THỊ TRƯỜNG VÀ THAM NHŨNG

Một phần của tài liệu Tiền không mua được gì: Phần 1 (Trang 41 - 44)

Nhưng lập luận coi trọng thị trường hơn xếp hàng của tư tưởng vị lợi lại găp phải một sự phản đối khác cơ bản hơn: đó là quan điểm vị lợi không phải là cách duy nhất để đánh giá sự việc. Giá trị của một số hàng hóa không chỉ thể hiện qua độ thỏa dụng chúng mang lại cho người mua và người bán có được. Cách thức phân bổ hàng hóa cũng là một yếu tố góp phần tạo ra nó là loại hàng hóa gì.

Hãy xem lại ví dụ về các buổi biểu diễn kịch Shakespeare miễn phí vào mùa hè của Nhà hát thành phố. Để giải thích việc nhà hát phản đối xếp hàng thuê, người phát ngôn nhà hát nói: “Chúng tôi muốn mọi người được thưởng thức sự kiện này miễn phí”. Nhưng tại sao? Cảm giác thưởng thức có bị ảnh hưởng không nếu có những người mua bán vé? Dĩ nhiên là có với những người muốn xem kịch nhưng không đủ tiền mua vé. Nhưng tính công bằng không phải vấn đề duy nhất cần quan tâm. Nếu các buổi biểu diễn miễn phí của nhà hát bị biến thành hàng hóa để mua bán trên thị trường thì sẽ có cái gì đó bị mất mát, không chỉ là sự thất vọng của những người bị loại khỏi buổi biểu diễn vì không trả tiền.

Nhà hát thành phố coi những buổi biểu diễn miễn phí ngoài trời của họ là một festival, một sự kiện chào mừng chung. Tức là nó như một món quà thành phố tặng cho chính mình. Tất nhiên, số ghế ngồi không phải vô hạn, cả thành phố không thể cùng xem kịch trong một buổi tối được. Nhưng ý tưởng của họ là đưa kịch Shakespeare miễn phí đến cho mọi người, không quan tâm đến việc ai có khả năng mua vé. Bán vé vào cửa hoặc cho phép người đầu cơ vé kiếm tiền từ quà tặng là không phù hợp với mong muốn ấy, vì lúc đó một festival công cộng đã bị biến thành một hoạt động kinh doanh, một công cụ để các cá nhân kiếm lời. Nó giống như thành phố bắt mọi người phải trả tiền để xem pháo hoa vào ngày Quốc khánh vậy.

Tương tự, ta có thể giải thích tại sao việc thuê người xếp hàng ở Đồi Capital lại sai. Một trong số đó là vấn đề công bằng: sẽ không công bằng khi các chuyên gia vận động hành lang giàu có có thể lũng đoạn thị trường nghe phiên điều trần của Quốc hội, khiến các công dân bình thường không còn cơ

hội để tham gia. Nhưng sự bất công không phải vấn đề duy nhất. Giả sử các chuyên gia vận động hành lang bị đánh thuế khi họ thuê công ty xếp hàng thuê, và tiền thuế thu được sẽ dùng để trợ cấp sao cho xếp hàng thuê trở thành dịch vụ mà mọi người đều có thể tiếp cận. Nhà nước có thể trợ cấp dưới dạng cấp phiếu mua dịch vụ với giá rẻ hơn cho người dân khi họ đến công ty xếp hàng thuê. Cơ chế này có thể xóa bớt tình trạng bất công của hệ thống hiện tại. Nhưng vẫn sẽ có người phản đối, vì biến việc đến dự phiên điều trần của Quốc hội thành một hàng hóa mua bán được sẽ làm xói mòn ý nghĩa của nó.

Từ quan điểm kinh tế, cho phép mọi người đến dự phiên điều trần của Quốc hội miễn phí là hành động “định giá quá thấp” hàng hóa, khiến số người xếp hàng để có nó tăng lên. Ngành kinh doanh xếp hàng thuê đã giải quyết được tình trạng phi hiệu quả này khi đặt ra giá thị trường cho nó. Các công ty xếp hàng thuê đã phân bổ ghế ngồi trong phòng điều trần cho những người sẵn lòng trả cho họ số tiền lớn nhất. Nhưng định giá việc chứng kiến nhà nước đại diện cho người dân làm việc theo cách này là sai.

Chúng ta sẽ thấy rõ hơn nếu đặt câu hỏi tại sao ngay từ đầu Quốc hội lại “đánh giá quá thấp” việc được dự buổi điều trần của họ. Giả sử để quyết liệt giải quyết tình trạng nợ quốc gia, Quốc hội quyết định bán vé cho người dân vào dự phiên điều trần, ví dụ 1.000 dollar cho ghế ngồi hàng đầu trong phiên điều trần của Ủy ban Ngân sách. Rất nhiều người sẽ phản đối ngay, không chỉ vì bán vé là bất công với những người đủ khả năng mua vé, mà còn vì bắt người dân phải trả tiền để dự một phiên điều trần thực chất là một dạng tham nhũng.

Chúng ta thường liên tưởng tham nhũng với những khoản thu lợi bất chính. Nhưng tham nhũng không chỉ là hối lộ hay nhận tiền trái phép. Tham nhũng với một hàng hóa, một hành vi tốt đẹp với xã hội còn có nghĩa là làm xói mòn nó, đối xử với nó theo cách định giá nó quá thấp thay vì đánh giá nó một cách thích đáng. Bán vé vào nghe Quốc hội điều trần chính là một hành vi tham nhũng theo nghĩa này. Làm như vậy là coi Quốc hội như một đơn vị kinh doanh chứ không phải một cơ quan thuộc nhà nước đại diện cho nhân dân.

đơn vị kinh doanh rồi vì họ thường xuyên dành ảnh hưởng, sự ủng hộ của họ cho các nhóm lợi ích đặc biệt. Cho nên tại sao không công khai điều đó và bán vé cho mọi người xem? Câu trả lời là vận động hành lang, bán ảnh hưởng, lợi dụng công việc làm lợi cho bản thân, những hành vi gây ảnh hưởng đến Quốc hội đều là điển hình của tham nhũng. Chúng cho thấy chính phủ đã làm xói mòn lợi ích xã hội. Ẩn sau việc coi cái gì là tham nhũng chính là nhận thức về những mục tiêu, những kết quả mà một tổ chức (trong ví dụ này là Quốc hội) cần theo đuổi. Ngành kinh doanh xếp hàng thuê ở Đồi Capitol – mở rộng từ ngành vận động hành lang – bị coi là tham nhũng nếu xét theo nghĩa này. Xếp hàng thuê không phạm pháp, việc trả tiền là công khai. Nhưng nó làm xói mòn hình ảnh của Quốc hội khi coi Quốc hội là nơi để kiếm lợi cho cá nhân thay vì coi đây là một công cụ đem lại lợi ích chung.

Một phần của tài liệu Tiền không mua được gì: Phần 1 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)