8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚ
2.2.1. Tình hình thị trƣờng và đặc điểm khách hàng doanh nghiệp vay
a. Tình hình thị trường tỉnh Đăk Lăk
Điều kiện tự nhiên: Đăk Lăk, Darlac hay Đắc Lắc (theo tiếng M'Nông: Đăk = nƣớc; Lăk = hồ) là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, Việt Nam. Đăk Lăk có diện tích tự nhiên 13.125 km² với 15 đơn vị hành chính, gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện; phía bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp Đăk Nông và tỉnh Mondulkiri (Campuchia) với đƣờng biên giới có chiều dài 70 km. Tỉnh Đăk Lăk đƣợc tái lập vào ngày 26 tháng 11 năm 2003, trên cơ sở tách tỉnh Đăk Lăk thành hai tỉnh mới là Đăk Lăk và Đăk Nông. Đăk Lăk đƣợc xem là một trong những cái nôi nuôi dƣỡng “Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên”, đƣợc UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đăk Lăk là tỉnh có vị trí ở trung tâm của khu vực Tây Nguyên có 44 dân tộc cùng chung sống hòa hợp, đoàn kết và bình đẳng, với dân số khoảng gần 1,8 triệu ngƣời. Với điều kiện đặc thù về địa lý, Đăk Lăk luôn có vị trí chiến lƣợc quan trọng cả về kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh không chỉ đối với Tây Nguyên mà đối với cả nƣớc. Chính vì vậy mà trong những năm qua Đảng, Nhà nƣớc đã quan tâm dành nhiều ƣu tiên về cơ chế chính sách và các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng. Riêng thành
43
228/QĐ-TTg ngày 08/02/2010 công nhận thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đăk Lăk và thành phố Buôn Ma Thuột đang phấn đấu đến trƣớc năm 2020 trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và nhập khẩu
nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2014, tỉnh Đăk Lăk xếp ở vị trí 30/63 tỉnh thành, đứng thứ hai các tỉnh Tây Nguyên. Đăk Lăk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nƣớc, với diện tích 182.343ha và sản lƣợng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lƣợng cả nƣớc. Tỉnh cũng là nơi trồng nhiều bông, ca cao, cao su, bơ, sầu riêng, xoài, ... Đăk Lăk đang bƣớc vào thời kỳ phát triển mới có nhiều thuận lợi, cơ hội lớn nhƣng cũng có có nhiều khó khăn, thách thức.
Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk hoạt động trên địa bàn vùng trung tâm Tây Nguyên. Trên địa bàn có 7 khu công nghiệp lớn và nhiều doanh nghiệp đang hoạt động. Tình hình kinh doanh hiện tại đang diễn ra khá phức tạp nhƣ giá vàng, tỷ giá USD, nguyên liệu đầu vào tăng; giá cà phê, hồ tiêu tăng giảm không ổn định nên DN gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tìm thị trƣờng. Cùng với dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế trong nƣớc, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục có bƣớc phát triển; tốc độ tăng trƣởng kinh tế có mức tăng khá so với năm 2013. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp phát triển khá, giữ vững vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn, góp phần chủ yếu trong việc duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh; việc đƣa nhiều các giống mới, giống lai có năng suất cao, chất lƣợng tốt trong ngành trồng trọt, chăn nuôi, cùng với việc xuất hiện nhiều mô hình sản xuất tốt, hiệu quả kinh tế cao, đã góp phần thay đổi diện mạo của ngành ... tuy nhiên, tăng trƣởng kinh tế không đạt đƣợc mục tiêu kế hoạch, chất lƣợng của nền kinh tế không cao, thiếu ổn định. Sản xuất công nghiệp cầm chừng; chƣa có đƣợc những ngành,
44
lĩnh vực, dự án đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, có ảnh hƣởng sâu rộng đến sự phát triển của ngành công nghiệp cũng nhƣ của nền kinh tế. Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI) còn thấp, chậm đƣợc cải thiện; hoạt động xúc tiến đầu tƣ còn nhiều yếu kém, không đem lại kết quả nhƣ mong muốn; cơ sở hạ tầng nhất là giao thông còn nhiều yếu kém và bất cập, cùng với việc xuống cấp của tuyến giao thông huyết mạch (Quốc lộ 14) chậm đƣợc đầu tƣ đã ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và lƣu thông.
Hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, hoạt động cầm chừng, hoặc ngừng hoạt động, không phát sinh doanh thu, phát sinh thuế còn nhiều cụ thể: năm 2013 và năm 2014 do ảnh hƣởng của tình hình suy thoái kinh tế nên số lƣợng doanh nghiệp thành lập và tăng chậm, trong khi số lƣợng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng lên rất nhiều 670 doanh nghiệp. Đến nay có 680 doanh nghiệp dân doanh đăng ký mới bằng 67,93% so với cùng kỳ năm trƣớc với tổng vốn đăng ký 1.500 tỷ đồng bằng 65,35% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Hiện tại có 5.800 doanh nghiệp còn đang hoạt động, trong đó có 57 doanh nghiệp nhà nƣớc, 5.743 doanh nghiệp dân doanh và 6 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài. 887 chi nhánh và 216 văn phòng đại diện còn hoạt động các doanh nghiệp thuộc nhiều tỉnh thành phố trong cả nƣớc.
Trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản nhƣ cà phê, tiêu rất nhiều. Các DN trên địa bàn đều đã có sẵn cơ sở máy móc, thiết bị sản xuất thu mua đƣợc nhiều nông sản về chế biến trực tiếp nên cũng giảm đƣợc nhiều chi phí.
Nhìn chung, khả năng tài chính của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu khá ổn định. Tuy nhiên, vào một số thời điểm nguồn cung hoặc cầu về nông sản tăng mạnh thì các doanh nghiệp khó xoay vốn kịp, cũng nhƣ lúc doanh nghiệp có mua trữ lƣợng hàng lớn thì giá cả đi xuống không ít doanh
45
nghiệp găp khó khăn lớn về tài chính nên phải phá sản nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.
b. Đối thủ cạnh tranh
Hiện tại trên toàn địa bàn tỉnh Đăk Lăk có hơn 26 chi nhánh và các tổ chức tín dụng với hơn 217 điểm giao dịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và ngƣời dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Nó gây nên áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.
Những khó khăn của nền kinh tế trong năm 2014 đã ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn giảm nhẹ so với năm trƣớc, trong đó huy động bằng VND giảm 1,5%, huy động USD giảm 0,25% - 0,75%. Tuy nhiên, hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn vẫn chấp hành mọi quy định về lãi luất của Ngân hàng Nhà nƣớc.
Mặc dù nguồn huy động tại chỗ gặp nhiều khó khăn, song các tổ chức tín dụng vẫn nỗ lực đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Theo đó ƣớc tính đến 31/12/2014 tổng dƣ nợ cho vay đạt khoảng 40.709 tỷ đồng, tăng 17,3% so với đầu năm 2014. Trong đó dƣ nợ cho vay ngắn hạn khoảng 24.675 tỷ đồng, chiếm 60,6% tổng dƣ nợ cho vay, tăng 14,8% ... đặc biệt, dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 18.269 tỷ đồng, chiếm 44,9% tổng dƣ nợ cho vay, tăng 14%, với 312.473 khách hàng vay vốn.
c. Khách hàng doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn hiện tại của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk
Số lƣợng khách hàng doanh nghiệp vay vốn hiện tại của chi nhánh đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng sau:
46
Bảng 2.4. Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay ngắn hạn hiện tại của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị tính: khách hàng
SLDN theo loại hình
DN
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 tăng trƣởng (%) Tốc độ
Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) Số KH Tỷ trọng (%) Năm 13/12 Năm 14/13 Công ty cổ phần 108 35,40 144 34,29 140 35,08 33,33 -2,78 Công ty TNHH 146 47,87 208 49,53 194 48,62 42,47 -6,73 DNTN 51 16,73 68 16,18 65 16,30 33,33 -4,41 Tổng số 305 100 420 100 399 100 37,71 -5
(Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh chi nhánh từ 2012 - 2014)
Ta thấy lƣợng khách hàng doanh nghiệp đƣợc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk cho vay ngắn hạn năm 2012 là 305 khách hàng doanh nghiệp, năm 2013 là 420 khách hàng doanh nghiệp, năm 2014 là 399 khách hàng doanh nghiệp. Năm 2013 tăng 115 khách hàng doanh nghiệp so với năm 2012, tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng 37,71%. Sang năm 2014 giảm 21 khách hàng doanh nghiệp so với năm 2013 tƣơng ứng với tốc độ giảm 5%. Số lƣợng khách hàng doanh nghiệp vay ngắn hạn tại chi nhánh còn thấp so với tổng lƣợng khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Khách hàng doanh nghiệp vay ngắn hạn giảm do giá cả lên xuống thất thƣờng làm doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên nhiều doanh nghiệp khó khăn dẫn đến phá sản và cũng với tình hình biến động của thị trƣờng nhƣ vậy nên chi nhánh cũng thắt chặt khoản vay với DN sợ cho vay sẽ phát sinh rủi ro nợ xấu nên lƣợng khách hàng doanh nghiệp đã bị giảm sút so với lƣợng khách hàng doanh nghiệp năm 2013. Khách hàng doanh nghiệp vay ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, sản xuất và nhập khẩu chế biến nông lâm sản và các lĩnh vực kinh doanh khác.
47
2.2.2. Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đăk Lăk