5. Kết cấu của đề tài
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất
3.3.1. Ki ến nghị với Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành li ên quan
Xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động tín dụng bán lẻ cụ thể là sớm ban hành quy định về tín dụng bán lẻ để các NHTM thống nhất thực hiện. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng chủ động trong việc xây dựng chiến lược mở rộng, phát triển tín dụng bán lẻ của mình phù hợp với mục đích mà vẫn tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro. Để xây dựng được văn bản luật có tính đặc thù này thì Chính phủ cần sớm chỉ thị các ban ngành có liên quan chuẩn bị cho việc soạn thảo và trong quá trình này cần phải nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các nước khác để vận dụng sáng tạo vào điều kịên thực tế của Việt Nam. Các thủ tục rườm rà mang nặng tính chất hành chính cần phải loại bỏ dần để tạo điều kiện cho đầu tư trong nước và ngoài nước phát triển tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân chúng.
Nhà nước cần phải ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế, cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế một cách ổn định, lâu dài, đúng hướng. Đó là những mục tiêu như ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, thực hiện chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng được coi là nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên. Nhà nước tạo môi trường chính trị ổn định và lành mạnh s tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư, khiến cho khả năng tích luỹ và tiêu dùng của công chúng ngày càng nâng lên, thúc đẩy mạnh m cho nhu cầu về hàng hoá dịch vụ tiêu dùng. Kích cầu làm tăng đâù tư của Nhà nước và khuyến khích đầu tư tư nhân, cải thiện môi trường đầu tư trong nước. Việc tạo ra môi trường ổn định cũng giúp
cho các doanh nghiệp an tâm tiến hành sản xuất, kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu đa dạng phong phú về hàng hoá dịch vụ tiêu dùng của dân cu.
Đẩy nhanh cải cách hệ thống an sinh xã hội nhu xã hội hoá bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp, nhân rộng mô hình tiền luơng huu cho nông dân, đẩy nhanh cải cách tiền luơng trong khu vực nhà nuớc là các đối tuợng có thu nhập thấp để giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo đặc biệt giữa nông thôn và thành thị... nhằm tạo sự an tâm về thu nhập trong dài hạn, qua đó kích thích tiêu dùng. Nhân rộng mô hình tiêu thụ hàng hoá thông qua uỷ thác, đại lý, mua trả chậm, trả góp. đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở, hàng tiêu dùng lâu bền nhằm tăng điều kiện, khả năng tiêu dùng hàng hoá. Đẩy mạnh thuơng mại nông thôn, miền núi bằng cách mở rộng mạng luới thuơng mại giữa các vùng miền trong nuớc. Phát triển mạnh m hệ thống chợ chuyên doanh, chợ đầu mối.ở các vùng kinh tế tập trung để thông luồng hàng tiêu dùng, vật tu nông nghiệp.. tăng cuờng đầu tu cho hoạt động thông tin, phân tích thông tin, dự báo thị truờng. tất cả nhằm để thúc đẩy sản xuất nâng cao thu nhập của khu vực nông thôn từ đó tăng dần nhu cầu sử dụng sản phẩm cho vay của ngân hàng phục vụ sản xuất cũng nhu tiêu dùng.
Các cơ quan chức năng cần chấn chỉnh hoạt động của mình thông qua lĩnh vực có liên quan, hạn chế các sai sót, tiêu cực trong công tác nhằm bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng trong các vấn đề liên quan đến đánh giá tài sản bảo đảm, cầm cố thế chấp nhất là vấn đề xử lý tài sản bảo đảm - một vấn đề rất bức xúc hiện nay.
Đầu tu hệ thống giáo dục là đầu tu phát triển nhân tố con nguời, vấn đề này phải nằm trong chiến luợc chung của một quốc gia. Do vậy, muốn có một đội ngũ lao động có trình độ đáp ứng đuợc yêu cầu của quá trìng phát triển đặc
biệt trong ngành ngân hàng cần có một đường lối chiến lược của nhà nước. Vì vậy, Nhà nước cần có sự khuyến khích hỗ trợ các trường Đại học, khối ngành kinh tế nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống giáo dục nói chung.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
NHNN cần nhanh chóng ban hành các quyết định cụ thể đối với lĩnh vực tín dụng bán lẻ làm kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng bán lẻ của các NHTM Việt Nam. Các quy chế về bảo đảm tiền vay, xử lý, phát mại tài sản đảm bảo cần được nghiên cứu và ban hành sao cho tiện lợi và phù hợp với thực tế hơn.
NHNN cần thực hiện hệ thống thông tin để có thể hỗ trợ cho các NHTM trong việc thu thập và tìm kiếm thông tin, cụ thể là chấn chỉnh để làm tăng tính hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Hiện nay, các số liệu cập nhật không kịp thời, độ tin cậy thấp đã khiến cho các NHTM và các tổ chức tín dụng khác ít sử dụng tài liệu do CIC cung cấp. Do đó, NHNN cần chú trọng tới việc nâng cao tính hiệu quả của trung tâm, từ khâu cập nhật dữ liệu đến việc cung cấp số liệu luôn chính xác kịp thời để tăng khả năng thẩm định, giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng, đảm bảo tăng cường lượng thông tin hai chiều giữa Trung tâm và NHTM.
Hoạch định chiến lược phát triển, tạo sự công bằng chung về cho vay tiêu dùng giữa các NHTM: NHNN đóng vai trò to lớn trong việc định hướng chiến lược chung cho các NHTM thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng nhằm tạo ra sự thống nhất về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các NHTM trong cả nước. Bên cạnh đó, so với NHTM ngoài quốc doanh, các ngân hàng quốc doanh có bề dày hoạt động và quy mô lớn hơn nhiều, lại nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước nên cạnh tranh rất mạnh m về uy tín và giá cả. Vì vậy, để tạo
điều kiện cho các ngân hàng cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng, NHNN nên ban hành luật cạnh tranh, đối xử công bằng hơn với các NHTM, đồng thời có sự hỗ trợ hợp lý đối với các ngân hàng mới thành lập.
- NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp lý của hoạt động tín dụng, tránh sự chồng chéo, thiếu đồng bộ như các qui định về đảo nợ, lãi suất nợ quá hạn, cho vay hợp vốn, các qui định về đảm bảo tiền vay... Mặt khác hệ thống pháp luật kinh tế như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh,.
- Cần thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo dõi chặt chẽ diễn biến tiền tệ trên thị trường, phát triển hệ thống tiền tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối liên ngân hàng đồng thời cũng có những chấn chỉnh cần thiết trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, không để những biến động lớn về lãi suất, tỷ giá ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng
cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng, ban hành qui định mới về đánh giá, xếp hạng các TCTD, theo CAMELS. Thiết lập hệ thống các qui định, qui trình và sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, đồng thời xúc tiến xem xét áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát theo 25 nguyên tắc cơ bản của Uỷ ban Basel.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa vào những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đã nêu ra ở Chương 2, ở Chương 3 của Luận văn tác giả đã trình bày định hướng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng tại Ngân hàng TMCP Á Châu; đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt
động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Ngoài ra, tác giả còn có một số đề xuất, kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, với Nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan góp phần xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động tín dụng bán lẻ phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
KẾT LUẬN
Tín dụng bán lẻ là hoạt động ngày càng có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của các NHTM đặc biệt là các ngân hàng định hướng phát triển dịch vụ bán lẻ. Hoạt động này không chỉ mang ý nghĩa đối với NHTM trong việc đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mang lại thu nhập cho các NHTM mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất và tính thần của người dân. Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng bán lẻ của các NHTM Việt Nam nói chung và ACB nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc, tuy vậy hoạt động này vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được giải quyết, khắc phục và hoàn thiện. Do đó nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ACB là rất cần thiết và có ý nghĩa.
Qua quá trình nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại ACB tác giả đã rút ra một số vấn đề như sau: Để có thể hoàn thiện và phát triển được hoạt động tín dụng bán lẻ, các NHTM cần phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp từ việc nghiên cứu khách hàng, thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, các NHTM cần phải thực hiện tốt các công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh của ngân hàng cũng như quảng bá các sản phẩm tín dụng. Đi đôi với việc xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, quy trình tín dụng phải được hoàn thiện đảm bảo việc cấp tín dụng được thực hiện đúng quy định, an toàn chặt ch nhưng vẫn phải đảm bảo được đẩy nhanh được thời gian xử lý hồ sơ vay vốn. Để hoạt động tín dụng được phát triển bền vững, việc mở rộng tín dụng bán lẻ phải gắn liền với việc quản lý tốt chất lượng tín dụng. Ngoài ra, sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan như NHNN, các cấp chính quyền
địa phương, các cơ quan hành pháp là điều kiện hết sức quan trọng để hoàn thiện và phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại các NHTM.
Do đề tài nghiên cứu rộng và khá phức tạp, bản thân tác giả còn nhiều hạn chế, chắc chắn trên một góc độ nào đó luận văn còn nhiều tồn tại và khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn TS. Vũ Thị Lợi - người đã trực tiếp hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Marketing ngân hàng
Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền 2. Giáo trình Ngân hàng thương mại
Chủ biên: PGS.TS Phan Thị Thu Hà 3. Giáo trình Marketing cơ bản
Nhà xuất bản trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Chủ biên: GS.TS Trần Minh Đạo
4. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng Chủ biên: TS Hồ Diệu
Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội
5. Quản trị Ngân hàng Thương Mại - Peter S. Rose
6. Báo cáo thường niên của ACB năm 2008, 2009, 2010, 2011 7. Báo cáo tài chính của ACB năm 2008, 2009, 2010, 2011 8. Tạp chí Ngân hàng và một số tạp kinh tế có uy tín khác.