5. Kết cấu của đề tài
1.3.2. Bài học kinh nghiệm của các NHTM Việt Nam
Thứ nhất, cần chú ý đến khách hàng cá nhân là những người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 50 tuổi và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối tượng mà tín dụng bán lẻ phục vụ là khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
nhưng trong đó cần chú trọng nhất là đối tượng khách hàng cá nhân mà tiềm năng là những người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 50. Đây là đối tượng có nhu cầu tiêu dùng lớn trong xã hội, là tương lai của xã hội. Còn các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có đặc điểm là có thể hoạt động mà không cần đòi hỏi một lượng vốn lớn. Thêm vào đó lĩnh vực sản xuất kinh doanh thường hướng tới phục vụ trực tiếp đời sống xã hội, chủ yếu nhằm vào những sản phẩm có sức mua cao, nên có thể huy động được các nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân, do đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng đầu tư rất đa dạng và linh hoạt. Hơn nữa chu kỳ kinh doanh ngắn, diễn biến theo mùa nên tốc độ quay vòng vốn nhanh, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Vì vậy phát triển các sản phẩm TDBL cho doanh nghiệp nhỏ và vừa s ẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đa dạng hóa các danh mục đầu tư cho vay, phân tán rủi ro, tăng thu nhập, nâng cao vị thế cạnh tranh cho các ngân hàng.
Thứ hai, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, tín dụng bán lẻ cần quan tâm phát triển trước hết là cho vay tiêu dùng (cho vay cầm cố, tín chấp)... bởi nhu cầu của khách hàng là lớn, có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, trong tương lai thì các dịch vụ gia tăng lại chiếm ưu thế.
Thứ ba, phát triển kênh phân phối là vấn đề mấu chốt trong hoạt động tín dụng bán lẻ. Mạng lưới phân phối của ngân hàng bao gồm kênh phân phối truyền thống như chi nhánh và các kênh hiện đại như: kiosk tài chính, phân phối điện tử: ATM, EFTPOS, phân phối tại nhà: ngân hàng qua mạng, ngân hàng qua điện thoại. Trong đó hoạt động chi nhánh vẫn không thể thay thế được và chiếm vị trí quan trọng, các kênh hiện đại s bổ sung cho hoạt động của chi nhánh để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Thứ tư, các ngân hàng lớn có lợi thế hơn trong cung cấp tín dụng bán lẻ. Tín dụng bán lẻ đòi hỏi đa dạng, phân phối rộng khắp. Vì thế, ngân hàng có điều kiện hơn về quy mô vốn, uy tín, mạng lưới... s ẽ có lợi thế cạnh tranh trong việc đa dạng hóa dịch vụ, cung cấp dịch vụ đến tay khách hàng một cách rẻ hơn và nhanh chóng hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về NHTM và hoạt động tín dụng bán lẻ tại các NHTM Việt Nam qua việc trình bày khái quát về NHTM; về hoạt động tín dụng bán lẻ tại các NHTM Việt Nam và hoạt động tín dụng bán lẻ của một số ngân hàng trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm với các NHTM Việt Nam. Qua Chương 1 chúng ta thấy được sự cần thiết của tín dụng bán lẻ và xu hướng phát triển tín dụng bán lẻ tại thị trường Việt Nam cũng như các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng bán lẻ tại các NHTM. Trên cơ sở đó nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU