nghèo
1.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
Chất lượng tín dụng và hiệu quả tín dụng là hai chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Hai chỉ tiêu này có điểm giống nhau đều là chỉ tiêu phản ánh lợi ích do vốn tín dụng mang lại cho khách hàng và ngân hàng về mặt kinh tế. Chất lượng tín dụng được đánh giá trên cơ sở một số chỉ tiêu sau:
a. Tỷ lệ nợ quá hạn (NQH)
Tổng số NQH Tỷ lệ NQH = ---
Tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng quan trọng nhất không chỉ riêng đối với một tổ chức tín dụng nào. Bởi nó phản ánh việc sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng với các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng. Với NHCSXH cũng vậy. Cùng với các cơ chế như: cho vay lưu vụ, cho gia hạn nợ để tạo điều kiện cho các đối tượng khách hàng có khả năng trả nợ ngân hàng, NHCSXH chuyển nợ quá hạn đối với các khoản vay do khách hàng sử dụng sai mục đích, các khoản trả nợ đến hạn nhưng khách hàng cố tình không trả hoặc đến kỳ trả nợ cuối cùng hộ vay không được gia hạn nợ.
Theo đó, tỷ lệ nợ quá hạn cao đồng nghĩa với việc nhiều khoản nợ vay bị khách hàng sử dụng sai mục đích, nhiều khoản nợ đến hạn nhưng vì nhiều lý do nên không thu hồi được. Do vậy, không những nguồn vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng (không thu hồi để quay vòng đúng hạn) mà những mục tiêu đặt ra của tín dụng đối với hộ nghèo là giúp người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, thoát nghèo và trả được nợ ngân hàng đã không thực hiện được. Xét theo
chiều ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp nghĩa là chất lượng tín dụng đã được nâng cao.
b. Khả năng thu hồi vốn
Vì quan hệ tín dụng là quan hệ “vay - trả” giữa khách hàng với ngân hàng nên để chất lượng tín dụng tốt thì khả năng thu hồi vốn (cả gốc và lãi) của ngân hàng phải cao. Tuy nhiên, trong quan hệ vay vốn với NHCSXH, nhiều đối tượng khách hàng vay xong đã không sử dụng mà cất giữ để đến hạn đem đến trả nợ ngân hàng (thực tế này đã xảy ra trên địa bàn một số tỉnh miền núi). Như vậy, có thể vốn của ngân hàng đã được hoàn trả nhưng chất lượng về mặt kinh tế xét trên giác độ sử dụng vốn có hiệu quả là chưa đảm bảo. Do vậy, nếu chỉ dựa vào tiêu chí này cũng chưa đảm bảo chất lượng tín dụng được đánh giá tốt. Vì vậy, có thể phải đề cập đến một số chỉ tiêu tiếp theo đây:
c. Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói
Là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cao hơn chuẩn mực nghèo đói hiện hành, không còn nằm trong trong danh sách hộ nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng.
Tổng số hộ nghèo đã thoát khỏi ngưỡng nghèo = (Số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ - Số hộ nghèo trong danh sách cuối kỳ) - (Số hộ nghèo trong anh sách đầu kỳ di cư đi nơi khác- Số hộ nghèo mới vào trong danh sách)
Với chỉ tiêu này cho thấy, vốn tín dụng của NHCSXH đóng góp vào việc làm giảm tỷ lệ hộ nghèo như thế nào. Mục tiêu của tín dụng ưu đãi đối với người nghèo là giúp họ có vốn sản xuất, thoát nghèo để hoà nhập cộng đồng xã hội và hơn thế là ổn định tình hình chính trị - xã hội. Do vậy, tổng số hộ nghèo thoát khỏi ngưỡng nghèo hàng năm cao nghĩa là vốn của NHCSXH đã
không được đánh giá một cách chính xác, khách quan vì nhiều địa phương, vì nhiều lý do đã tăng số hộ thoát nghèo để làm giảm tỷ lệ nghèo đói trên địa bàn mà thực tế không phải như vậy. Đây là một chỉ tiêu đánh giá khá nhạy cảm và không dễ thực hiện để có được số liệu một cách cụ thể và xác thực.
Ngoài ra, do đặc thù của kênh tín dụng chính sách khác với tín dụng thương mại: các ngân hàng thương mại được quyền lựa chọn khách hàng nhưng với NHCSXH đã là đối tượng chính sách là chắc chắn phải tạo điều kiện để họ thụ hưởng chính sách. Do vậy, NHCSXH phải tìm đến khách hàng để cho vay, không được phép để trống địa bàn và bỏ sót đối tượng. Vì vậy, phải tăng cường cho vay, đảm bảo mọi đối tượng chính sách thuộc đối tượng phục vụ đều được tiếp cận vốn ưu đãi của Nhà nước. Chính vì lẽ đó, để đề cập đến vấn đề chất lượng tín dụng hộ nghèo cũng cần đề cập đến chỉ tiêu: luỹ kế lượt hộ nghèo được vay vốn và tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn so với danh sách đã được điều tra, công bố.
d. Luỹ kế số lượt hộ nghèo được vay vốn ngân hàng:
Chỉ tiêu này cho biết số hộ nghèo đã được sử dụng vốn tín dụng ưu đãi trên
tổng số hộ hộ nghèo của toàn quốc, đây là chỉ tiêu đánh giá vế số lượng. Chỉ tiêu
này được tính luỹ kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả. Tổng số Luỹ kế số lượt hộ Luỹ kế số lượt hộ lượt hộ nghèo = được vay đến + được vay trong được vay vốn cuối kỳ trước kỳ báo cáo
e. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn:
Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng; bằng tổng số hộ nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo đói theo chuẩn mực được công bố.
Tỷ lệ hộ Tổng số hộ nghèo được vay vốn
1.3.2.2. Các chỉ tiêu định tính
Có thể nói thước đo chất lượng tín dụng của một ngân hàng chính là sự hài lòng của khách hàng, đồng thời ngân hàng cũng phải đảm bảo hài hoà với an toàn và đạt hiệu quả tín dụng cao nhất. :
Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng để đánh giá chất lượng tín dụng của một đơn vị được qui định trong Văn bản 3653/NHCS-TDNN ngày 19/11/2012, một số chỉ tiêu định tính sau đây cũng rất quan trọng:
- Triển khai các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng. - Tổ chức, điều hành hoạt động tín dụng.
- Công tác lập kế hoạch tín dụng (tháng/quí/năm): cụ thể/chi tiết. - Hoạt động kiểm tra, đối chiếu:
+ Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ (KTKSNB) xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện, đôn đốc PGD thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đã được duyệt; thường xuyên rà soát phân tích, phân loại, phân nhóm nợ tìm nguyên nhân đề ra phương án xử lý ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.
+ Giám đốc PGD tự tổ chức kiểm tra kiểm soát tại PGD theo hướng dẫn của NHCSXH.
- Tổ chức Tổ giao dịch lưu động và Điểm giao dịch tại xã;
- Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT).
- Công tác phối hợp với các Hội Đoàn thể và Tổ TK&VV. - Chất lượng hoạt động của Ban đại diện HĐQT.
- Về thu tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV (phạm vi triển khai huy động tiết kiệm).