Trình bày và công bố thông tin về TSCĐ hữu hình trên báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI VÀ GHI NHẬN LỖ DOGIẢM GIÁ TRỊ TRONG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNHTHEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ-KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 45 - 48)

Theo IAS 16, báo cáo tài chính được trình bày với từng nhóm TSCĐ hữu - Các yêu cầu chính cần công bố:

37

+ Cơ sở xác định giá trị được sử dụng cho từng nhóm tài sản để xác định tổng giá trị ghi sổ

+ Phương pháp và tỷ lệ khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích

+ Tổng giá trị ghi sổ và khấu hao lũy kế (kết hợp với lỗ do giảm giá trị lũy kế) tại đầu và cuối kỳ báo cáo

- Công bố bổ sung các thông tin:

+ Công bố đối với TSCĐ hữu hình áp dụng mô hình định giá lại:

• Ngày hiệu lực của việc định giá lại

• Chuyên gia định giá nếu có sự tham gia của thẩm định viên độc lập

• Các phương pháp và giả định đáng kể được áp dụng trong việc ước tính

giá trị hợp lý của các khoản mục

• Phạm vi mà giá trị hợp lý được xác định bằng cách tham chiếu đến giá thị

trường hoặc các kỹ thuật định giá khác.

• Đối với mỗi loại TSCĐ hữu hình được định giá lại, giá trị ghi sổ đã được

ghi nhận của tài sản được thực hiện theo mô hình giá gốc.

• Thặng dư đánh giá lại, sự thay đổi số dư trong kỳ kế toán.

+ Trình bày các thông tin liên quan đến việc ghi nhận giảm giá trị cho từng nhóm tài sản như sau:

• Giá trị một khoản lỗ do giảm giá trị được ghi nhận trong báo cáo kết quả

kinh doanh trong kỳ.

• Khoản thu nhập do hoàn nhập khoản lỗ do giảm giá trị trong báo cáo thu

nhập.

• Trong trường hợp, TSCĐ hữu hình được áp dụng mô hình định giá lại thì

khoản lỗ do giảm giá trị được ghi nhận trong báo cáo thu nhập toàn diện khác trong kỳ. Và khi hoàn nhập một khoản lỗ do giảm giá trị của tài sản được định giá lại cũng được ghi nhận ở thu nhập toàn diện khác trong kỳ.

• Nếu khoản lỗ hoặc hoàn nhập khoản lỗ do giảm giá trị của bất kỳ tài sản

hoặc đơn vị tạo tiền nào mang tính trọng yếu thì phải nêu rõ các thông tin: mô tả tài sản hoặc đơn vị tạo tiền, các sự kiện nào làm tài sản/đơn vị tạo tiền bị giảm giá trị hoặc được hoàn nhập giá trị đã ghi nhận giảm trước đó, việc xác định giá trị có thể

thu hồi được xác định theo giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý hoặc giá trị sử dụng, cơ sở để xác định giá trị hợp lý trừ chi phí thanh lý, tỷ lệ chiết khấu sử dụng để tính giá trị sử dụng.

Ket luận chương 1

Chương 1 với tên gọi “Mô hình định giá lại và ghi nhận lỗ do giảm giá trị trong kế toán tài sản cố định hữu hình theo chuẩn mực kế toán quốc tế” đã tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tác giả đã hệ thống lại những vấn đề cơ bản liên quan đến TSCĐ

theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 16: khái niệm, điều kiện ghi nhận và tóm tắt lại các nguyên tắc hạch toán cơ bản liên quan đến TSCĐ hữu hình.

Thứ hai, trình bày về giảm giá trị TSCĐ với các nội dung: quy trình kế toán

giảm giá trị TSCĐ hữu hình, ghi nhận giảm giá trị tài sản.

Thứ ba, trình bày về mô hình định giá lại TSCĐ hữu hình với các nội dung:

các cơ sở và nguyên tắc kế toán chung khi thực hiện mô hình định giá lại, xác định giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình. Đồng thời, trình bày các phương pháp hạch toán cụ thể về: ghi nhận giá trị lần đầu, hạch toán khấu hao, kế toán giảm giá trị và việc dừng ghi nhận TSCĐ hữu hình.

Khi áp dụng mô hình định giá lại và ghi nhận lỗ do giảm giá trị TSCĐ hữu hình thì điều quan trọng là xác định được giá trị hợp lý của tài sản tại thời điểm định giá lại hoặc xem xét tài sản có bị giảm giá trị hay không.

Thứ tư, tác giả đưa ra các thông tin cần trình bày và công bố về TSCĐ hữu

39

CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI VIỆT NAM-KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI VÀ GHI

NHẬN LỖ DO GIẢM GIÁ TRỊ

Chương này đưa ra khung pháp lý và các quy định cơ bản cũng như chỉ ra những tồn tại và hạn chế trong kế toán tài sản cố địn hữu hình tại Việt Nam. Từ đó, chỉ ra nhu cầu áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong kế toán tài sản cố định hữu hình tại một số doanh nghiệp. Đồng thời, tác giả tiến hành khảo sát và đưa ra nhận xét về khả năng áp dụng mô hình định giá lại và ghi nhận lỗ do giảm giá trị trong kế toán tài sản cố định hữu hình tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI VÀ GHI NHẬN LỖ DOGIẢM GIÁ TRỊ TRONG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNHTHEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ-KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w