiệp vụ là rất tốn kém về mặt tài chính và thời gian, tuy nhiên ngân hàng bắt buộc phải thực hiện một cách tích cực và liên tục để đảm bảo sự thành công của hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHHTXVN.
Thứ hai, hạn chế rủi ro đạo đức bằng cách gắn trách nhiệm với quyền lợi cán bộ làm công tác tín dụng, nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng do cán bộ tín dụng luôn đối mặt với rủi ro, cần phải có chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến khích người làm công tác tín dụng, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng cho người làm tín dụng để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ. Nâng cao tính chủ động, tự thân, ý thức tự giác và khát vọng phấn đấu học tập của từng cán bộ thông qua các chính sách sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, thi đua, khen thưởng, thi tuyển nâng ngạch bậc, ... Đây vừa là đòn bẩy khuyến khích, động viên cán bộ tự thân tích cực nỗ lực phấn đấu học tập vừa là chính sách cụ thể, là động lực để người lao động tăng khát vọng cống hiến.
Thứ ba, chuẩn hóa cán bộ tín dụng có một vai trò rất quan trọng. Ngay từ khâu tuyển dụng cần phải có những tiêu chuẩn cơ bản về kiến thức, khả năng làm việc, phẩm chất đạo đức, những hiểu biết về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội, có khả năng giao tiếp. Đây là các yếu tố cơ bản đảm bảo năng lực làm việc của các cán bộ tín dụng trong quá trình tác nghiệp.
Thứ tư, đồng bộ hóa giữa công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với công tác quản lý nguồn nhân sự quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp. Công tác đào tạo cần phải thực hiện đồng bộ với các công tác quản lý con người như: sắp xếp công việc, phân công phân nhiệm, công tác tuyển chọn, sử dụng, quy hoạch phát triển nguồn lãnh đạo đánh giá kết quả công việc, chế độ lương thưởng, phúc lợi. Ở đây cần chú ý đến khâu thiết kế công việc, đó là việc đưa ra một bản mô tả công việc vói yêu cầu về trình độ, kỹ năng, năng lực cụ thể cho từng vị trí công việc, từ đó có thể xác định được cán bộ tại vị trí nào cần được đào tạo và sẽ đào tạo nghiệp vụ chuyên môn gì. Chính sách đánh giá kết quả công việc cũng là một khâu quan trọng, không chỉ dựa vào đó để trả lương mà còn tìm ra những mặt
yếu kém cần đào tạo và phát triển nhân viên quy hoạch dài hạn, chính sách này cũng tạo động lực phấu đấu cho cán bộ, nhân viên, họ sẽ tự tìm ra nhu cầu cần đào tạo thêm của bản thân để hoàn thiện và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ hơn nữa.
Nâng cao năng lực quản trị điều hành của Ban lãnh đạo CN, phòng giao dịch
NHHTXVN cần phải quan tâm đầu tư thời gian và nguồn lực để hoạch định chiến lược quản trị rủi ro sao cho an toàn và hiệu quả, phù hợp với những loại rủi ro đặc thù và với điều kiện của NHHTXVN trong môi trường cạnh tranh và hội nhập hiện nay.
Ban điều hành và kiểm soát phải xác định, điều chỉnh định kỳ chính sách tín dụng, chiến lược kinh doanh tín dụng cũng như chiến lược quản trị rủi ro, khả năng chấp nhận rủi ro một cách phù hợp với quy mô, sự phức tạp và khả năng quản trị của ngân hàng. Khi xây dựng chiến lược hoạt động cần phân tích tính toán các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ, thị trường vốn. NHHTXVN chỉ chấp nhận rủi ro sau khi đã phân tích chi tiết trên tất cả các khía cạnh pháp luật và kinh tế. Việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay cần được thực hiện thông qua xây dựng danh mục để phân tán rủi ro, tránh việc cho vay dồn vào một ngành nghề cụ thể để hạn chế thấp nhât rủi ro có thể xảy ra đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận. Một trong những nguyên tắc cổ điển nhất trong kinh doanh là “không bỏ trứng vào một giỏ”. Nó được thể hiện dưới các hình thức sau:
- Đa dạng hóa phương thức cho vay: Trong hoạt động cho vay tiêu dùng có nhiều phương thức như cho vay từng lần, cho vay trả góp ... NHHTXVN cần xem
xét và đưa ra các phương thức thích hợp với các đối tượng khách, không áp dụng
một cách cứng nhắc và mang tính truyền thống. Đổi mới và linh hoạt trong
cho vay
để phân tán rủi ro.
- Đa dạng hóa khách hàng: Ngoài các đối tượng khách hàng truyền thống, mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, các đối tượng khách hàng
kinh doanh đều có chu kỳ tăng trưởng và suy thoái. Đa dạng hóa lĩnh vực giúp cho NHHTXVN phấn tán rủi ro, nguồn tiền của ngân hàng sẽ được sử dụng vào nhiều lĩnh vực ngành nghề. Để có thể đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư một cách an toàn và hiệu quả, NHHTXVN cần có những chiến lược kinh doanh lâu dài và ổn định dựa trên việc bám sát định hướng cho vay, những lĩnh vực nào khuyến khích đầu tư cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chính sách cho vay phù hợp với tình hình.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Để tạo điều kiện cho NHHTXVN cũng như các QTDND hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội xin đề xuất, đề nghị một số vấn đề:
Thứ nhất, đề nghị Chính phủ cần có cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là chính sách lãi suất nhằm khuyến khích đối với các tổ chức tín dụng nhỏ; kể cả ngân hàng nước ngoài đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn mà không nên áp dụng chung một khung cơ chế, chính sách như đối với các tổ chức tín dụng phục vụ đô thị. Chính sách lãi suất đối với NHHTXVN cần được nghiên cứu để ban hành