5. Kết cấu của đề tài
1.2.3. Sự cần thiết của tín dụng bán lẻ và xu hướng phát triển tín dụng bán lẻ tạ
lẻ tại thị trường Việt Nam
1.2.3.1 Vai trò của TDBL đối với hoạt động của NHTM
Từ giác độ kinh tế - xã hội, dịch vụ TDBL có tác dụng đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn để phát triển kinh tế. Đồng thời giúp cải thiện đời sống dân cư, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng. X ét trên giác độ tài chính và quản trị ngân hàng, TDBL giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng. hi x t đến vai trò của TDB đối với hoạt động của NHTM, TDBL có những vai trò sau:
Thứ nhất là làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng
TDBL là một trong hai bộ phận nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, bên cạnh tín dụng tổ chức kinh tế. Tốc độ TDBL tăng nhanh góp phần đẩy nhanh dư nợ, đồng nghĩa với tăng trưởng nguồn thu nhập cho ngân hàng.
Đem lại cho ngân hàng khoản thu nhập lớn về phí dịch vụ. Phát triển dịch vụ đa dạng, nhiều tiện ích theo hướng cải tiến phương thức thanh toán, đơn giản hóa thủ tục, mở rộng mạng lưới hoạt động. Bên cạnh đó ngân hàng có thể phát
triển những dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ chi trả lương cho những người có tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau, chuyển tiền mặt giao dịch tận tay người nhận.. .sẽ thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng, từ đó làm tăng nguồn thu dịch vụ của ngân hàng.
Thứ hai là nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, ngân hàng phải đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng như triển khai nghiên cứu các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ...Ngược lai, chính những nỗ lực đó mà ngân hàng ngày càng hoàn thiện mình, vững mạnh hơn, trở thành những đối thủ “đáng gờm” của các ngân hàng khác.
Th ứ ba là rộng dan h m ục sản phẩm dị ch vụ C ủa ngân hàng
Có thể thấy từ khi các NHTM Việt Nam áp dụng việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ TDBL thì ngoài các sản phẩm tín dụng truyền thống, danh mục sản phẩm của ngân hàng đã đa dạng hơn rất nhiều. Sản phẩm thấu chi tài khoản tiền gửi, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, sản phẩm cho vay mua ô tô, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán niêm yết, cho vay cán bộ công nhân viên...
Thứ tư là tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Danh mục sản phẩm được mở rộng, chất lượng dịch vụ tăng lên. Có thể nói, TDB đã góp phần làm tăng khả năng đáp ứng các nhu cầu khách hàng của các ngân hàng, làm vừa lòng khách hàng, đem hình ảnh của mình đặt vào tâm trí của khách hàng.
1.2.3.2. Xu hướng phát triển tín dụng bán lẻ tại thị trường Việt Nam
Việt Nam với dân số khoảng 85 triệu người và mức thu nhập ngày càng tăng là thị trường đầy tiềm năng của các NHTM, thị trường này s ẽ phát triển mạnh trong tương lai do tốc độ tăng thu nhập và sự tăng trưởng của các loại hình
doanh nghiệp. Các NHTM đang có xu hướng chuyển sang bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng s ẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh.
Các khách hàng sẽ có xu hướng tiếp cận với nhiều ngân hàng và chọn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có mức giá rẻ, đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cho khách hàng, giảm thiểu chi phí và đổi mới công nghệ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh.
Cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt, nhất là tại các đô thị loại 1 và loại 2, nơi tập trung khách hàng có tiềm năng tài chính lớn và mật độ ngân hàng tăng mạnh. Trong số các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, HSBC và Citibank là hai ngân hàng nổi tiếng toàn cầu về kinh doanh ngân hàng bán lẻ, trong đó HSBC đã có chiến lược cụ thể để phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ.
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung cũng như tín dụng bán lẻ nói riêng gắn liền với tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường tài chính trong nước.
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có tín dụng bán lẻ phải được thực hiện từng bước vững chắc nhưng cũng cần có bước đột phá để tạo đà phát triển nhanh trên cơ sở giữ vững được thị phần đã có, phát triển và mở rộng thị trường mới để phát triển thị trường trong tương lai.
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ và tín dụng bán lẻ phải được phát triển theo hướng kết hợp hài hòa giữa lợi ích của khách hàng với lợi ích của ngân hàng và mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Đầu tư để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
yêu cầu vốn lớn trong khi môi truờng kinh tế xã hội chua phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ chua cao, đòi hỏi các ngân hàng phải huớng tới lợi ích lâu dài, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của ngân hàng và của toàn bộ nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu tiên, cần phải chấp nhận chi phí đầu tu để mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tiên tiến với mức phí đảm bảo bù đắp đuợc một phần vốn đầu tu nhung đủ để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị truờng.
Hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải đuợc tiến hành đồng bộ với các dịch vụ ngân hàng khác, nâng cao chất luợng dịch vụ ngân hàng truyền thống và chủ động mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị truờng và năng lực của TCTD nhằm tạo nhiều tiện ích cho nguời sử dụng dịch vụ. Cần phối hợp các bộ phận chức năng khác nhu bộ phận phục vụ doanh nghiệp để phát huy hiệu quả của dịch vụ ngân hàng, thu hút thêm khách hàng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng.
Kinh doanh bán lẻ buộc các ngân hàng phải tuân theo những quy định chặt chẽ về các quy định và tỉ lệ an toàn trong điều kiện bị ràng buộc bởi những hạn chế về nguồn lực. Các ngân hàng phải có định huớng rõ ràng về hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, có đầy đủ nguồn lực cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó không thể không đặc biệt chú ý tới tín dụng bán lẻ.
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng bán lẻ tại các NHTM 1.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển theo chiều rộng
• Chỉ tiêu phản ánh sự gia tăng về quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ
Đất nước đang ngày một hiện đại, nhu cầu đời sống con người càng cao, vì thế hoạt động tín dụng bán lẻ ngày càng phát triển, người dân đến với ngân hàng rất đông để có thể vay ngân hàng nhằm phục vụ cho mục đích của mình như cải thiện cuộc sống về mặt vật chất, tinh thần, mua sắm, sửa chữa nhà cửa.. .Vì thế dư nợ cho vay được mở rộng. Sự phát triển tín dụng bán lẻ được phản ánh thông qua sự gia tăng về quy mô và tốc độ tăng dư nợ tín dụng bán lẻ.
Sự gia tăng về quy mô dư nợ tín dụng bán lẻ được xác định qua giá trị tăng trưởng tuyệt đối theo công thức sau:
Giá trị tăng trưởng = Dư nợ tín dụng bán lẻ - Dư nợ tín dụng bán lẻ tuyệt đổi Cuổi năm (t) Cuổi năm (t-1)
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ được xác định qua giá trị tăng trưởng tương đối theo công thức sau:
Dư nợ tín dụng bán lẻ cuổi năm t - Dư nợ tín dụng bán lẻ cuổi năm (t-
• ∙ * _______________ x 100% Dư nợ tín dụng bán lẻ cuổi năm t
• Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển được thể hiện qua hình thức, qua đổi tượng khách hàng
Khách hàng đến với ngân hàng đông, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển mạnh, kích thích ngân hàng mở rộng các hình thức dịch vụ phục vụ khách hàng tốt hơn, đa dạng hơn, tiện ích và an toàn mà giá cả lại hợp lý, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng. Đây cũng là điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô rộng lớn, thu hút khách hàng đến với ngân hàng ngày một đông.
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng bán lẻ trong tổng du nợ tín dụng của NHTM. Tỷ trọng du nợ tín dụng bán lẻ trong tổng du nợ tín dụng càng lớn thì hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM đó càng phát triển. Ở các NHTM hoạt động theo định huớng bán lẻ, chỉ tiêu này thuờng cao hơn các NHTM hoạt động theo định huớng bán buôn.
Tỷ trọng tín dụng bán lẻ trong tổng du nợ của NHTM đuợc xác định nhu sau:
Dư nợ tín dụng bán lẻ cuối năm (t )
____________'-Σ___ ______'______________ x 100% Tong dư nợ cho vay (t)
1.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển theo chiều sâu
Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ tín dụng bán lẻ
Dư nợ quá hạn tín dụng bán lẻ
Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng bán lẻ =---x 100% Dư nợ tín dụng bán lẻ
Nhu đã đề cập ở trên, tăng quy mô tín dụng bán lẻ phải đi đôi với việc nâng cao chất luợng tín dụng. Các NHTM không thể chỉ mở rộng cho vay mà không quan tâm đến tỷ lệ nợ xấu. NHTM chỉ có thể tiếp tục mở rộng cho vay khi việc mở rộng này không làm tăng tỷ lệ nợ xấu trên tổng du nợ.
Tăng thU nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng bán lẻ
Thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng bán lẻ đuợc xác định bằng cách lấy lãi đầu ra trừ đi lãi đầu vào của hoạt động tín dụng bán lẻ hay cụ thể hơn là lấy lãi thu đuợc từ hoạt động tín dụng bán lẻ trừ đi lãi phải trả cho nguồn vốn dùng để cho vay. Đây vừa là chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng tín dụng bán lẻ vừa là mục tiêu của việc mở rộng tín dụng bán lẻ. Khi thu nhập lãi thuần từ hoạt
động tín dụng bán lẻ của một NHTM năm sau cao hơn năm trước ta có thể đánh giá hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM đó được mở rộng.
1.2.5. Thực trạng thị trường tín dụng bán lẻ tại Việt Nam
Trên thế giới hiện nay khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của các các nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa bùng nổ với quy mô và tốc độ lớn, nhanh hơn nhiều so với sản phẩm bán buôn, sự quan tâm đã thiên lệch hẳn về hoạt động bán lẻ. Chính vì vậy, trong các tài liệu nghiên cứu cũng như trong hoạt động thực tiễn, hiện nay chủ yếu tập trung đề cập việc phát triển thị trường bán lẻ. Ở nước ta cũng vậy, việc phân định giữa bán buôn và bán lẻ trong bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung hầu như không được đề cập đến. Mặt khác, vì các sản phẩm dịch vụ ngân hàng rất đa dạng nên việc đưa ra các tiêu chí chung để phân định, xem xét quan hệ và đánh giá thực trạng của từng thị trường giữa bán buôn, bán lẻ là rất khó thực hiện. Do vậy, ở đây chỉ tập trung xem xét thực trạng hoạt động bán lẻ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ở nước ta thời gian qua.
Khi xem xét, đánh giá thực trạng của hoạt động bán lẻ nên xem xét riêng theo từng loại sản phẩm; qua đó, có thể rút ra một số nét đặc trưng chung cho các thị trường riêng, nếu có. Theo lôgic này, có thể rút ra một số nhận xét bước đầu về hiện trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng ở nước ta thời gian qua như sau:
Một là, hầu hết các ngân hàng đã nhìn thấy triển vọng phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ cũng như tín dụng bán lẻ trong thời gian tới. Nhiều ngân hàng trước đây chuyên về bán buôn như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cũng đã bước đầu xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển bán lẻ với những kết quả tốt;
Hai là, sự phát triển của hoạt động tín dụng bán lẻ đã bước đầu khởi sắc, sôi động và có sự cạnh tranh mạnh hơn giữa các ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng. Tuy nhiên, nếu so với khu vực và thế giới, phải thấy rằng, các sản phẩm của chúng ta còn quá nghèo nàn về chủng loại, các tiện ích chưa nhiều; cung cách bán hàng và các kênh phân phối còn ở trình độ thấp.
Ba là, bên cạnh một số ngân hàng biết sử dụng trợ giúp của tư vấn quốc tế để triển khai chiến lược, kế hoạch phát triển ngân hàng bán lẻ, tín dụng bán lẻ một cách tương đối bài bản, phần lớn các ngân hàng còn lại đang mò mẩm, thử nghiệm cách làm riêng đối với một số sản phẩm dịch vụ cụ thể. Do vậy, khi nhìn các sản phẩm, chưa thấy có sự gắn kết, kết hợp với nhau, chưa có sự bán chéo phổ biến mà còn rời rạc; chưa có tính chuyên nghiệp, tính hiện đại và còn thiếu những đặc trưng riêng có của các ngân hàng;
Bốn là, nền tảng công nghệ, nguồn nhân lực để thực hiện hoạt động ngân hàng bán lẻ, tín dụng bán lẻ theo các chuẩn mực quốc tế còn thiếu và yếu. Hơn thế nữa, sự hợp tác liên kết giữa các ngân hàng để xây dựng và khai thác có hiệu quả hơn đối với hạ tầng cơ sở kỹ thuật công nghệ chung về thông tin và riêng của từng ngân hàng còn yếu và rời rạc.
Do hiện nay ở nước ta chưa có các tiêu chí và số liệu chính thức về từng loại hình bán buôn, tín dụng bán lẻ nên khó có thể phân định rõ ràng và tính toán chính xác tỷ trọng của mỗi loại hình này trong tổng dư nợ hàng năm của các ngân hàng.
Tuy nhiên, nếu xuất phát từ quan niệm nêu trên và tạm coi cho vay qua các ngân hàng và cho vay doanh nghiệp Nhà nước (hầu hết là doanh nghiệp lớn) là bán buôn, cho vay doanh nghiệp ngoài Nhà nước (DNNNN), cho vay hộ gia đình, cá thể là tín dụng bán lẻ thì với những số liệu hiện có, chúng ta có thể phác
hoạ một cách tương đối về bức tranh quan hệ giữa bán buôn, tín dụng bán lẻ hiện nay trên thị trường tín dụng chính thức ở Việt Nam như dưới đây.
Đối với nhiều ngân hàng, nhất là các NHTM cổ phần, tỷ trong bán lẻ còn cao hơn, có thể tới 80 - 90%. Tuy nhiên sơ bộ có thể rút ra một số nhận xét về tương quan giữa bán buôn và tín dụng bán lẻ thời gian qua ở nước ta như sau: - Cho đến nay, tín dụng bán buôn vẫn còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn.
- Trong những năm gần đây, đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng bán buôn, tăng đáng kể tỷ trọng tín dụng bán lẻ.
Các triển vọng và xu hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, tín dụng bán lẻ ở Việt Nam trong thời gian tới:
Thứ nhất, thị trường bán lẻ dịch vụ ngân hàng nói chung và tín dụng bán