với hộ nghèo
Người ta chia các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng làm hai loại Các nhân tố khách quan không thuộc Ngân hàng (nhân tố bên ngoài) và các nhân tố chủ quan thuộc Ngân hàng (nhân tố bên trong). Tùy theo điều
kiện cụ thể của từng quốc gia, của từng ngân hàng mà hai loại nhân tố này sẽ tác động tới chất lượng tín dụng ở mức độ khác nhau.
1.3.3.1. Các nhân tố khách quan không thuộc Ngân hàng
Các nhân tố bên ngoài (nhân tố khách quan) gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo bao gồm nhóm: Nhân tố khách quan thuộc về môi trường kinh tế và xã hội như chính trị- xã hội, pháp lý, kinh tế, môi trường tự nhiên và Nhân tố khách quan từ khách hàng như năng lực kinh doanh của khách hàng, sự trung thực của khách hàng, rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng.
Nhóm các nhân tố khách quan thuộc về môi trường kinh tế và xã hội
Thứ nhất, nhân tố về môi trường Chính trị -xã hội: Nhân tố này góp phần quan trọng trong việc hình thành môi trường ổn định, tạo tâm lý an tâm, nâng cao khả năng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ. Nếu môi trường về chính trị không ổn định, dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gặp nhiều rủi ro, bất trắc ảnh hưởng lớn tới khả năng thu nợ của ngân hàng.
Thứ hai, nhân tố về môi trường pháp lý: Nhân tố pháp lý là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Không có pháp luật hoặc các chế tài về pháp luật không phù hợp với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế không thể trôi chảy được. Pháp luật có nhiệm vụ tạo môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở để giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng và cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh nợ quá hạn. Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các
hoạt động kinh tế, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, gây nên các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng.
Nhu vậy, chính trị- xã hội có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng ngân hàng.
Thứ ba, nhân tố môi truờng kinh tế: Môi truờng kinh tế dù thay đổi theo chiều huớng nào cũng đều tác động mạnh mẽ tới chất luợng tín dụng của ngân hàng. Nếu sự thay đổi đó theo chiều huớng tốt thì chất luợng của các khoản tín dụng sẽ đuợc nâng cao và nguợc lại, nếu sự thay đổi đó theo chiều huớng xấu dẫn tới chất luợng tín dụng xấu. Cụ thể nhu khi nền kinh tế chịu ảnh huởng bởi lạm phát tăng vọt, giá cả đồng tiền giảm sút, chỉ số giá cả tăng nhanh gây khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh về nguyên liệu đầu vào, giá bán ra, chi phí nhân công.. .tất cả tác động đến hiệu quả kinh doanh, mà ngân hàng là đơn vụ cho vay vốn sẽ chịu rủi ro nợ xấu, mất vốn.. .Do vậy, môi truờng kinh tế quyết định đến nhu cầu vay vốn của khách hàng đối với ngân hàng.
Thứ tu, chính sách phát triển kinh tế của Nhà nuớc: NHCSXH hoạt động theo chỉ định của Nhà nuớc, Chính phủ, do vậy hoạt động của NHCSXH nằm trong chuơng trình uu tiên phát triển kinh tế cho bà con dân tộc vùng sâu, vùng xa đảm bảo đuợc mục tiêu phát triển cân đối theo từng ngành, từng lĩnh vực, vùng miền trên cả nuớc. Bên cạnh đó, chính sách về lãi suất cho vay uu đãi của
các cơ quan quản lý nhà nuớc cũng ảnh huởng đến chất luợng tín dụng của ngân
hàng. Nhu vậy, khả năng cho vay uu đãi với hộ nghèo tạo khả năng tiếp cận nguồn vốn hiệu quả góp phần nâng cao chất luợng tín dụng cho ngân hàng.
Thứ năm, nhân tố môi truờng tự nhiên: Môi truờng tự nhiên có một ảnh huởng không nhỏ tới chất luợng tín dụng của ngân hàng bởi vì thiên tai là một yếu tố bất khả kháng, chúng ta không thể dự đoán một cách chắc chắn là khi
và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của chúng là như thế nào. Thông thường khi thiên tai xảy ra, nó thường gây thiệt hại rất lớn cho các ngành sản xuất, dịch vụ, gây ra các biến động xấu ngoài dự kiến trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các khách hàng của mình làm cho vốn của ngân hàng đầu tư vào các doanh nghiệp sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng và dẫn tới rủi ro làm giảm chất lượng tín dụng.
Nhóm các nhân tố khách quan từ phía khách hàng
Thứ nhất, năng lực kinh doanh của khách hàng: Không một khách hàng nào khi đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả nhưng nhiều khi do năng lực có hạn nên họ không thể thực hiện được ý đồ của mình. Do hạn chế về khả năng, họ không dự đoán đúng những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường hoặc do yếu kém trong quản lý, trong việc giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mà hoạt động của doanh nghiệp không thể phát triển hoặc do thiếu kinh nghiệm trên thương trường mà doanh nghiệp dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh... Tất cả những điều đó khiến cho chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng ngoài ý muốn của cả ngân hàng lẫn khách hàng.
Thứ hai, sự trung thực của khách hàng: Nếu khách hàng trung thực, sử dụng vốn vay đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng thì xác suất xảy ra rủi ro sẽ giảm đi đáng kể vì tính khả thi của dự án cũng đã được ngân hàng thẩm định một cách kỹ càng trước khi ra quyết định cho vay. Nhưng việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng đã góp phần không nhỏ vào việc đổ bể của các tổ chức tín dụng.Chẳng hạn như sử dụng vốn vay sai mục đích bằng việc đầu tư vào tài sản cố định, nhà ở, vào bất động sản, sau đó các tài sản này bị sụt giá dẫn đến việc khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng.
Thứ ba, rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng: Rủi ro trong kinh doanh của khách hàng sẽ xảy ra nếu việc tính toán triển khai kế hoạch đầu tư sản xuất, kinh doanh của khách hàng nếu tính toán không khoa học,
không thực hiện kỹ càng... Tuy nhiên trong một số trường hợp cho dù phương án sản xuất kinh doanh của người đi vay đã được tính toán một cách chi tiết, khoa học, chính xác đến mức tối đa thì công việc đầu tư vẫn luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro, do những thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn và bất khả kháng của các điều kiện sản xuất kinh doanh, gây tác động xấu đến công việc làm ăn, mang lại rủi ro cho khách hàng vay vốn. Ví dụ các thiệt hại khách hàng phải gánh chịu do sự biến động của thị trường cung cấp như: khi giá cả nguyên vật liệu biến động tăng vọt làm tăng gía thành của sản phẩm, nếu giá bán của sản phẩm không thay đổi nó sẽ làm cho thu nhập tạo ra trên một sản phẩm giảm, làm giảm tổng lợi nhuận được của cả kế hoạch, ảnh hưởng xấu tới việc trả nợ ngân hàng. Nếu đảm bảo thu nhập của mình, doanh nghiệp nâng giá bán của sản phẩm lên thì điều này sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, khả năng thu hồi vốn sản xuất bị chậm trễ, dễ dàng vi phạm việc trả nợ ngân hàng về mặt thời hạn.
1.3.3.2. Các nhân tố chủ quan thuộc ngân hàng Công tác tổ chức của ngân hàng
Công tác tổ chức không chỉ tác động tới chất lượng tín dụng mà còn tác động tới mọi hoạt động của ngân hàng. Nếu công tác tổ chức không khoa học sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian ra quyết định đối với món vay, không đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, không theo dõi sát sao được công việc.
Sự phân công công việc nếu không hợp lý, khoa học sẽ dẫn đến sự không rõ ràng, chồng chéo khiến cho các cán bộ tín dụng ỷ lại, thiếu trách nhiệm đối với công việc của mình. Công tác tổ chức ở đây cũng đề cập tới vấn đề giao việc đúng người, đúng việc. Mỗi một cán bộ cần được giao cho công việc phù hợp để có thể phát huy hết khả năng và giữa các bộ phận cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ để công việc tiến hành nhanh chóng, chính xác. Nếu được tổ chức tốt, các công việc đối với một món vay sẽ được
thực hiện tuần tự, chặt chẽ, vừa đảm bảo về mặt thời gian vừa không có sự sơ hở nên sẽ làm cho chất lượng của món vay được nâng cao.
Chất lượng nhân sự
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng cũng như trong hoạt động của ngân hàng nói chung. Việc tuyển chọn sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, giởi chuyên môn, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, năm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, có năng lực phân tích và xử lý dự án xin vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền cho vay ngay từ khi cho vay đến khi thu hồi được nợ hoặc xử lý xong món nợ theo quy định của ngân hàng... sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chi kỳ khép kín của một khoản tín dụng. Tuy nhên đối với những cán bộ không được đào tạo đầy đủ, không am hiểu về ngành kinh doanh mà mình đang tài trợ, trong khi ngân hàng không có đủ các số liệu thống kê, các chỉ tiêu để phân tích, so sánh, đánh giá vài trò vị trí của doanh nghiệp trong ngành, khả năng thị trường hiện tại và tương lai, chu kỳ, vòng đời sản phẩm ... dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của dự án xi vay làm rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của một ngân hàng là kim chỉ nan cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đó. Bên cạnh việc phải phù hợp với đường lối phát triển của nhà nước thì chính sách tín dụng còn phải đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của người gửi tiền, người đi vay và quyền lợi của chính bản thân ngân hàng. Chính sách tín dụng phải tạo ra sự công bằng, không những phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng mà còn phải đảm bảo đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng. Một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất và đầy
đủ, đúng đắn sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho cán bộ tín dụng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng tạo kẽ hở cho người sử dụng vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng.
Ví dụ về chính sách lãi suất, khi lãi suất cho vay quá cao thì khách hàng sẽ không đến vay ngân hàng, ngân hàng sẽ bị ứ đọng vốn gây một hiệu quả tồi tệ đến hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, nếu lãi suất cho vay quá thấp thì sẽ có rất nhiều khách hàng đến vay và lúc này ngân hàng khó có khả năng đáp ứng hết khả năng về vốn trung - dài hạn cho khách hàng vì hiện nay tỷ trọng khoản tiền gửi trung - dài hạn so với tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là không lớn. Mặt khác, lãi suất cho vay thấp dẫn tới việc ngân hàng không bù đắp được việc phải trả lãi tiền gửi và trả lãi suất tiền gửi...
Công tác thẩm định
Muốn xem xét dự án có đủ độ tin cậy để có thể cho vay được hay không, ngân hàng cần tiến hành thẩm định dự án đầu tư.Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức, xem xét một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư để ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.
Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư là nhằm giúp ngân hàng rút ra kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi
ro có thể xảy ra của dự án để đưa ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Thông qua công tác thẩm định, ngân hàng sẽ phát hiện, bổ sung thêm những giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của dự án đồng thời làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Thẩm định tín dụng một cách kỹ càng, đúng quy trình thẩm định sẽ góp phần giảm được những rủi ro của tín dụng trung - dài hạn, giúp ngân hàng thu được lợi nhuận và đảm bảo tính ổn định của các khoản vay.
Ngoài các công tác thẩm định nêu trên, ngân hàng còn phải thẩm định độ nhạy của dự án đối với sự thay đổi của các yếu tố, lãi suất tỷ giá, xu thế biến động của nền kinh tế...
Hơn nữa ngân hàng còn phải tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn bao gồm: thu nhập và phân tích tài liện trong hồ sơ cho vay, phân tích tài chính khách hàng: phân tích tình hình tài chính qua các năm, phân tích các chỉ số tác nhân chung để đánh giá doanh nghiệp. và đưa ra đánh giá, kết luận tổng quát về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng.