Các mô hình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (Trang 31 - 39)

a. Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng:

Trước khi đến với mô hình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân, cần phải nắm rõ về mô hình quản trị rủi ro tín dụng. Quản trị rủi ro tín dụng được hiểu là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro,

trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng

nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Hiện có 2 mô hình quản trị rủi ro tín dụng chính như sau:

❖ Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung

Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ

năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng, cụ thể:

+ Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức

năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro

tín dụng.

+ Tại chi nhánh: tách bạch các bộ phận, chức năng bán hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng.) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi.).

Với mô hình này, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm,

phát triển và chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và các thông tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận phân tích tín dụng.

Bộ phận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung qua

các kênh thông tin lưu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trên các phương

tiện thông tin đại chúng. Trên cơ sở thông tin đó, bộ phận phân tích tín dụng thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộ các nội dung từ tình hình chung về khách hàng, tình hình tài chính, phương án, dự án vay vốn đến các nội dung về đảm

bảo tiền vay. Bộ phận phân tích tín dụng trực tiếp báo cáo kết quả, phân tích đánh giá khách hàng lên người phê duyệt tín dụng. Kết quả phê duyệt tín dụng sau đó sẽ được chuyển cho bộ phận phân tích tín dụng để lưu trữ thông tin đồng

thời được chuyển cho bộ phận quan hệ khách hàng để thực hiện các khâu tiếp theo trong quy trình tín dụng.

❖ Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán

Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay, cụ thể:

+ Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng về tính đúng đắn của hoạt động tín dụng trong ngân hàng bao gồm việc đề ra chiến lược, mục tiêu và

hành động của Ban Giám đốc.

+ Hội đồng Tín dụng hoạt động cả ở cấp trung ương và cấp chi nhánh, chịu trách nhiệm chính về việc xem xét từng giao dịch tín dụng vượt quá thẩm quyền của giám đốc chi nhánh.

+ Ban Giám đốc chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược tín dụng đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt và chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động tín dụng. Ban Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm bảo đảm cho chi nhánh được quản lý và hoạt động nhất quán với Hội sở trung tâm. Các giám đốc chi nhánh có thẩm quyền phê duyệt các khoản tín dụng nếu các chi nhánh đó có hoạt động tín dụng.

Với mô hình này, tại chi nhánh, phòng tín dụng sẽ thực hiện các chức năng: Tìm kiếm khách hàng, lập tờ trình, phân tích tín dụng, trình hồ sơ Ban Giám đốc phê duyệt các khoản cho vay trong hạn mức tín dụng do Hội đồng tín dụng đề ra, hoàn thiện hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản đảm bảo của khoản

vay, tiến hành giải ngân cho khách hàng, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, thu hồi nợ & xử lý nợ có vấn đề.

b. Các mô hình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân:

Thông thường các mô hình thẩm định tín dụng sẽ được áp dụng đồng bộ với các mô hình quản trị rủi ro theo từng ngân hàng lựa chọn và từng thời kỳ nhất định. Theo đó, hiện nay ở Việt Nam đang có hai mô hình phổ biến được áp

dụng. Đó là mô hình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tập trung và mô hình thẩm định tín dụng phân tán.

Mô hình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tập trung:

- Mô hình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tập trung có sự tách biệt một cách độc lập giữa các chức năng và phòng ban như sau: Kinh doanh, thẩm định, vận hành. Trong đó, bộ phận kinh doanh sẽ được chuyên biệt nhiệm vụ bán hàng tại chi nhánh, bộ phận thẩm định và vận hành sẽ được chuyển tập trung tại Hội sở chính của ngân hàng nhằm chuyên môn hóa công việc, giải phóng công việc cho lực lượng bán hàng, đảm bảo tính khách quan đối với các hồ sơ tín dụng và rủi ro cho ngân hàng.

- Điểm mạnh:

+ Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.

+ Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.

+ Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. + Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

- Điểm yếu:

đầu tư nhiều công sức và thời gian.

+ Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.

Mô hình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân phân tán:

- Mô hình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân phân tán không có sự tách biệt một cách độc lập giữa các chức năng và phòng ban giữa Đơn vị kinh doanh và cơ quan Hội sở: Kinh doanh, thẩm định, vận hành. Theo đó, các đơn vị kinh doanh tại chi nhánh sẽ có đủ 3 bộ phận là Kinh doanh, thẩm định, vận hành. Do đó, 3 bộ phận này đều dưới quyền của Giám đốc chi nhánh nên quyền quyết định của Giám đốc chi nhánh lớn.

- Điểm mạnh:

+ Gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức đơn giản.

+ Quy trình đơn giản, chi phí rẻ, dễ triển khai. - Điểm yếu:

+ Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.

+ Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên ho ặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.

c. Kinh nghiệm triển khai mô hình thẩm định tín dụng tập trung tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, mô hình các NHTM Việt Nam khuyến nghị nên áp dụng mô hình thẩm định tính dụng KHCN tập trung. Việc xây dựng, áp dụng mô hình thẩm định tính dụng KHCN tập trung tại các NHTMCP Việt Nam đều mang một số đặc điểm chung sau đây:

trung tại Việt Nam đa phần đều do các tổ chức tu vấn nuớc ngoài thực hiện. Tại Maritime Bank, Techcombank, VP Bank đều do Tập đoàn tu vấn McKinsey Hoa kỳ thực hiện, tại VIB là tập đoàn CBA thực hiện, tại VietinBank là Công ty tu vấn Ernst&Young Singapore, tổ chức tu vấn tại BIDV là Ngân hàng ING Hà Lan.

+Việc xây dựng mô hình thẩm định tính dụng KHCN tập trung đuợc áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế điều này ít nhiều gây khó khăn khi áp dụng tại Việt Nam. Nguyên nhân là do các TCTD Việt Nam vẫn chua thực sự có sự chuẩn bị đầy đủ nguồn lực về tài chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ.. .để có thể đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.

+Việc tu vấn xây dựng mô hình tại các Ngân hàng đều do một tổ chức tu vấn dẫn tới kết quả là các mô hình mà các TCTD này đang xây dựng, triển khai giống nhau về cả cơ cấu tổ chức, hệ thống hoạt động đến cả hệ thống chức danh công việc (Maritime Bank, VPBank, VIB, Techcombank đều có các chức danh RM - Giám đốc quan hệ Khách hàng, CPC - Trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung, ..) trong khi mỗi ngân hàng lại có các đặc thù hoạt động, điều kiện hoạt động khác nhau điều này dẫn tới định huớng không hiệu quả khi xây dựng mô hình quản trị mới.

Một số kinh nghiệm triển khai mô hình thẩm định tín dụng tập trung tại các Ngân hàng Thuơng mại Cổ phần tại Việt Nam nhu sau:

Kinh nghiệm triển khai mô hình thẩm định tín dụng tập trung tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB)

Việc chuyển đổi mô hình đã đuợc các Ngân hàng thực hiện từ những năm 2000. Đi tiên phong là Ngân hàng Á Châu (ACB). Cơ cấu tổ chức đuợc thay đổi theo định huớng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có Khối Khách hàng Cá nhân, Khối Khách hàng Doanh nghiệp và Khối Ngân quỹ.

Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối Công nghệ thông tin, Khối Giám sát điều hành, Khối Phát triển kinh doanh, Khối Quản trịnguồn lực và một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo.

Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (TP.HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt trong toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng Khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn Khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro, cụ thể:

+ Hoàn thiện bộ máy thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tập trung từ Hội sở đến chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về hạn mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư...

+ Chuyển đổi mô hình quản lý từ chiều ngang sang chiều dọc. Theo đó, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng được quản lý tập trung tại Hội sở, các chi nhánh chỉ thực hiện chức năng bán hàng. Đây là mô hình tổ chức khá phổ biến của các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên khi áp dụng vào Việt Nam vẫn còn nhiều lúng túng do đặc thù của nền kinh tế, thói quen, văn hóa, tập quán của người Việt Nam.

+ Chia bộ phận tín dụng trước đây thành các bộ phận chuyên trách khác nhau như Quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), Quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), Bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay.) nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng.

+ Hệ thống thông tin tín dụng ngày càng hoàn thiện, ACB đã thực hiện việc cung cấp thông tin, chuyên đề phân tích ngành thuờng xuyên cho các chi nhánh để tăng khả năng nắm bắt thông tin và sử dụng hiệu quả trong công tác thẩm định tín dụng.

Việc chuyển đổi mô hình tại ACB buớc đầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc phổ biến, đào tạo nghiệp vụ, nhân sự cho nhân viên. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện chuyển đổi đã cho thấy kết quả rất khả quan. ACB hiện đang là một trong những Ngân hàng TMCP có mô hình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tập trung hiệu quả tại Việt Nam.

Kinh nghiệm triển khai mô hình thẩm định tín dụng tập trung tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam

Để phục vụ chiến luợc phát triển của Ngân hàng trong giai đoạn 2020 - 2025, Techcombank chủ truơng xây dựng lại chiến luợc kinh doanh, đồng thời tái cơ cấu tổ chức để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới. Cơ cấu mới đuợc xây dựng dựa trên nền tảng xuyên suốt, phân định rõ chức năng và nhiệm vụ, KPIs (Key Performance Indicators) của từng đơn vị và từng cá nhân trong Ngân hàng.

Với sự ra đời của Trung tâm Kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh, Techcombank là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình kiểm soát tập trung với hoạt động tín dụng và hỗ trợ kinh doanh. Techcombank đã tham khảo mô hình đuợc áp dụng tại các Ngân hàng hàng đầu nhu HSBC để xây dựng Trung tâm Kiểm soát Tín dụng và Hỗ trợ kinh doanh Techcombank với mô hình quản lý nghiệp vụ tiên tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại. Trung tâm Kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh có chức năng quản lý chứng từ, quản lý tín dụng, quản lý kho quỹ, kiểm soát thu nợ và xử lý tập trung một số hoạt động nghiệp vụ khác nhằm kiểm soát và hỗ trợ hoạt động kinh doanh hàng ngày phù hợp với quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Techcombankcung là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thiện mô hình thẩm định tín dụng tập trung, phân luồng và phân cấp thẩm định hồ sơ tín dụng theo các mức từ Chi nhánh, đến các khối chức năng và hội đồng tín dụng cao cấp. Mô hình hiện đại này đảm bảo cho Ngân hàng luôn kiểm soát được rủi ro khách hàng, duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Techcombank đã tách chức năng thẩm định tín dụng ra khỏi Khối quản trị rủi ro để tăng cường khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh và tạo sự rõ ràng, minh bạch trong hoạt động quản trị rủi ro.

Trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại, Techcombank đã triển khai quy trình luân chuyển hồ sơ tín dụng tự động từ chi nhánh đến chuyên gia phê duyệt (Enterprise Content Management), giúp xóa bỏ khoảng cách địa lý giữa nơi phát sinh hồ sơ và chuyên gia phê duyệt tại Hội sở, đồng thời giúp lưu trữ và quản lý hồ sơ tốt hơn, theo dõi cam kết chất lượng dịch vụ SLA (Services Level Agreement) một cách chuyên nghiệp, giúp cho thời gian phê duyệt tín dụng được rút ngắn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Mô hình cảnh báo sớm (EWS - Early Warning System) đã được xây dựng hoàn thiện từ những năm 2010 và đang được triển khai áp dụng là một công cụ hữu ích giúp Techcombank phát hiện sớm các khoản vay có rủi ro tiềm ẩn từ khi còn là nợ loại 1 để có biện pháp xử lý ngay, góp phần kiểm soát tốt chất lượng tín dụng cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w