5. Kết cấu của đề tài
2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCPÁ Châu
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong xu thế đổi mới của đất nước, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập và đi vào hoạt động ngày 04 tháng 06 năm 1993 với địa chỉ của Hội sở chính là: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TPHCM.
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó "Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ" là một định huớng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một Ngân hàng mới thành lập như ACB. Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh m và môi trường kinh doanh ngày càng cải thiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ACB đã có những bước phát triển nhanh, an toàn và hiệu quả. Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷ đồng, đến 31/12/2010 đã đạt 9.377 tỷ đồng, tăng hơn 468 lần so với ngày thành lập. Tổng tài sản năm
1994 là 312 tỷ đồng, đến cuối 2011 đạt 281.019 tỷ đồng, tăng 901 lần, dư nợ cho vay cuối năm 1994 là: 164 tỷ đồng, đến 31/12/2011 đạt 102.809 tỷ đồng, tăng 627 lần. Lợi nhuận trước thuế năm 1994 là 7,4 tỷ đồng, đến 31/12/2011 đạt 4.203 tỷ đồng, tăng 568 lần. ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là một trong những ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả. Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Sự hoàn hảo là điều ACB luôn nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảo của cổ đông, nơi tạo dựng nghề nghiệp hoàn hảo cho nhân viên, là một thành viên hoàn hảo của cộng đồng xã hội. "Sự hoàn hảo" là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện. Kể từ khi NHNN ban hành Quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng cổ phần (năm 1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế CAMEL để đánh giá tính vững mạnh của một ngân hàng, thì liên tục tám năm qua ACB luôn xếp hạng A. Hơn nữa, ACB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8 được quy định trong thoả ước Basel I của Ngân hàng Thanh toán Quốc Tế (BIS - Bank for International Settlements) mà NHNN áp dụng. Đặc biệt tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn dưới 1%, cho thấy tính chất an toàn và hiệu quả của ACB.
Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt 18 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ.
2.1.2. Chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển
ACB cũng xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm. Cơ sở của việc xây dựng là tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng; xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững; duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30 %) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam; có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả; xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.
Theo dự báo của ACB, trong năm 2012, những khó khăn trong năm 2011 s ẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh ngân hàng. Chính sách tiền tệ nhiều khả năng tiếp tục được thắt chặt lại. Lãi suất có thể s ẽ được giảm bằng các biện pháp hành chính trên cơ sở lạm phát phần nào được kiểm soát.
Với những dự báo trên, ACB dự định s ẽ tập trung ngay từ đầu năm vào mục tiêu tăng trưởng đồng thời tìm các giải pháp sáng tạo, linh hoạt trong môi trường kinh doanh có thay đổi để thực thi các quyết định kinh doanh đảm bảo cả về an toàn và hiệu quả hoạt động, tăng thu nhập cho Ngân hàng và nguồn thu dịch vụ.
Riêng về công tác quản trị nguồn nhân lực, ACB dự định cải tiến lương toàn hệ thống và hoàn tất chương trình đào tạo trưởng đơn vị kênh phân phối theo hệ thống tín chỉ. ACB cũng s ẽ tổ chức lại Trung tâm Công nghệ thông tin
để thích nghi tốt hơn với vai trò là cầu nối giữa hoạt động ngân hàng của ACB với các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin.
Năm 2010 và đầu năm 2011 ACB triển khai những buớc đi đầu tiên trong việc thực hiện chiến luợc 2010 - 2015 và tầm nhìn 2020 bằng 5 chuơng trình hành động chiến luợc tại các đơn vị kinh doanh và chuơng trình tái cấu trúc lại cơ cấu tổ chức từ Hội sở đến kênh phân phối với sự hỗ trợ của đối tác chiến luợc Standard Chartered Bank. Hoạt động này s ẽ tạo ra cho ACB một động lực mới để nâng cao chất luợng tăng truởng, tính bền vững của hệ thống và phát triển năng lực cạnh tranh trong tình hình mới.
2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Á Châu
Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tu; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nuớc; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thuơng phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tu vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế;làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tu vấn đầu tu chứng khoán; luu ký, tu vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tu, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
2.1.4. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP ÁChâu trong thòi gian gần đây Châu trong thòi gian gần đây
Kết thuc năm 2011 đầy khó khăn và biến động, ACB một lần nữa tiếp tục khẳng định vị thế một ngân hàng hàng đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam. Điểm sáng trong năm qua có thể kể đến việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận tham
Chỉ tiêu Quy đổi VND và vàng
EUR GBP USD Ngoại tệ khác quy
USD
Tỷ lệ khả năng chi trả ngày báo cáo
18.47% 16.15% 76.16% 132.64% 30.59% 137.75%
vọng đặt ra từ đầu năm. L ợi nhuận hợp nhất truớc thuế của ACB năm 2011 đạt xấp xỉ 4.203 tỷ đồng, bằng 1,35 lần cùng kỳ năm truớc và vuợt kế hoạch đã công bố đầu năm. Trong đó, hoạt động kinh doanh ngân hàng đạt xấp xỉ 4.175 tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2010. Các chỉ tiêu về quy mô của ACB có buớc tiến nhanh và bền vững trong năm 2011. Tổng tài sản đạt 281.019 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2010. Nhu vậy tổng tài sản của ACB đến 31/12/2011 đã tuơng đuơng 9,640%0 tổng phuơng tiện thanh toán, vị thế tăng 1,4 % so đầu năm. Trong toàn bộ mức tăng tổng tài sản này, có đến 63% xuất phát từ nguồn vốn bền vững là tiền gửi khách hàng. Cụ thể, tiền gửi khách hàng của ACB đạt 185.637 tỷ đồng, tăng gần 35% so với năm 2010 trong khi bình quân ngành tăng truởng 14,4%. Thị phần huy động của ACB uớc tính ở mức 6,50%0, tăng gần 10%0 so đầu năm. Ngoài ra, với chính sách tăng tốc tín dụng ngay từ đầu năm, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế của ACB năm 2011 tăng truởng 18%, gấp khoảng 1,5 lần bình quân ngành. Đến 31/12/2011, du nợ cho vay khách hàng đạt 102.809 tỷ đồng, bằng 1,2 lần so với cuối năm ngoái, đua thị phần tín dụng của ACB tăng thêm 0,2 0%0 lên 4 0%0. Hoạt động tín dụng tiếp tục là hoạt động cốt lõi tạo nên thu nhập cho ACB trong năm 2011. Nhu vậy, huy động tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng của ACB đều đạt tốc độ tăng truởng cao hơn tốc độ bình quân của ngành.
Bảng 2.1: Tỷ lệ khả năng chi trả ngày báo cáo theo quy định NHNN thời điểm 31/12/2011,
so với 2010 Lợi nhuận trước thuế 4.100 4.203 102,50% 3.102 35,47% Tổng tài sản 275.000 281.019 102,19% 205.103 37,01% Cho vay khách hàng 104.600 102.809 98,29% 87.195 17,91% Tiền gửi khách hàng 198.000 185.637 93,76% 137.881 34,64%
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011) Điểm sáng tiếp theo trong toàn cảnh hoạt động của ACB năm 2011 là rủi ro tín dụng được kiểm soát tốt trước thực trạng chất lượng tín dụng toàn ngành ngân hàng đi xuống. Trong năm 2011, ACB tập trung nhiều nguồn lực cho công tác phân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn của hệ thống đồng thời thực thi rất quyết liệt công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Kết quả đến cuối năm 2011, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của ACB là 0,89%, chỉ bằng xấp xỉ 1/4 so với ngành (khoảng 3,4%).
Bảng 2.2: Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính của Tập đoàn
LN trước thuế/ TTS bình quân (ROAtt)
1,7% 1,7% 2,1% 2,6% 3,3%
(Nguôn: Báo cáo thường niên năm 2011) Về hiệu quả kinh doanh, đến 31/12/2011, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEtt) của ACB đạt 36%, trong khi tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình quân (ROAtt) giữ nguyên ở mức 1,7 %. Đạt được kết quả này có thể kể đến một nguyên nhân là hiệu quả hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch (CN&PGD) của ACB ngày càng cao. Số dư huy động và dư nợ cho vay bình quân trên mỗi nhân viên CN&PGD tăng lần lượt 11% và 28% so cùng kỳ 2010. Năm 2011, thời gian trung bình để các CN&PGD mới thành lập trong vòng 24 tháng có lợi nhuận dương ổn định là khoảng 11 tháng, rút ngắn 3 tháng so cùng kỳ năm trước.
Bảng 2.3: Khả năng sinh lời của Tập đoàn (%)
trực thuộc Hội đông quản trị được thành lập với chức năng đáp ứng yêu cầu luật định cũng như áp dụng thông lệ tốt nhất và chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro. Khuôn khổ hệ thống quản lý rủi ro mới ở ACB và lộ trình triển khai thực hiện cũng đã được xác định. Kết quả một số chỉ tiêu cụ thể về an toàn hoạt động của ACB tính đến thời điểm 31/12/2011 như sau: tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ đạt 9,24%, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất đạt 9,25% và đều cao hơn so với quy định 9% của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Tỷ lệ khả năng chi trả (tổng tài sản có thanh toán ngay trên tổng nợ phải trả) tại ngày báo cáo là 18,47%, cao hơn 3,470%0 so với hạn mức 150%0 do NHNN quy định.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCPÁ Châu
2.2.1. Các sản phẩm tín dụng bán lẻ của ACBSản phẩm dành cho khách hàng cá nhân: Sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân: (1) VAY MUA NHÀ - ĐẤT
Vay mua nhà - đất là sản phẩm tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng có nhu cầu mua nhà, căn hộ, đất thổ cư để ở, làm địa điểm sản xuất kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi,...
(2) VAY XÂY DỰNG, SỬA CHỮA NHÀ
Vay xây dựng sửa, chữa nhà là sản phẩm tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng xây dựng, sửa chữa, trang trí nội thất căn nhà để ở hoặc làm địa điểm sản xuất kinh doanh,.
(3) VAY MUA CĂN HỘ CÁC Dự ÁN BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP BẰNG CĂN HỘ MUA
• Mua căn hộ tại các dự án Bất động sản (BĐS) mà ACB có hợp tác, bao gồm: Hùng Vương Plaza, Saigon Pearl, The Everrich II, The Plemington, Lê Thành-Khu B và Chung cư An Sương.
(4) VAY TIÊU DÙNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
Va ti u dùng c tài sản bảo đảm là sản phẩm tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn tài chính giúp khách hàng linh hoạt và chủ động hơn trong các nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân và gia đình như: mua sắm vật dụng gia đình, học tập, du lịch, khám chữa bệnh và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống.
(5) DỊCH VỤ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH DU HỌC
Dịch vụ hỗ trợ tài chính du học là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu hỗ trợ tài chính để làm thủ tục xin xét cấp Visa và/hoặc thanh toán chi phí du học cùng các chi phí phát sinh trong thời gian du học.
Dịch vụ Hỗ trợ tài chính du họ c của ACB bao gồm: - Phát hành Hợp đồng tín dụng hạn mức.
- Mở thẻ tiết kiệm/tài khoản và xác nhận số du thẻ tiết kiệm/tài khoản. - Phát hành giấy chứng nhận định giá bất động sản.
- Cho vay thanh toán chi phí du học.
- Dịch vụ chuyển tiền thanh toán chi phí du học. - Thẻ tín dụng, thẻ thanh toán.
(6) VAY MUA XE ÔTÔ
Vay mua xe ôtô là sản phẩm tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn tài chính giúp khách hàng có nhu cầu mua xe ôtô phục vụ nhu cầu đi lại và/hoặc kết hợp với kinh doanh/cho thuê (nếu có).
(7) VAY HỢP TÁC KINH DOANH VỚI DOANH NGHIỆP THẾ CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN
Vay hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp th ế chấp bất động sản là sản phẩm tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn đối với khách hàng có nhu cầu hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp để thực hiện phuơng án/dự án kinh doanh mà doanh nghiệp đuợc cấp phép.
(8) VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG THEO PHƯƠNG THỨC THẤU CHI THẾ CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN
Vay bổ sung vố n lưu động theo phương thức thấu chi th ế chấp bất động sản
là sản phẩm tín dụng nhằm bù đắp sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) như thanh toán tiền điện, nước, thanh toán thuế, trả lương, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ và các mục đích hợp pháp khác.
(9) VAY ĐẦU TƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Vay đầu tư tài sản cố định là sản phẩm tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn đối với khách hàng có nhu cầu đầu tư tài sản cố định (mua/sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải) phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
(10) VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG
Va bổ sung v n lưu động là sản phẩm tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn đối với khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động như: mua nhiên/nguyên vật liệu, hàng hoá dự trữ, tài trợ các khoản đối tác chậm trả, trả lương nhân công, điện nước, . . . phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.
(11) VAY CẦM CỐ THẺ TIẾT KIỆM, GIẤY TỜ CÓ GIÁ, VÀNG, NGOẠI TỆ