Tiêu chí đánh giá mở rộng huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu (Trang 34 - 39)

1.2. Mở rộng huy động vốn tại NHTM

1.2.2. Tiêu chí đánh giá mở rộng huy động vốn của NHTM

a/ Tiêu chí đánh giá tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động huy động vốn:

Quy mô vốn huy đông có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt đông của ngân hàng. Ngân hàng muốn mở rông hoạt đông cần có qui mô vốn tương đối lớn, trong đó vốn huy động là một bộ phận quan trọng. Không thể nói đến chất lượng huy động vốn tốt nếu việc huy đông không đáp ứng được nhu cầu về khối lượng vốn kinh doanh. Khối lượng vốn phải đạt tới quy mô nhất định

theo kế hoạch huy động của ngân hàng. Để thực hiện tốt vấn đề này cần kết hợp hài hoà các yếu tố khác như lãi suất, chính sách Marketing khách hàng, các hình thức huy động vốn, uy tín của khách hàng...

Tuy nhiên không phải tăng trưởng nguồn vốn nhanh là tốt, nó cần phải phù hợp với qui mô hoạt động của ngân hàng, mức vốn tự có, khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng. Hơn nữa việc mở rộng hoạt đông chỉ thực sự an toàn khi nguồn vốn huy động luôn có tốc độ tăng trưởng ổn định. Ngân hàng cũng cần dự đoán được xu hướng của các dòng tiền gửi vào và rút ra trong giai đoạn tiếp theo để chủ động hơn trong công tác sử dụng vốn cho vay và đầu tư.

* Để đánh giá sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động người ta sử dụng chỉ tiêu:

Tfc độ ,ă,„ „..,, ,4,, I, ifc,s _ NV11Đ k này - , NVHĐ k “• . ,ω

NVHĐ kỳ trước

Qui mô của nguồn vốn huy động trong Nguồn vốn huy động trong kì

tổng nguồn vốn

Tổng nguồn vốn trong kì

b/ Tiêu chí đánh giá kết quả mở rộng thị phần huy động vốn

Tăng trưởng về thị phần trong mở rộng huy động vốn là việc gia tăng theo doanh số và số dư từ hoạt động huy động vốn của NHTM so với tổng doanh số và số dư trên thị trường.

λ , Vốn huy động của NHTM

Thi phần huy động vốn = ---;---;---;----—---;---

của một NHTM Tổng nguồn vốn huy động của tất cả NHTM và các tổ chức tài chính trên địa bàn

Thị phần một sản phẩm của NHTM tăng trưởng tức là đã thu hút được số lượng khách hàng khá lớn ưa thích và sử dụng sản phẩm đó nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Thị phần huy động vốn càng phát triển đồng nghĩa với việc mở rộng huy động vốn thành công. Ngân hàng nào chiếm được thị phần lớn sẽ chiếm được ưu thế thống trị thị trường.

c/ Cơ cấu huy động vốn hợp lý

Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và chi phí của ngân hàng. Nó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng để tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa. Thông qua việc xác định cơ cấu vốn có thể xác định mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lí nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất. Có vốn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động, chủ động trong hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh. Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động

rr, ___- ATΛ UTIA Khối lượng từng NVHĐ

Tỷ trọng từng NVHĐ = ° ° xlQQ

(%) Tổng NVHĐ

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lí trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Cơ cấu vốn cần đa dạng, cân đối trong đó cần đảm bảo một tỷ lệ hợp lí giữa vốn huy động ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữa nội tệ và ngoại tệ...mỗi nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và sử dụng. Do đó sự thay đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vốn và theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hàng. Xu hướng biến đổi

trong cơ cấu vốn huy động phụ thuộc một phần vào kế hoạch chủ động điều chỉnh của ngân hàng và sự biến động của các yếu tố bên ngoài, điều này đặt ra yêu cầu ngân hàng phải luôn quan tâm, nghiên cứu thị trường, để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời. Trong nội dung của luận văn và thực tế tại chi nhánh, tác giả đi sâu vào phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động theo 3 tiêu chí như sau:

> Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Khối lượng NVHĐ theo kỳ hạn y ọ g NV ky . - Tổng NVHĐ

> Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng

Ty trọng NVHĐ theo đối Khối lượng NVHĐ theo đối tượng

- --- --- ----x100

tượng Tổng NVHĐ

> Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Ty trọng NVHĐ theo loại Khối lượng NVHĐ theo loại tiền

---——--- —:---×100

tiền Tổng NVHĐ

Nguồn vốn huy động phải có kỳ hạn phù hợp với kỳ hạn sử dụng, đồng thời tạo ra sự ổn định của nguồn, sau khi huy động vốn, vốn sẽ hình thành nên tài sản có của ngân hàng. Do vậy cần xem xét dưới khía cạnh sự phù hợp về thời hạn giữa tài sản có và tài sản nợ (nguồn vốn huy động). Sự không cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ sẽ tiềm ẩn những rủi ro cho ngân hàng như: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh toán, rủi ro hối đoái...

d/ Đánh gía về chi phí huy động:

Do tiền gửi cũng giống như các món nợ của ngân hàng phải trả lãi cho chúng, chính là chi phí huy động vốn của ngân hàng. Lãi suất huy động tiền gửi càng cao thì càng khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Do đó, nếu lãi suất đầu vào cao thì sẽ ảnh hưởng đến lãi suất đầu ra và do đó ảnh

hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Do vậy đòi hỏi ngân hàng phải tìm ra một mức lãi suất huy động hợp lý để có thể tối thiểu hóa chi phí trong khi vẫn hoàn thành kế hoạch nguồn vốn và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chi phí huy động là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM.

Chi phí huy động được đánh giá qua chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân, lãi suất huy động của từng nguồn, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra.

Lãi suất huy động bình quân = tỉ trọng nguồn vốn i * lãi suất huy động i.

Chỉ tiêu này xác định chi phí huy động vốn danh nghĩa của ngân hàng theo cơ cấu nguồn vốn và xu hướng biến động. Lãi suất huy động vốn bình quân chịu sự chi phối bởi 2 yếu tố đó là tỷ trọng từng nguồn vốn huy động và lãi suất bình quân của từng nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá sự hợp lý trong cơ cấu huy động hay chất lượng của nguồn vốn huy động của ngân hàng. Đồng thời nó cũng cho phép đánh giá về khả năng cạnh tranh của ngân hàng thông qua so sánh lãi suất huy động bình quân của ngân hàng với mặt bằng lãi suất chung hoặc với lãi suất của ngân hàng cạnh tranh.

Ngoài các khoản lãi phải trả, ngân hàng còn phải chịu những chi phí huy động khác như: chi phí giao dịch, chi phí Marketing để thu hút khách hàng, và chi phí cơ sở vật chất.

e/ Sự đa dạng của các hình thức huy động vốn:

Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh và định hướng chiến lược mà mỗi ngân hàng sử dụng những công cụ huy động vốn khác nhau. Số lượng của các công cụ này phụ thuộc và phản ánh khả năng quản lý của ngân hàng. Chỉ những ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng phong phú, có đội ngũ nhân viên có trình độ, nhiều kinh nghiệm có khả năng quản lý tốt mới có điều kiện để phát triển đa dạng các hình thức huy động với kỳ hạn khác nhau và lãi suất khác biệt tương ứng bao gồm cả vốn nội tệ, ngoại tệ.

Một phần của tài liệu (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w