Phƣơng pháp tƣới nƣớc không sử dụng vật liệu dệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế thử thảm tưới từ vật liệu dệt cho cây trồng ở Việt Nam (Trang 25 - 26)

Có nhiều phƣơng pháp tƣới nƣớc khác nhau tùy theo các điều kiện thổ nhƣỡng và loại cây trồng khác nhau nhƣ: tƣới trên mặt đất (tƣới ngập, tƣới rãnh, tƣới dải, tƣới phun, tƣới nhỏ giọt), tƣới dƣới mặt đất (tƣới ngầm nhỏ giọt, thuỷ canh, khí canh)...

1.2.1 Tưới nước trên mặt đất

Phƣơng pháp tƣới trên mặt đất là phƣơng pháp nƣớc đƣợc cung cấp cho cây trồng do ngấm qua đất (giá thể) từ phía trên xuống dƣới tới bộ rễ của cây hoặc thấm thấu qua thân và lá cây, hoặc cả qua rễ, thân và lá cây. Có thể kể ra một số kiểu tƣới thƣờng dùng nhƣ:

Tưới ngập

Trong phƣơng pháp tƣới này nƣớc di chuyển ở trên và qua đất do trọng lực dòng chảy để ƣớt và xâm nhập vào đất, nƣớc phủ tràn, ngập đất canh tác. Mực nƣớc ngập thƣờng từ 5 ÷ 15 cm tùy từng loại cây [9], [75].

Tưới rãnh

Tƣới rãnh là hình thức đƣa nƣớc vào rãnh theo luống, nƣớc thấm dần vào đất theo lực mao dẫn và một phần theo trọng lực ngấm xuống đáy rãnh. Hiệu quả thấm nƣớc vào thân luống phụ thuộc vào loại đất, độ sâu nƣớc đƣa vào rãnh [75].

Tưới dải

Tƣới dải là hình thức tạo nên lớp nƣớc mỏng (5÷6 cm) chảy theo độ dốc của dải đất và thấm dần vào đất [75].

Tưới phun

Tƣới phun mƣa là hình thức dùng hệ thống bình chứa, bình gƣơng sen, vòi phun hoặc dùng hệ thống ống dẫn nƣớc có áp lực để cung cấp nƣớc dƣới dạng nhƣ hạt mƣa, hạt sƣơng phun lên cây [76].

Tưới nhỏ giọt trên mặt đất

Tƣới nhỏ giọt trên mặt đất là hình thức dùng hệ thống ống dẫn nhỏ giọt đặt trên mặt đất để cung cấp nƣớc bằng cách nhỏ từng giọt vào từng gốc cây theo nhu cầu của cây [6], [13].

Nhận xét: phƣơng pháp tƣới trên mặt đất có ƣu điểm nổi bật là thiết bị tƣới đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao, dễ tƣới, ngƣời nông dân dễ làm quen, áp dụng mọi nơi, mọi lúc và khả năng sử dụng rộng, diện tích lớn. Các phƣơng pháp tƣới trên cần cấp nƣớc tƣới dƣ so với nhu cầu của cây để đáp ứng yêu cầu nƣớc của cây, bù lại phần ngấm xuống mạch nƣớc ngầm và phần bay hơi vào không khí. Điều này dẫn đến sự rửa trôi chất mầu, tốn nƣớc thậm chí gây ô nhiễm môi trƣờng do các hóa chất bị ngấm vào tầng nƣớc ngầm.

10

Bên cạnh đó hiện tƣợng bay hơi làm cho đất nhanh chóng bị khô, nên phải tăng tần suất hay lƣợng nƣớc tƣới.

1.2.2 Tưới nước dưới mặt đất

Ở phƣơng pháp tƣới dƣới mặt đất, nƣớc đƣợc cấp đến vùng đất chứa rễ của cây trồng từ bên dƣới bề mặt và đƣợc mao dẫn ra xung quanh và lên trên. Có một số kiểu thƣờng dùng là:

Tưới nhỏ giọt dưới mặt đất

Ở đây nƣớc đƣợc cấp vào hệ thống ống dẫn nƣớc ngầm dƣới đất và thông qua các lỗ nhỏ trên ống, nƣớc thấm dần ra đất nhờ hệ mao dẫn của đất [6], [13].

Tưới máng

Các chậu cây đƣợc đặt trong các máng, đƣợc định kỳ nhúng nƣớc bằng cách cấp nƣớc vào máng trong thời gian ngắn. Khi có nƣớc trong máng, nƣớc qua các lỗ ở đáy chậu ngấm vào đất và cung cấp cho cây [46], [47].

Thủy canh

Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không đất, cây tƣới ngầm nhờ đƣợc bộ rễ đƣợc nhúng trực tiếp vào dung dịch dinh dƣỡng [75].

Khí canh

Khí canh là kỹ thuật trồng cây không đất, cây đƣợc cố định trong không trung và dung dịch dinh dƣỡng đƣợc phun dạng sƣơng mù trực tiếp vào bộ rễ. Thời gian phun và số lần phun trong ngày đƣợc điều chỉnh hợp lý tuỳ theo tình trạng sinh lý của cây và nhiệt độ môi trƣờng bên ngoài [18].

Nhận xét: phƣơng pháp tƣới dƣới mặt đất giảm lƣợng nƣớc tƣới nhờ cắt giảm đƣợc

lƣợng bay hơi. Tuy nhiên, các phƣơng pháp tƣới dƣới mặt đất vẫn còn tồn tại một số nhƣợc điểm nhƣ: chi phí lớn do đầu tƣ hệ thống thiết bị tƣới ban đầu, kỹ thuật phức tạp nên khả năng phổ biến rộng bị hạn chế, lỗ và đƣờng ống cung cấp nƣớc dễ bị tắc nghẽn làm cho độ ẩm các vùng đất không đều, lƣu lƣợng cấp vẫn do con ngƣời quyết định nên chƣa hẳn đã đáp ứng đúng đƣợc nhu cầu của cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế thử thảm tưới từ vật liệu dệt cho cây trồng ở Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)