NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm tạo khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động của hệ thống NHTM nói chung và NHNo&PTNT nói riêng. Các cơ chế chính sách phải được xây dựng theo hướng ngày càng thông thoáng, đáp ứng được yêu cầu thực tế đòi hỏi phát triển hệ thống ngân hàng và từng bước phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt là việc nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách đồng bộ về huy động vốn, về ứng dụng kĩ thuật công nghệ, tự động hóa các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, hoàn chỉnh khung pháp lý áp dụng giao dịch các giấy tờ có giá khác như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các loại tín phiếu,... nhằm từng bước mở rộng và đa dạng hóa các loại hàng hóa trên thị trường mở, thị trường chứng khoán.
NHNo&PTNT Việt Nam phải chỉ đạo và giám sát chặt chẽ việc triển khai và tổ chức thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Cùng với việc đẩy mạnh tiến độ xử lý nợ tồn đọng, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá hạn mới, trong trường hợp cần thiết NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện cấp bổ sung vốn để chi nhánh nâng cao năng lực tài chính, tăng sức mạnh cạnh tranh, đảm bảo các tỷ lệ giới hạn về huy động vốn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tăng cường đầu tư tín dụng về quy mô cũng như chất lượng.
Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa hoạt động ngân hàng và hệ thống thanh toán, đặc biệt là việc triển khai nhanh, rộng khắp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đến các ngân hàng thành viên trên cả nước. Trên cơ sở đó mở rộng và phát triển các dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.
NHNo&PTNT Việt Nam cũng phải chỉ đạo các chi nhánh NHNo&PTNT thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn và cho vay
có hiệu quả, trong đó chú trọng việc mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, gia tăng huy động vốn trung và dài hạn. Chủ động kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, phù hợp với tốc độ tăng huy động vốn, cân đối nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của các ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với sự tìm hiểu thực tế và những đánh giá một cách tổng quát về định hướng phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Khánh trong những năm tới, làm tiền đề để đưa ra một số giải pháp đối với riêng NHNo&PTNT huyện Yên Khánh nhằm giúp chi nhánh có thể mở rộng được hoạt động huy động vốn: Giải pháp về hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển huy dộng vốn, mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, Đa dạng hoá các hình thức huy động, Công cụ lãi suất, Phát triển đa dạng các dịch vụ liên quan đến huy động vốn, Phát huy hiệu quả chiến lược marketing ngân hàng, Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả, Giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ bán hàng, cán bộ làm công tác huy động vốn. Luận văn cũng đưa ra các khuyến nghị đối với chính phủ, ngân hàng nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam có những chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh mở rộng huy động vốn một cách hiệu quả.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Yên Khánh đã từng bước làm tốt công tác mở rộng huy động vốn trong nền kinh tế, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thành công đó bước đầu khẳng định sự đúng đắn trong các chính sách chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam và của Ban giám đốc, cán bộ nhân viên NHNo&PTNT Chi nhánh Yên Khánh.
Trong thời gian tới, để tiếp tục đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Yên Khánh nói riêng và nền kinh tế nói chung, ngoài những nỗ lực tìm tòi và phát triển các hình thức huy động mới có hiệu quả, vận dụng sáng tạo các giải pháp để đẩy mạnh nguồn huy động, bên cạnh đó chi nhánh cũng rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc tạo lập môi trường vĩ mô thuận lợi để chi nhánh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cung ứng vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển.
Trong luận văn tác giả đã nghiên cứu về vấn đề mở rộng huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Khánh về mặt lý thuyết, thực trạng huy động vốn và cơ cấu vốn của chi nhánh nhằm phát hiện một số bất cập, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại chi nhánh góp phần khẳng định và nâng cao hơn nữa vị thế của ngân hàng hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp của quý thầy cô để nội dung luận văn được hoàn chỉnh hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Khánh (2016), Báo cáo tổng
kết năm 2016, Ninh Bình
2. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Khánh (2017), Báo cáo tổng
kết năm 2017, Ninh Bình
3. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Khánh (2018), Báo cáo tổng
kết năm 2018, Ninh Bình
4. Cục Thống kê Ninh Bình (2017), Niên giám thống kê 2016, NXB
Thống kê, Ninh Bình
5. Đường Thị Thanh Hải (2014), Nâng cao hiệu quả huy động vốn,Tạp
chí tài chính số 5, Hà Nội
6. Mai Thị Quỳnh Thơ (2014), Nghiệp vụ huy động vốn tại các NHTM,
Tạp chí kế toán số 4, Hà Nội
7. Mai Xuân Phúc (2013), Mở rộng huy động vốn tại Ngân Hàng
TMCP Phương Tây - Chi nhánh Đà Nắng, Luận Văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nang.
8. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Ninh Bình (2016), Số liệu thống kê thị phần hoạt động các NHTM và TCTD trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2016,
Ninh Bình
9. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Ninh Bình (2017), Số liệu thống kê thị phần hoạt động các NHTM và TCTD trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2017, Ninh Bình
10. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Ninh Bình (2018), Số liệu thống kê thị phần hoạt động các NHTM và TCTD trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2018,
Ninh Bình
11. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình
(2017) , Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, Ninh Bình
12. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình
(2018) , Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, Ninh Bình
13. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình
(2019) , Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, Ninh Bình
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2003), Những thách thức của
NHTMVN trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Thu Hằng (2015), Huy động vốn tại Ngân Hàng Nông
Nghiệp và phát triển Nông Thôn Chi Nhánh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình Ngân Hàng Thương Mại, Học
viện ngân hàng, Hà Nội.
17. Trường đại học Kinh tế Quốc dân(2002), Ngân hàng thương mại,
quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà nội.
18. DAVID COX(1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội
19. FEDERIS.S.MISHKIN(1994), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài