Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độnghuy động vốn

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 44)

1.2. Mở rộng huy động vốn tại NHTM

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độnghuy động vốn

1.2.3.1. Nhân tố khách quan *Tình hình kinh tế - xã hội

Đây là yếu tố khách quan đối với ngân hàng, yếu tố này ảnh hưởng chung đến việc huy động và khơi thông nguồn vốn của cả nền kinh tế trong đó có nguồn vốn của NHTM. Cụ thể trong một nền kinh tế phát triển nguồn tiền gửi, tiền tiết kiệm gửi vào các NHTM ngày càng nhiều... Ngoài ra với một nền kinh tế phát triển thì công nghệ ngân hàng được hiện đại hoá, người dân có thói quen sử dụng những lợi ích do các NHTM cung ứng, các nghiệp vụ thanh toán chủ yếu qua ngân hàng, ngân hàng thu được càng nhiều khoản vốn, chiếm dụng được vốn trong thanh toán. Lạm phát là một yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Người dân gửi tiền vào ngân hàng hy vọng rằng họ sẽ thu được khoản tiền lãi nhất định, lạm phát cao hoặc biến động có thể làm trượt giá đồng tiền và họ sẽ chuyển các tài khoản của họ sang hình thái khác có tính ổn định hơn về giá trị.

Bên cạnh đó, các yếu tố như thu nhập của dân cư, thời vụ chi tiêu cũng là các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các ngân hàng. Tại các thành phố lớn, nơi tập trung các tầng lớp dân cư đông đúc và thu nhập cao thường sẽ có nguồn tiền gửi lớn. Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăng quy mô và thay đổi kỳ hạn của nguồn tiền, thời vụ chi tiêu ảnh hưởng tới quy mô và tính ổn định của nguồn tiền. Ví dụ: Tại địa bàn nông thôn như NHNo&PTNT Yên Khánh, lượng tiền gửi thường tăng sau vụ thu hoạch nông sản..

*Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mô

Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chủ trương, phương hướng trong hoạt động huy động vốn cũng như các hoạt động khác của NHTM. NHTM xây dựng các chiến lược kinh doanh cho riêng mình phải dựa trên cơ

sở tuân thủ pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước như chính sách tiết kiệm, chính sách lãi suất... Ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nâng cao năng lực, vai trò hiệu quả và theo sát thị trường, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác thì mới tạo điều kiện và thúc đẩy phát triển các thị trường tiền tệ cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng. Mặt khác, việc xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh, thông thoáng cũng là một nhân tố quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động huy động và sử dụng vốn của các NHTM.

1.2.3.2. Nhân tố chủ quan

*Chiến lược kinh doanh của NHTM về huy động vốn

Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể. Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở ngân hàng xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, so với các đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức dự đoán sự thay đổi môi trường kinh doanh và giải pháp đưa ra. Thông qua chiến lược kinh doanh, ngân hàng có thể quyết định mở rộng hay thu hẹp huy động vốn, thay đổi tỷ lệ các loại nguồn (tập trung tiền gửi dân cư hay tiền gửi các tổ chức kinh tế...), tăng hay giảm chi phí huy động. Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn, các nguồn vốn mở rộng được khai thác một cách tối đa thì hoạt động huy động vốn sẽ phát huy được hiệu quả.

Trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng, khách hàng luôn luôn đóng vai trò rất quan trọng. Nó tác động đến sự thành công của công tác mở rộng huy động vốn. Để có được thành công, các NHTM phải tiến hành nghiên cứu thị trường, thói quen, động cơ hay là mong muốn của người gửi tiền, của từng đối tượng khách hàng thông qua phân tích lợi ích khách hàng. Từ đó có các chính sách marketing, chính sách quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi phù hợp. Chính sách cải tiến nội bộ từ việc xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng,

chính sách trong việc đào tạo nhân viên phục vụ và giao tiếp tận tình chuyên nghiệp, gần gũi, tư vấn đầy đủ các sản phẩm gia tăng, điều kiện cơ sở vật chất ấn tượng tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch. Các yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng công tác huy động vốn.

*Uy tín của ngân hàng

Khi khách hàng muốn vay tiền ngân hàng, đa phần họ phải có tài sảnthế chấp để trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng vẫn có thể bán tài sản thê chấp để thu hôi vôn. Tuy nhiên, khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng hay mua các kỳ phiêu, trái phiêu của ngân hàng thì không như vậy, ngân hàng không đưa tài sản thê chấp cho khách hàng. Bởi thê, khách hàng chỉ có thể thực sự yên tâm gửi tiền vào những ngân hàng có uy tín. Đây cũng là lý do vì sao một số ngân hàng lớn vẫn có thể huy đông nhiều vốn hơn những ngân hàng nhỏ khác mặc dù lãi suất của các ngân hàng lớn thấp hơn. Vì gửi tiền vào ngân hàng khách hàng không chỉ có môt mục đích duy nhất là sinh lời mà mục đích quan trọng không kém là an toàn. Uy tín của một ngân hàng thường được khách hàng đánh giá qua hình thức là ngân hàng nhà nước hay ngân hàng tư nhân, thời gian hoạt động, quy mô ngân hàng, ngân hàng có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch hay không, chủ sở hữu của ngân hàng là ai?... Các ngân hàng ngày càng tìm cách nâng cao vị thế của mình trong mắt khách hàng thông qua các hoạt động quảng cáo, tài trợ cho các hoạt đông từ thiện, các hoạt động xã hội...

*Lãi suất

Với tư cách là giá vốn, lãi suất có tác động điều tiết trực tiếp đến hoạt động tín dụng, cho vay và huy động vốn của ngân hàng, tác động đến lợi nhuận khi xem xét kết quả kinh doanh, tính toán lãi suất chênh lệch đầu ra đầu vào. Khi lãi suất thay đổi theo diễn biến quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ, phản ánh đúng tín hiệu của thị trường, điều đó khiến ngân hàng

phải tìm kiếm, hoạch định mức lãi suất phù hợp cho mình.

*Công nghệ ngân hàng

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng có có sự cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ giữa các NHTM trong nước, mà trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống các NHTM Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực trên toàn thế giới. Công nghệ ngân hàng cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động huy động vốn của NHTM. Công nghệ ngân hàng liên quan trực tiếp đến các mặt hoạt động như thanh toán, giao dịch, kế toán...Một ngân hàng sở hữu công nghệ lạc hậu so với các ngân hàng khác: hoạt động giao dịch, thanh toán và các dịch vụ còn thực hiện thủ công dẫn đến chậm trễ trong giao dịch với khách hàng và không đa dạng hoá được các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng, điều này sẽ làm hạn chế khả năng thu hút vốn của ngân hàng. Chính vì vậy ngân hàng không cạnh tranh được với các ngân hàng khác được đầu tư công nghệ hiện đại hơn. Để có thể cạnh tranh trên thị trường huy động vốn, các ngân hàng phải không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những công nghệ ngân hàng tiên tiến vào các hoạt động giao dịch thanh toán nhanh với khách hàng, Đối với một ngân hàng có công nghệ tiên tiến thì chất lượng phục vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng sẽ tốt hơn, sẽ huy động được nhiều vốn hơn. Các NHTM ở Việt Nam hiện nay đang đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ ngân hàng và coi đây như sức mạnh để cạnh tranh trên thị trường dịch vụ tài chính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong: ứng dụng lập mạng thanh toán liên ngân hàng nội bộ tập trung, hệ thống quản lý vốn ngoại tệ tập trung, ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, triển khai ứng dụng thanh toán SWIFT, dịch vụ thẻ ATM đã mở ra nhiều cơ hội hơn cho ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin ngày càng đa dạng và phong phú hướng đến

việc tối đa hoá tiện ích và lợi ích của khách hàng.

*Chiến lược Marketing ngân hàng

Chiến lược Marketing ngân hàng cần phải được chú trọng đúng mức trong chiến lược kinh doanh dài hạn của ngân hàng nói chung và huy động vốn nói riêng. Xây dựng được một chiến lược Marketing hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng sinh lợi trong kinh doanh cũng như tăng cường huy động vốn của ngân hàng. Trong cơ chế thị trường các ngân hàng phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, tạo ra sự khác biệt, vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Trong thực tế, để đạt được điều này không phải là đơn giản vì khi áp dụng marketing vào ngân hàng thường gặp một số khó khăn như: Với xu hướng phát triển kinh tế, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Các ngân hàng cần phải đổi mới nhanh chóng trang thiết bị, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ...

Thông qua công tác marketing ngân hàng cần phải đưa ra các hình thức huy động vốn với thời hạn, giá cả hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể để đáp ứng tốt nhất nhu cầu, mong muốn của khách hàng về chất lượng, chủng loại các sản phẩm của ngân hàng. Không những thế, công tác marketing ngân hàng còn phải biết kích thích các nhu cầu của khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng về với mình để không ngừng mở rộng thêm các khách hàng mới, ngày càng thu hút được nhiều vốn hơn.

Trên cơ sở nghiên cứu thị trường ngân hàng có thể nắm bắt toàn bộ các thông tin về môi trường kinh doanh, về khách hàng, đồng thời xây dựng chiến lược marketing. Dựa trên yếu tố này, các ngân hàng sẽ sử dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo các công cụ kỹ thuật của marketing ứng dụng trong hoạt động của ngân hàng để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

*Mạng lưới chi nhánh và các điểm giao dịch

các đối thủ cạnh tranh. Trụ sở giao dịch rộng rãi, khang trang với trang thiết bị

đầy đủ, hiện đại tạo cho người dân niềm tin và cảm giác an toàn khi đến với ngân hàng. Nếu ngân hàng có mạng lưới rộng khắp, địa điểm thuận lợi thì

các cá

nhân, các tô chức, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêp cận ngân hàng để giao dịch

và vì thế ngân hàng sẽ có cơ hội thu hút được nhiều vốn hơn. Các ngân hàng đặt

chi nhánh/phòng giao dịch ở những khu vực đông dân cư, mức sông cao thì khả

năng thu hút vốn cũng sẽ lớn hơn nhiều so với những ngân hàng ở các vùng hẻo

lánh, hay mức sống của người dân còn quá thấp.

*Công tác nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên (cán bộ bán hàng, cán bộ làm công tác huy động vốn)

Chìa khoá thành công của một ngân hàng ngoài các nhân tố khác không thể không kể đến nhân tố con người. Một ngân hàng xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đoàn kết, thân thiện, năng động, có bộ máy tổ chức khoa học hợp lý. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ bán hàng, cán bộ làm công tác huy động vốn, giao dịch viên phải được đào tạo bài bản về kỹ năng bán hàng, nắm bắt được các sản phẩm dịch vụ đa dạng cuả ngân hàng, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh doanh sẽ có lợi thế trong huy động vốn. Bởi lẽ, ngân hàng với trang thiết bị cơ sở hạ tầng hiện đại, các nhân viên nhiệt tình, lịch sự và có chuyên môn nghiệp vụ cao tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng, điều này sẽ thu hút được khách hàng đến giao dịch.

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w