Phƣơng pháp xử lý số liệu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế thử thảm tưới từ vật liệu dệt cho cây trồng ở Việt Nam (Trang 70 - 73)

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu thực nghiệm

Phần mềm Microsoft Excel

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lý các kết quả thí nghiệm xác định các đặc tính thấm hút và cấp nƣớc vật liệu làm thảm tƣới, xác định các thông số kỹ thuật của các mẫu thảm tƣới thiết kế chế tạo. Biểu diễn các cặp (xi, yi) trên một hệ trục tọa độ [11].

Phần mềm IRRISTAT

IRRISTAT là một chƣơng trình máy tính dùng để quản lý và phân tích thống kê sinh học các dữ liệu thuộc ngành Nông nghiệp nhƣ ứng dụng trong thiết kế ô thí

55

nghiệm, phân tích phƣơng sai. Thống kê cơ bản, hồi qui, tƣơng quan, thống kê 1 nhân tố, nhiều nhân tố... Trong luận án sử dụng chƣơng trình IRRISTAT để ứng dụng thiết kế ô thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB, thí nghiệm một nhân tố là các loại thảm tƣới, phân tích phƣơng sai ANOVA cho các thí nghiệm. Sử dụng chƣơng trình IRRISTAT để xử lý các số liệu xác định các chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển và chất lƣợng của cây cúc trồng thử nghiệm.

Trong ngành Nông nghiệp có hai loại công thức thí nghiệm: công thức đối chứng hay còn gọi là công thức tiêu chuẩn. Công thức đối chứng đƣợc đặt ra làm tiêu chuẩn cho các công thức khác trong thí nghiệm so sánh để rút ra hiệu quả cụ thể của thảm tƣới nghiên cứu. Công thức nghiên cứu là công thức đƣợc tác động biện pháp kỹ thuật ở mức độ khác nhau. Trong luận án, công thức đối chứng là công thức trồng cây không sử dụng thảm tƣới và tƣới theo phƣơng pháp thông thƣờng phổ biến hiện này là tƣới từ trên xuống, công thức nghiên cứu ở đây là công thức sử dụng các mẫu thảm tƣới khác nhau để tƣới nƣớc ngầm cho cây theo phƣơng pháp từ dƣới lên thông qua thảm tƣới. Kết quả của công thức nghiên cứu đƣợc so sánh với công thức đối chứng.

Trong khi thí nghiệm, những sai khác là không thể tránh đƣợc, song sai khác càng nhỏ thì càng tốt. Mỗi nhóm phƣơng pháp thí nghiệm khác nhau cho phép có độ chính xác khác nhau. Hệ số biến động là tham số thống kê cho phép so sánh mức độ biến động của nhiều mẫu khác nhau ở các chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau. Do đó hệ số biến động đƣợc sử dụng phổ biến trong đánh giá kết quả thí nghiệm. Hệ số biến động đƣợc tính theo công thức sau: Cv S100(%) x  (2.10) Trong đó: S: độ lệch chuẩn x: giá trị trung bình

Mặt khác so sánh trung bình giữa các công thức thí nghiệm để biết có sự sai khác giữa các công thức hay không, tính giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa LSD ở mức α =0,05 (LSD0,05) giữa các công thức có 3 lần nhắc lại:

LSD t Sd (2.11) Trong đó:

tα: giá trị t lý thuyết

d

S : sai số chuẩn (sai số trung bình)

Sd 2MSE r

 (2.12) Trong đó:

MSE: bình phƣơng trung bình của sai số (phƣơng sai của mẫu S2 ) r: số lần nhắc lại

Trong luận án sử dụng phần mềm IRRISTAT để tính hệ số biến động CV và giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa LSD ở mức α =0,05 của các chỉ tiêu sinh trƣởng phát triển và chất lƣợng của cây cúc, sử dụng nhóm thí nghiệm trong chậu, vại, nhà lƣới hệ số

56

biến động CV≤ 5%. Nếu hiệu của giá trị trung bình giữa các công thức Δx≤ LSD0,05 không có sự sai khác giữa các công thức. Nếu hiệu của giá trị trung bình giữa các công thức Δx>LSD0,05 có sự sai khác giữa các công thức nghĩa là các chỉ tiêu sinh trƣởng phát triển và chất lƣợng của cây cúc giữa các công thức nghiên cứu sử dụng thảm tƣới và các công thức đối chứng không sử dụng thảm tƣới có sự khác nhau, giữa các công thức nghiên cứu sử dụng các thảm tƣới mẫu khác nhau [12].

2.4 Kết luận chƣơng 2

Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của luận án, đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm:

Đối tƣợng nghiên cứu: thảm tƣới trữ và cấp nƣớc làm từ vật liệu dệt đáp ứng đúng và đủ nhu cầu nƣớc cho cây trồng trong thời gian dài, có khả năng chống lún dƣới áp lực của giá thể và cây trồng đồng thời đánh giá tính thích ứng của một số mẫu thảm tƣới của luận án với cây hoa cúc Vạn thọ lùn (Tagetes patula L) trồng trong chậu cảnh.

Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu khảo sát thời điểm tƣới và lƣợng cần tƣới của cây trồng thử nghiệm, thiết kế thảm tƣới mẫu, chế thử thảm tƣới mẫu và tính thích ứng của thảm tƣới mẫu cho cây trồng.

Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu:

- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu khoa học từ các nguồn khác nhau về vật liệu dệt, thảm tƣới trữ và cấp nƣớc cho cây trồng, các phƣơng pháp tƣới cây và sinh trƣởng của cây trồng.

- Phƣơng pháp nghiên cứu thử nghiệm các đặc tính của vật liệu làm thảm tƣới, thảm tƣới mẫu và đƣợc tiến hành trong các điều kiện phòng thí nghiệm của các viện nghiên cứu và các trƣờng đại học.Sử dụng các mô hình thiết lập để xác định độ trữ nƣớc, độ cấp nƣớc của thảm tƣới mẫu và các tiêu chuẩn kiểm tra độ thấm hút sau để thí nghiệm để lựa chọn vật liệu thiết kế, chế thử các mẫu thảm tƣới:

+ Phƣơng pháp xác định độ mao dẫn theo phƣơng thẳng đứng theo tiêu chuẩn chuẩn TCVN 5073:1990.

+ Phƣơng pháp xác định độ thẩm thấu nƣớc theo tiêu chuẩn BS-EN 11058: 1999.

+ Phƣơng pháp xác định độ thấm nƣớc toàn phần (trữ nƣớc) theo tiêu chuẩn DIN 53923: 1978.

- Nghiên cứu đánh giá tính thích ứng của thảm tƣới mẫu trên đối tƣợng cây hoa cúc Vạn thọ lùn trồng trong chậu tại khu nhà kính của khoa Nông học, trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Sử dung các phƣơng pháp nghiên cứu thông dụng hiện đƣợc áp dụng để trồng cây trồng thực nghiệm theo quy định của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Phƣơng pháp xử lý số liệu thực nghiệm: các số liệu thí nghiệm trong luận án đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm chuyên dụng trong Nông nghiệp IRRISTAT.

57

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế thử thảm tưới từ vật liệu dệt cho cây trồng ở Việt Nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)