QUI TRÌNH TRỒNG CÂY HOA CÚC VẠN THỌLÙN SỬ DỤNG THẢM TƢỚ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế thử thảm tưới từ vật liệu dệt cho cây trồng ở Việt Nam (Trang 138 - 139)

SỬ DỤNG THẢM TƢỚI

P4.1 Vật liệu sử dụng

Hạt giống cây hoa cúc vạn thọ lùn thuộc nhóm cây hoa giống F1 TN301 (tên khoa học: Tagete patula L.)đƣợc cung cấp bởi công ty giống Trang Nông.

Chậu nhựa đen đƣờng kính đáy 12cm, đƣờng kính miệng 20 cm, chiều cao tùy theo bề dày của thảm tƣới bón. Khay nhựa gieo hạt 70 lỗ.

Đất phù sa phơi khô, đập nhỏ, rây trên sàng kích thƣớc hạt lớn nhất 0,3cm. Trấu hun vừa đủ sém lớp vỏ. Phân chuồng hoai. Xơ dừa vụn kích thƣớc ≤ 0,3cm. Rễ bèo phơi khô băm nhỏ kích thƣớc ≤ 0,3cm.

Dung dịch dinh dƣỡng đƣợc cung cấp bởi phòng thí nghiệm nghiệm JICA trƣờng đại học Nông nghiệp Hà Nội có hàm lƣợng Ion gl dịch dinh dƣỡng N, P, K là 0,94, 0,02, 0,48 g/l và đƣợc pha loãng tới nồng độ 1% để tƣới cho cây.

Sử dung loại mẫu thảm tƣới thiết kế, chế thử KT5 là mẫu thảm có các chỉ tiêu sinh trƣởng tốt nhất, chu kỳ tƣới kéo dài nhất và lƣợng nƣớc cần tƣới ít nhất.

P4.2 Chuẩn bị giá thể

Mẫu giá thể gieo hạt: đất phù sa, phân chuồng, rễ bèo, trấu hun theo tỉ lệ 1:1:1:1. Cho giá thể vào lỗ gieo hạt trên khay cách miệng lỗ 0,5 ÷ 1cm. Chuẩn bị giá thể trồng cây ở độ ẩm 65 ÷ 70 %.

Mẫu giá thể trồng cây: sử dụng giá thể 3 bao gồm đất phù sa, phân chuồng, trấu hun, xơ dừa theo tỉ lệ 1,5:1:1:0,5.

P4.3 Chuẩn bị hạt giống

Hạt giống đƣợc đựng trong túi hàn kín. Trƣớc khi gieo, ngâm hạt giống trong nƣớc ấm 45o

C trong 30 phút. Vớt hạt ra để để trên giấy thấm 15 phút rồi đem gieo.

P4.4 Kỹ thuật gieo hạt và chăm sóc trên vƣờn ƣơm

Hạt đƣợc gieo trên khay đã chuẩn bị giá thể. Đặt hạt nằm ngang vào chính giữa lỗ (1 hạt/1 lỗ). Sau khi gieo hạt, phủ lên một lớp bột mỏng dày 0,1 ÷ 0,2 cm. Dùng bình phun mù tƣới đẫm. Duy trì độ ẩm của giá thể 90 ÷ 95% sau khi gieo hạt cho đến khi nảy mầm (3 ÷ 7 ngày tùy theo điều kiện nhiệt độ không khí).

Sau khi hạt nảy mầm dùng bình phun tƣới đủ ẩm, độ ẩm của giá thể 80 ÷ 85% hoặc tƣới 1÷2 lần/ngày tùy thuộc độ ẩm của không khí.

Khi cây con đã đạt tiêu chuẩn vƣờn ƣơm: cây cao 5 ÷ 6 cm và có 4 ÷ 5 lá thật tiến hành ra ngôi.

P4.5 Kỹ thuật ra ngôi và chăm sóc trên vƣờn thực nghiệm

123

Đối với các công thức không sử dụng thảm tƣới (công thức đối chứng): đổ giá thể vào chậu cây, đặt đầu đo độ ẩm ở trung tâm giá thể trên giá thể, trồng cây ngay ngắn vào chính giữa chậu.

Đối với các công thức sử dụng các mẫu thảm tƣới: rải lớp xơ dừa hay vật xốp thoáng nƣớc 1 cm dƣới đáy chậu (để thoát nƣớc mƣa), đặt thảm tƣới dƣới đáy chậu cây, đổ giá thể vào chậu cây đặt đầu đo độ ẩm ở trung tâm giá thể, trồng cây ngay ngắn vào chính giữa chậu.

Lƣợng nƣớc tƣới ban đầu cho mỗi công thức là 300ml để đạt độ ẩm ban đầu 97÷100%. Dùng bình tƣới cấp nƣớc trực tiếp cho giá thể theo phƣơng pháp tƣới thông thƣờng trên mặt đất. Dùng xylanh cấp nƣớc cho thảm tƣới thông qua ống dẫn. Chọn thời điểm tƣới cây khi độ ẩm ≤ 70 % là giới hạn giữa độ ẩm hữu hiệu và độ ẩm cây héo. Độ ẩm cây héo là độ ẩm ở trạng thái nƣớc trong đất mà cây trồng không hút đƣợc, cây bị héo và chết nếu không đƣợc tƣới nƣớc.

Tƣới dung dịch dinh dƣỡng định kỳ một tuần một lần, mỗi lần 100ml cho tất cả các công thức thí nghiệm theo phƣơng pháp tƣới trên thông thƣờng.

P4.6 Phòng trừ sâu bệnh

Trong quá trình trồng cây, cần kiểm tra thƣờng xuyên để phát hiện sâu bệnh và tiến hành phòng trừ. Trên cây hoa cúc Vạn thọ lùn thƣờng xuất hiện sâu vẽ bùa (phyllocnistis citrella), nếu mức độ thấp có thể bắt sâu thủ công, nếu mức độ cao cần sử dụng thuốc trừ saauLannate, DC-Tron-plus, Bian,... theo hƣớng dẫn của nhà sản suất. Nhện đỏ (Tetranychus sp) sử dụng một trong số các loại thuốc sau: Danitol 10EC, Ortus 5SC, Nissorun 5EC,... theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế thử thảm tưới từ vật liệu dệt cho cây trồng ở Việt Nam (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)