Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu (Trang 109 - 110)

Xuất phát từ những nhân tố khách quan tác động nên công tác thẩm định như đã phân tích ở trên, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với cơ quan Chính phủ và các bộ ban ngành liên quan, các cơ quan ban hành luật và hướng dẫn thực thi luật:

những dự báo đúng đắn về những biến động của nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam để tránh những biến động lớn đến nền kinh tế, gây ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người dân cũng như doanh nghiệp.

- Chính phủ các bộ ban ngành liên quan cần quản lý chặt chẽ hơn chất lượng các thông tin đăng tải trên mạng truyền thông, có sự kiểm duyệt chặt chẽ và các chế tài xử phạt để nâng cao chất lượng thông tin trên mạng truyển thông, tạo kênh thông tin tin cậy cho hoạt động thẩm định.

- Chính phủ và các bộ ban ngành liên quan cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ tình trạng kê khai doanh thu của doanh nghiệp, quy chuẩn hệ thống báo cáo tài chính, áp dụng các biện pháp mạnh hơn để đưa hệ thống báo cáo tài chính tại Việt Nam về quy chuẩn này nhằm minh bạch hóa hoạt động của doanh nghiệp, vừa tăng thu thuế doanh nghiệp cho nhà nước, vừa hỗ trợ các Ngân hàng trong hoạt động thẩm định cho vay.

- Từng bộ ban ngành cần xây dựng hệ thống tỷ suất trung bình ngành đối với từng lĩnh vực do bộ, ban ngành đó quan lý, hệ thống này sẽ là căn cứ cho các Ngân hàng đánh giá các chỉ tiêu lợi nhuận, làm căn cứ so sánh có sức thuyết phục với các khách hàng vay vốn.

Chính phủ nên chú trọng đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong các hoạt động tra cứu (trang web Tổng cục Thuế, Thư viện pháp luật...), tăng mức độ chính xác, cập nhật thông tin, tốc độ xử lý nhanh hơn.

Một phần của tài liệu (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w