Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đắk lắk (Trang 84 - 109)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc, hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của chi nhánh bộc lộ một số hạn chế:

a. Hạn chế

Trong kế hoạch kinh doanh hàng năm, chi nhánh chƣa hoạch định mục tiêu cụ thể trong hoạt động cho vay doanh nghiệp nói chung và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nói riêng.

Thủ tục cho vay khá cứng nhắc, thời gian xét duyệt hồ sơ còn kéo dài làm ảnh hƣởng đến kế hoạch, cơ hội kinh doanh của nhiều KHDN.

Việc đánh giá, thẩm định hồ sơ vay vốn còn gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều chi phí, thời gian do chất lƣợng thông tin đầu vào đôi khi chƣa thật chính xác. Chất lƣợng thẩm định còn chƣa cao: việc thẩm định năng lực ngƣời đi vay, năng lực lãnh đạo của KHDN vay vốn còn hạn chế, đánh giá tài chính của KHDN còn mang tính chủ quan, chƣa xác với thực tế. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phụ thuộc nhiều vào báo cáo tài chính của khách hàng cung cấp. Việc định giá tài sản bảo đảm chƣa chuyên nghiệp, mới chỉ dừng lại ở đƣa ra giá trị tài sản mà chƣa đƣa ra các dấu hiệu cảnh báo hoặc các lợi thế, bất lợi cả tài sản thế chấp. Danh mục tài sản thế chấp đa dạng nhƣng chi nhánh vẫn chỉ tập trung vào nhận tài sản là bất động sản.

Công tác chăm sóc khách hàng chƣa đƣợc quan tâm, chủ yếu tập trung vào khách hàng đến gửi tiền, chƣa quan tâm đúng mức khách hàng vay tiền

74

(chƣa thực sự chăm sóc chu đáo khách hàng doanh nghiệp hiện tại cũng nhƣ quan tâm tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp mới).

Cổ động truyền thông của chi nhánh và các phòng giao dịch chủ yếu là tập trung treo băng rôn, các hoạt động quảng bá khác còn rất ít. Các kênh truyền dẫn thông tin quảng bá khác nhƣ báo, đài còn khiêm tốn.

Quy mô cho vay giảm sút, lƣợng khách hàng doanh nghiệp năm 2014 không tăng mà giảm so với năm 2013 dẫn đến dƣ nợ trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp cũng giảm sút.

b. Nguyên nhân của các hạn chế

Quy trình cho vay khá chặt chẽ nhƣng thủ tục cho vay còn khá cứng nhắc nhất là các thủ tục về cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm, thời gian xét duyệt hồ sơ còn kéo dài. Khối lƣợng công việc mà cán bộ tín dụng tại chi nhánh còn đảm nhiệm khá nhiều nên hiệu quả công việc vẫn chƣa cao. Việc đánh giá thẩm định hồ sơ vay còn gặp nhiều khó khăn, do chất lƣợng đầu vào thông tin chƣa chính xác.

Đội ngũ nhân sự trẻ chƣa có kinh nghiệm cọ sát thực tế. Nên hiện tại chi nhánh phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ thông qua công tác đào tạo lại cán bộ. Đội ngũ làm công tác kiểm soát nội bộ còn khá trẻ, chƣa có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Cán bộ tín dụng đa số là mới ra trƣờng chƣa có kinh nghiệm, chƣa am hiểu thực tế, kiến thức xã hội thị trƣờng còn hạn chế. Do đó chƣa thể trở thành nhà tƣ vấn tốt cho khách hàng doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay thế nào cho hiệu quả. Cũng vì vậy mà chƣa có nhiều kinh nghiệm đánh giá tình hình thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp cũng nhƣ trong kỹ năng khai thác một số thông tin về khách hàng doanh nghiệp chƣa đƣợc hoàn thiện do còn non về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, ...

75

Chi nhánh chƣa tiếp cận đƣợc các doanh nghiệp lớn để cho vay vì các doanh nghiệp này chủ yếu thế chấp cầm cố máy móc, thiết bị, hàng tồn kho ... nhƣng chi nhánh lại rất cẩn trọng đối với những tài sản bảo đảm loại này nên điều này cũng giới hạn khả năng tăng trƣởng tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp.

Thiếu kinh phí để tổ chức nghiên cứu thị trƣờng một cách chuyên nghiệp, cũng nhƣ thực hiện thƣờng xuyên các chiến dịch quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng tại địa phƣơng, chăm sóc, tổ chức hội nghị khách hàng doanh nghiệp, ...

Chất lƣợng thông tin mà khách hàng cung cấp chƣa đảm bảo tính chính xác, chủ yếu phụ thuộc vào bản thân khách hàng doanh nghiệp và ngân hàng khó có thể xác định những thông tin đó là đúng hay sai. Hiện nay Ngân hàng Nhà nƣớc cũng đã thiết lập đƣợc một trung tâm thông tin rộng lớn để đáp ứng nhu cầu thông tin của các ngân hàng. Tuy nhiên do không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên nên những thông tin này chỉ là quá khứ, không phản ánh đƣợc những thay đổi trong hiện tại của khách hàng. Do vấn đề thiếu thông tin nên việc thẩm định khách hàng doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, không đảm bảo tính đúng đắn và chính xác.

Năng lực tài chính của khách hàng doanh nghiệp: các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số lƣợng khách hàng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu nhỏ, tài sản bảo đảm có giá trị không cao, do đó không có khả năng vay đƣợc những nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của mình … kể cả trong trƣờng hợp ngân hàng cho vay thì nếu giá trị tài sản bảo đảm không đủ cũng sẽ gây ra rủi ro cho ngân hàng. Dù trong bất kì trƣờng hợp nào thì khi tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt thì chất lƣợng của khoản vay sẽ không cao.

76

những thay đổi của thị trƣờng nên sử dụng vốn vay của doanh nghiệp không đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân khách quan có thể đến từ những khách hàng của doanh nghiệp, các đối tác làm ăn, các đối thủ cạnh tranh, từ những biến động bất lợi trên thị trƣờng. Dù là nguyên nhân nhƣ thế nào đi nữa thì kết quả vẫn là doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, kinh doanh không có lợi nhuận, không trả đƣợc nợ cho ngân hàng, tạo ra các khoản nợ xấu cho ngân hàng.

Đạo đức kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp vay ngắn hạn: một

vấn đề có thể làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cho vay của ngân hàng là ý chí trả nợ của khách hàng doanh nghiệp, đây chính là rủi ro đạo đức (chủ tâm lừa gạt, giả mạo chữ ký, chứng từ, hợp đồng kinh tế, làm giả dấu, các báo cáo tài chính sai, lập phƣơng án kinh doanh giả mạo).

Khi khách hàng doanh nghiệp đã giành đƣợc khoản tiền từ ngân hàng

thì việc sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng khó có thể can thiệp đƣợc. Khi khách hàng doanh nghiệp không sử dụng vốn đúng mục đích, khoản cho vay không thể có chất lƣợng cao. Khi khách hàng doanh nghiệp chây ì không trả nợ, có các hành vi lừa đảo cán bộ tín dụng thì cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng do không thực hiện đƣợc mục tiêu vay vốn.

Do biến động của kinh tế thị trƣờng nên nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua với khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp co cụm hoạt động sản xuất kinh doanh, có những doanh nghiệp phải ngừng hẳn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó cũng do cơ chế về lãi suất của chi nhánh chƣa có ƣu đãi cho doanh nghiệp, nên làm hạn chế khả năng vay của doanh nghiệp, cũng dẫn đến giảm sút về quy mô lẫn dƣ nợ trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp.

77

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Với những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ở chƣơng 1, chƣơng 2 đi vào đánh giá thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đăk Lăk.

Với những phân tích, đánh giá về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đăk Lăk qua các năm từ 2012 đến 2014 đã cho ta thấy đƣợc nhiều tồn tại, hạn chế, làm ảnh hƣởng đến việc phát triển khách hàng doanh nghiệp cũng nhƣ tăng trƣởng tín dụng đối với hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Lăk không những không tăng mà còn có chiều hƣớng sụt giảm. Việc tìm ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó tại chi nhánh sẽ là cơ sở để từ đó đƣa ra các biện pháp để khắc phục.

Để hoạt động cho vay ngắn đối với doanh nghiệp có thể phát triển ổn định và mang lại nhiều lợi ích cho chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Lăk cần phải có những giải pháp để khắc phục những hạn chế, đi đôi với phát huy những thành công đã đạt đƣợc.

Nên trong chƣơng 3 sẽ trình bày một số giải pháp cũng nhƣ kiến nghị để hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Lăk nhằm phát triển hơn nữa hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại chi nhánh, vừa đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.

78

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI

NHÁNH NHNo&PTNT TỈNH ĐĂK LĂK

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Dự báo nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng doanh nghiệp

Với tình hình kinh tếViệt Nam đƣợc đánh giá là một trong những quốc

gia đang phát triển tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao trên thế giới. Nhu cầu vốn để đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, vốn để đầu tƣ vào các KHDN để tiến hành mở rộng sản xuất - kinh doanh, nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các doanh nghiệp đang hoạt động trong rất nhiều ngành nghề trong nền kinh tế nhƣng hiện nay các doanh nghiệp đang rất thiếu vốn, thêm vào đó là sức ép cạnh tranh từ hội nhập kinh tế quốc tế lại càng làm gia tăng nhu cầu vốn của doanh nghiệp nên hiện nay có thể có một số khó khăn nhƣng trong tƣơng lai khi mà doanh nghiệp đã phát triển mạnh thì đồng thời cũng ra đời nhiều doanh nghiệp mới thì nhu cầu vay vốn của lƣợng KHDN này sẽ tăng lên 70% trong tƣơng lai.

Tốc độ tăng trƣởng bình quân tỉnh Đăk Lăk đạt 12 - 12,5% thời kỳ 2012 - 2015, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng từ 19,5% - 20%, nông - lâm nghiệp tăng 4,4% - 5%, thƣơng mại - dịch vụ tăng 16,3% - 17%. Về cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch dần từ nông, lâm - công nghiệp - xây dựng - dịch vụ sang dịch vụ - công nghiệp xây dựng - dịch vụ, với tỷ trọng của 3 khu vực trên trong GDP của tỉnh năm 2020 là 40 - 41%, 25 - 26%.

Mặc dù kinh tế cả nƣớc nói chung và của tỉnh Đăk Lăk nói riêng gặp

79

toàn cầu, nhƣng đã có những dấu hiệu dần hồi phục. Các DN hoạt động trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đang dần ổn định lại tình hình sản xuất kinh doanh, thị trƣờng đầu ra đặc biệt là thị trƣờng xuất khẩu các nông sản thế mạnh của tỉnh đang dần ổn định và tăng trƣởng. Nhu cầu vốn, đặc biệt là nhu cầu vốn ngắn hạn của các DN trên địa bàn chắc chắn sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

3.1.2. Định hƣớng hoạt động cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk

Chiến lƣợc phát triển kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh

Đăk Lăk đƣợc xem nhƣ là một bộ phận của NHNo&PTNT Việt Nam trong đó có hoạt động tín dụng là một phần chính của chiến lƣợc này. Chính vì vậy, cần có một định hƣớng chung cho hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk và đƣợc thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể cho phù hợp với tình hình thị trƣờng và điều kiện thực tế của ngân hàng.

Nền kinh tế thế giới cho đến thời điểm hiện tại chƣa hoàn toàn thoát khỏi cuộc khủng hoảng vì vậy kinh tế Việt Nam cũng có nhiều biến động phức tạp, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các ngân hàng.

Thị trƣờng bất động sản trong nƣớc, thị trƣờng chứng khoán có những biến đổi khôn lƣờng. Vì vậy, rủi ro tín dụng sẽ tăng mạnh nếu thị trƣờng này không bùng nổ trở lại. Mặt khác giá bất động sản hiện tại đã quá cao làm cho các khoản thế chấp bằng đất đai, nhà cửa chứa đựng nhiều rủi ro thanh khoản. Trong nƣớc, các biện pháp đảm bảo tăng trƣởng luôn song hành với mức lạm phát cao sẽ làm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân chịu nhiều rủi ro. Rủi ro này sẽ đƣợc truyền đến hoạt động của ngân hàng qua các khoản tín dụng.

Sẽ có nhiều ngân hàng mới, bao gồm cả các ngân hàng nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng tín dụng trên địa bàn Đăk Lăk và cạnh tranh, dành thị phần một cách khốc liệt. Đặc biệt là thị phần huy động và cho vay ở nông

80

thôn nơi mà lâu nay là thị trƣờng độc quyền của Ngân hàng Nông nghiệp. Chính vì vậy, định hƣớng trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk cần tập trung vào: thực hiện các biện pháp huy động vốn thích hợp đối với từng loại khách hàng; đẩy mạnh công tác tăng trƣởng dƣ nợ và nguồn vốn trên nguyên tắc an toàn và bền vững; tăng cƣờng, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế, tổng công ty; đổi mới cơ chế về quản lý, điều hành kế hoạch kinh doanh theo hƣớng nâng cao tính chủ động, linh hoạt; tập trung nâng cao chất lƣợng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu và quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý và thu hồi, giảm nợ xấu; phát triển mạnh cho vay đối với tất cả khách hàng doanh nghiệp có tài sản bảo đảm đầy đủ.

Xây dựng quy trình quản lý hiện đại trên các mặt nghiệp vụ, chú trọng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực (nâng cao trình độ cán bộ tín dụng); kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, rà soát và chỉnh sửa quy trình giao dịch một cửa và hậu kiểm; tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại, nâng cao thị phần dịch vụ.

Tài chính: đảm bảo đủ chi lƣơng và có thƣởng cho cán bộ nhân viên. Hàng năm tăng trƣởng tài chính tƣơng ứng với tăng trƣởng tín dụng, đảm bảo hoạt động KD của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk luôn tăng trƣởng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị, truyền thông gắn với hoạt động an sinh xã hội, qua đó góp phần quảng bá thƣơng hiệu, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh … tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín của Ngân hàng Thƣơng mại lớn nhất Việt Nam.

3.1.3. Định hƣớng hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của chi nhánh thời gian tới

81

hƣớng phát triển của NHNo&PTNT VN trong hoạt động tín dụng là: “Ổn định - An toàn - Hiệu quả”. Định hƣớng hoạt động cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk, chi nhánh đƣa ra những định hƣớng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp trong thời gian tới, cụ thể:

Tiếp tục đẩy mạnh cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp trên địa bàn. Đồng thời tăng cƣờng giám sát trƣớc, trong và sau khi cho vay để việc tăng trƣởng đó vẫn đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả.

Hiện nay điều kiện kinh tế khó khăn, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp giảm sút nên chi nhánh cần thắt chặt quản lý với các khoản vay.

Tìm kiếm khách hàng mới, sàng lọc khách hàng cũ và đánh giá để điều

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đắk lắk (Trang 84 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)