3: lỗ trống luồn phần tử 3 (ống bơm nƣớc) đƣờng kính 6mm.
3.4.3 Qui trình trồng cây sử dụng thảm tƣới mẫu của luận án
3.4.3.1 Công tác chuẩn bị
Cây con đủ tiêu chuẩn (phụ lục 4) đƣợc lấy ra khỏi khay, còn nguyên bầu. Đối với các công thức không sử dụng thảm tƣới (công thức đối chứng): đổ giá thể vào chậu cây, đặt đầu đo độ ẩm ở trung tâm giá thể trên giá thể, trồng cây ngay ngắn vào chính giữa chậu. Đối với các công thức sử dụng các mẫu thảm tƣới: rải lớp xơ dừa hay vật xốp thoáng nƣớc 1 cm dƣới đáy chậu (để thoát nƣớc mƣa), đặt thảm tƣới dƣới đáy chậu cây, đổ giá thể vào chậu cây đặt đầu đo độ ẩm ở trung tâm giá thể, trồng cây ngay ngắn vào chính giữa chậu. Lƣợng nƣớc tƣới ban đầu cho mỗi công thức là 300ml để đạt độ ẩm ban đầu 97÷100%. Dùng bình tƣới cấp nƣớc trực tiếp cho giá thể theo phƣơng pháp tƣới thông thƣờng trên mặt đất. Dùng xylanh hoặc phễu cấp nƣớc cho thảm tƣới đúng bằng độ trữ nƣớc của thảm tƣới thông qua ống dẫn. Chọn thời điểm tƣới cây khi độ ẩm ≤ 70 % là giới hạn giữa độ ẩm hữu hiệu và độ ẩm cây héo. Độ ẩm cây héo là độ ẩm ở trạng thái nƣớc trong đất mà cây trồng không hút đƣợc, cây bị héo và chết nếu không đƣợc tƣới nƣớc. Tƣới dung dịch dinh dƣỡng định kỳ một tuần một lần, mỗi lần 100ml cho tất cả các công thức thí nghiệm theo phƣơng pháp tƣới trên thông thƣờng.
3.4.3.2 Quy trình trồng cây
1. Chọn kích cỡ thảm tƣới đúng kính cỡ chậu cây;
2. Rải lớp xơ dừa hay vật xốp thoáng nƣớc 1 cm dƣới đáy chậu (để thoát nƣớc mƣa); 3. Đặt thảm tƣới lên lớp lót trong chậu;
4. Đổ giá thể (đất trồng) lên thảm đến 5 cm thì đặt cây vào (trung tâm chậu cây); 5. Đổ tiếp giá thể lên đến cách miệng chậu 1cm (lèn nhẹ để cây đứng vững);
6. Cấp nƣớc vào thảm qua ống dẫn cấp nƣớc đến khi nƣớc đầy ống thì dừng (theo khả năng trữ nƣớc của mỗi loại thảm tƣới);
7. Theo dõi độ ẩm của giá thể để xác định lần cấp nƣớc tiếp theo (thời điểm tƣới cây khi độ ẩm ≤ 70 % là giới hạn giữa độ ẩm hữu hiệu và độ ẩm cây héo).
8. Cấp chất dinh dƣỡng vào giá thể nhƣ trồng cây theo phƣơng pháp tƣới trên thông thƣờng.
97 9. Hoàn thành.
Kết luận, quy trình trồng cây dùng thảm tƣới của luận án không đòi hỏi trình độ tay nghề hay trang thiết bị phức tạp, có thể ứng dụng ở mọi nơi có và không có đất màu, vì lƣợng giá thể (đất trồng) trải trên thảm là rất ít, đủ để che phủ bộ rễ cây và định vị cho cây đứng vững, có thể lấy từ nơi khác đến. Vì vậy đặc biệt thích hợp để trồng cây trong thành phố, ngoài hải đảo.
3.5 Kết luận chƣơng 3
Từ các kết quả thí nghiệm trong chƣơng 3 có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Đã phác thảo mới cấu trúc thảm tƣới có khả năng trữ nƣớc và chống lún.
2. Đã thiết kế cấu tạo và lựa chọn đƣợc vật liệu cho thảm tƣới có khả năng trữ nƣớc và chống lún.
3. Đã thiết kế và chế tạo đƣợc 5 mẫu thảm tƣới mới KT1, KT2, KT3, KT4, KT5 có khả năng trữ và cấp nƣớc đủ theo yêu cầu dƣới áp lực nén của giá thể trồng cây và tăng khả năng dự trữ và cấp nƣớc cho cây trồng trong chu kỳ dài.
4. Cấu trúc thảm tƣới của thảm tƣới của luận án có khả năng trữ nƣớc và cấp nƣớc lớn hơn so với mẫu thảm tƣới của Đức, trong đó lƣợng nƣớc trữ tối đa của các mẫu thảm tƣới của luận án lớn gấp 3÷15 lần; lƣợng nƣớc cấp lớn gấp 4÷ 18 lần.
5. Thảm tƣới của luận án đã thích ứng với cây trồng thử nghiệm, đã đáp ứng đúng, đủ và kịp thời nhu cầu nƣớc của cây. Điều này đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu sinh trƣởng và chất lƣợng hoa cúc ở các công thức dùng thảm tƣới cao hơn các công thức đối chứng không dùng thảm tƣới theo phƣơng pháp tƣới thông thƣờng. Cụ thể là:
Chiều cao cây, đƣờng kính tán, chiều cao hoa, đƣờng kính hoa của cây hoa cúc của các công thức sử dụng thảm tƣới lớn hơn các công thức sử dụng phƣơng pháp tƣới thông thƣờng khoảng 19,6% ÷ 35,8%.
Khối lƣợng khô của cây hoa cúc của các công thức sử dụng thảm tƣới lớn hơn các công thức sử dụng phƣơng pháp tƣới thông thƣờng từ 24,3% ÷ 47,3%. Chu kỳ tƣới của các công thức sử dụng thảm tƣới kéo dài hơn gấp khoảng 2,4÷
4,5 lần các công thức sử dụng phƣơng pháp tƣới thông thƣờng.
Lƣợng nƣớc cần tƣới của các công thức sử dụng thảm tƣới tiết kiệm hơn lƣợng nƣớc cần tƣới của các công thức sử dụng phƣơng pháp tƣới thông thƣờng từ 58,8% ÷78,0%.
6. Các công thức sử dụng các mẫu thảm tƣới KT1, KT2, KT3, KT4, KT5 có cùng các thành phần cấu tạo nhƣng bề dày khác nhau các chỉ tiêu sinh trƣởng và chất lƣợng của cây hoa cúc tăng dần khoảng 5,7% ÷ 21,9%. Nên chọn mẫu thảm tƣới KT5 trong 5 mẫu thảm tƣới thiết kế chế tạo của luận án để trồng cây do mẫu thảm KT5 có khả năng trữ nƣớc và cấp nƣớc tốt nhât, thời gian giữ ẩm lâu nhất.
7. Sử dụng thảm tƣới của luận án còn tiết kiệm nƣớc, giảm công chăm sóc và hạn chế gây ô nhiễm môi trƣờng.
8. Đã xác lập đƣợc qui trình tƣới nƣớc cho cây cảnh trồng trong chậu sử dụng thảm tƣới. Qui trình trồng cây sử dụng thảm tƣới đơn giản, dễ áp dụng trong trồng cây nói chung và cây cảnh trồng trong chậu nói riêng.
98