Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu 0860 hoạt động huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44)

- Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC

2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

Với vai trò là tiền đề để ngân hàng có thể triển khai mở rộng các hoạt động kinh doanh, nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh tiền tệ của mỗi ngân hàng. Nhận thức rõ vai trò đó, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã có những giải pháp phù hợp để tăng trưởng nguồn vốn huy động, đặc biệt trong những năm gần đây.

Nhờ sự chủ động của Ban Giám đốc trong công tác chỉ đạo điều hành cùng quyết tâm cao của toàn thể cán bộ nhân viên, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện hiệu quả chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, tích cực chăm sóc khách hàng và tập trung phát triển nguồn vốn vì vậy trong giai đoạn

2015 - 2019, công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được những kết quả tích cực.

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn từ năm 2015 đến 2019 của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

(Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn - Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc)

Biểu đồ 2.2: Diễn biến nguồn vốn qua các tháng của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc ----2019 ----2018 ----2017 ----2016 ----2015

* Giai đoạn 2015 - 2017: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hạn chế những biến động phức tạp của thị trường, ổn định thị trường ngoại hối, vàng và lãi suất. Việc áp dụng trần lãi suất huy động đã giúp giảm hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, hỗ trợ siết chặt kỷ luật thị trường. Các ngân hàng đã và đang đưa ra các hình thức huy động vốn cùng mức lãi suất nhưng với chất lượng dịch vụ ngày càng hấp dẫn nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, gia tăng thị phần tối đa hóa lợi nhuận.

Năm 2015, kết quả huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đạt 5.748 tỷ đồng, tăng 1.242 tỷ (+27,6%) so với năm 2014.

Năm 2016, nguồn vốn huy động quy VNĐ đạt 7.258 tỷ đồng, tăng 1.510 tỷ đồng (+26,3%) so với năm 2015.

Đến năm 2017, tổng nguồn vốn huy động đạt 9.250 tỷ đồng, tăng 1.992 tỷ so với năm 2016 (+27,4%).

Trong giai đoạn này, nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đạt quy mô khá lớn, đảm bảo nguồn vốn tự lực để chủ động điều hành kinh doanh, giảm chi phí vốn điều chuyển từ Trụ sở chính. Tốc độ tăng trưởng tương đối cao một phần là do từ năm 2015 nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế đã tăng trở lại (tăng trưởng tín dụng đạt 17,3%) đặc biệt là tín dụng bất động sản và tín dụng tiêu dùng đòi hỏi ngân hàng phải huy động đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu trên. Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy hiệu quả thế mạnh của mình về mạng lưới, lao động, thị trường và mối quan hệ truyền thống với các tầng lớp khách hàng cũng như chính quyền địa phương để khai thác thêm nguồn vốn, tăng quy mô và từng bước thay đổi cơ cấu nguồn vốn.

* Giai đoạn 2018 - 2019: NHNN tiếp tục điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để kiểm soát tốt lạm phát, điều hành tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh; nhu cầu huy động tại một số NHTM có chiều hướng tăng nhằm thỏa mãn các tỷ lệ an toàn hệ thống; mặt bằng lãi suất được duy trì ở mức ổn định. Trong điều kiện đó, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực trong công tác huy động vốn nhằm bù đắp nguồn vốn bị thiếu hụt do

TT

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng tiềnSố trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ 1 Không kỳ hạn 550 9,6 623 8,6 733 7,9 2 Có kỳ hạn duới 12 tháng 3.9 31 468, 4.434 61,1 4.936 453, 3 Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 1.2 67 22, 0 2.201 30,3 3.581 38, 7 Tổng cộng 5.7 48 100 7.258 100 9.250 100

giảm quy mô.

Năm 2018, tổng nguồn vốn huy động đạt 6.844 tỷ đồng, đạt 101,7% kế hoạch cả năm (Kế hoạch: 6.730 tỷ).

Đến năm 2019, tổng nguồn vốn huy động đạt 8.104 tỷ đồng, tăng 1.260 tỷ đồng (+18,4%) so với đầu năm.

Đến thời điểm 31/12/2019, tổng nguồn vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc chiếm 10,5% tổng nguồn vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nguồn vốn bình quân trên mỗi cán bộ là 29,1 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.3: Thị phần huy động vốn của các NHTM trên địa bàn

(Nguồn: NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc)

Ở giai đoạn này, tốc độ tăng truởng nguồn vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã chậm lại so với giai đoạn 2015 - 2017. Nguyên nhân là do đầu năm 2018, quy mô của Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc bị giảm dẫn đến giảm mạng luới, lao động và thị truờng làm hạn chế công tác huy động vốn.

Nhìn chung qua các năm nguồn vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đều có sự tăng truởng. Để đạt đuợc kết quả nhu vậy, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã bám sát những chỉ đạo của Hội đồng thành viên Agribank, sớm xác định

các mục tiêu, nhiệm vụ cả năm và có lộ trình cụ thể đến từng tháng, quý, sự chỉ đạo điều hành kinh doanh cũng đảm bảo thông suốt, đồng bộ, chủ động từ chi nhánh tỉnh đến các chi nhánh loại II và phòng giao dịch trực thuộc. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch huy động vốn phù hợp với từng thời kỳ, ban hành mức lãi suất huy động phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động của các NHTM khác, đã giúp duy trì ổn định và tăng truởng các nguồn từ dân cu và tổ chức kinh tế. Không những thế, Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng đa dạng hoá các hình thức huy động ngoài các hình thức truyền thống đồng thời kết hợp các hình thức khuyến mại bằng tiền và hiện vật đối với các khách hàng có số du tiền gửi lớn.

2.2.2. Cơ cấu huy động vốn

2.2.2.1. Phân theo kỳ hạn

Thực hiện chủ truơng chuyển dịch cơ cấu vốn theo huớng tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn, trong những năm vừa qua, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kế hoạch huy động vốn theo kỳ hạn một cách thận trọng nhung vẫn đảm bảo khả năng linh hoạt, bám sát môi truờng kinh doanh trên địa bàn.

* Giai đoạn 2015 - 2017:

Bảng 2.2: Nguồn vốn phân theo kỳ hạn giai đoạn 2015 - 2017

1 Không kỳ hạn 599 8,8 615 7,6 2 Có kỳ hạn duới 12 tháng 2.7 75 40,5 75 2.9 36,7 3 Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 3.4 70 50,7 14 4.5 55,7 Tổng cộng 6.8 44 100 04 8.1 100 (Nguồn: [13], [14], [15], [16], [17])

Nhìn chung, trong giai đoạn từ 2015 đến 2017 có sự thay đổi nhẹ trong cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc khi tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn duới 12 tháng giảm thì tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng qua các năm. Mặc dù có sự thay đổi tỷ trọng tiền gửi nhung cơ

cấu nguồn vốn có kỳ hạn duới 12 tháng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Cụ thể:

Năm 2015, cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 9,6%, tiền gửi có kỳ hạn duới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất 68,4%; tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đứng thứ hai, chiếm tỷ trọng 22,0% vốn huy động.

Năm 2016, tiền gửi không kỳ hạn tăng 73 tỷ đồng (tăng 13,3%), chiếm tỷ trọng 9,6% vốn huy động; tiền gửi có kỳ hạn duới 12 tháng tăng 503 tỷ đồng (+12,8%), chiếm tỷ trọng 61,1% vốn huy động. Nguồn vốn tăng mạnh ở kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, đạt 2.201 tỷ đồng, tăng 934 tỷ đồng (+73,7%) so với năm 2015 và chiếm tỷ trọng 30,3% tổng vốn huy động.

Năm 2017 tiếp tục chứng kiến sự tăng lên về tỷ trọng của luợng tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, tăng 1.380 tỷ đồng (+62,7%), chiếm tỷ trọng 38,7% vốn huy động. Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn duới 12 tháng tuy có tăng về luợng vốn huy động nhung đều có sự giảm nhẹ về tỷ trọng (từ 8,6% xuống 7,9% đối với tiền gửi không kỳ hạn và từ 61,1% xuống 53,4% đối với kỳ hạn duới 12 tháng).

Từ những kết quả trên cho thấy xu huớng cơ cấu tiền gửi đang dịch chuyển dần sang kỳ hạn trung và dài hạn.

* Giai đoạn 2018 - 2019:

Bảng 2.3: Nguồn vốn phân theo kỳ hạn giai đoạn 2018 - 2019

88 02 71 24

Đây là giai đoạn có sự chuyển dịch rõ ràng trong cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn khi mà nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm. Cụ thể:

Năm 2018, tiền gửi không kỳ hạn đạt 599 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,8% vốn huy động; tiền gửi có kỳ hạn duới 12 tháng là 2.775 tỷ đồng, chiếm 40,5% vốn huy động. Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 3.470 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,7% tổng vốn huy động.

Đến năm 2019, tiếp tục đà tăng truởng của năm 2018, nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng 1.107 tỷ đồng, tỷ lệ tăng (31,9%), chiếm 55,7% tổng nguồn vốn; nguồn vốn có kỳ hạn duới 12 tháng tăng 200 tỷ đồng (+7,2%), chiếm tỷ trọng 36,7%; nguồn vốn không kỳ hạn vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp là 7,6%.

Thông qua phân tích số liệu từ năm 2015 - 2019 thì cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã chuyển dịch từ nguồn có kỳ hạn ngắn sang nguồn có kỳ hạn dài. Nguyên nhân của xu huớng này là do:

Thứ nhất, bất kỳ NHTM nào trong quá trình hoạt động của mình đều muốn phát triển loại tiền gửi trung và dài hạn cũng nhu tiền gửi có kỳ hạn bởi vì loại tiền gửi này sẽ giúp ngân hàng có nguồn vốn ổn định, tăng khả năng chủ động và tính thanh khoản cho ngân hàng. Đồng thời giảm dần tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn đến một mức hợp lý nhung vẫn phải giữ tỷ trọng tuyệt đối trong tổng nguồn vốn huy động.

Thứ hai, mục tiêu tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây là mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp. Do vậy, tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn giúp ngân hàng đủ khả năng tài trợ cho các hoạt động tín dụng trung và dài hạn; đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu từ mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, chi nhánh ngân hàng cũng sẽ dễ dàng tiếp cận và tài trợ các dự án của những doanh nghiệp lớn.

Mặc dù có sự chuyển đổi rõ rệt giữa nguồn vốn có kỳ hạn ngắn hạn và dài hạn nhung trong cơ cấu nguồn vốn thì tiền gửi không kỳ hạn hầu nhu biến động không nhiều, luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và giảm qua các năm. Sự giảm xuống của loại vốn này là do lãi suất huy động thấp 0,1%/năm nên không thu hút đuợc nhiều khách hàng, cộng với tâm lý nắm giữ tiền mặt trong dân cu nên số du duy trì trên tài khoản thanh toán thuờng không lớn.

2.2.2.2. Phân theo đối tượng khách hàng

Với uy tín và mạng luới hoạt động rộng khắp trên địa bàn tỉnh, nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu từ dân cu, đây là nhóm khách hàng truyền thống và đem lại nguồn vốn lớn, ổn định cho ngân hàng.

Bảng 2.4: Nguồn vốn phân theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2015 - 2019

4 Tổ chức tín dụng 4 3 3 1 2

Tổng cộng 5.7

48 7.258 9.250

6.8

2 Ngoại tệ 109 65 65 31 27

Tổng cộng 5.7

48 7.258 9.250 44 6.8 8.104

(Nguồn: [13], [14], [15], [16], [17])

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng nguồn vốn theo đối tượng khách hàng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn - Agribank CN tỉnh Vĩnh Phúc)

Căn cứ vào bảng và biểu đồ cho thấy tỷ trọng tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (trên 90%) và không ngừng tăng qua các năm. Nhờ vào việc xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, cải thiện tác phong giao dịch, áp dụng các hình thức khuyến mại mà Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng gửi tiền, mức tăng trưởng nguồn vốn dân cư năm sau cao hơn năm trước: năm 2016 tăng 28,5% so với 2015, năm 2017 tăng 28,6% so với năm 2016 và năm 2019 tăng 19,1% so với năm 2018, điều này chứng tỏ ngân hàng đã củng cố được niềm tin, uy tín rất lớn với công chúng trên địa bàn.

Ngược lại với nguồn vốn huy động từ dân cư thì vốn huy động từ các tổ chức kinh tế lại suy giảm về cả số lượng cũng như tỷ trọng trong cơ cấu huy động vốn: giảm từ 311 tỷ đồng năm 2015 xuống còn 278 tỷ đồng năm 2019. Nguyên nhân là do cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn khi các ngân hàng thương mại này có ưu thế hơn về lãi suất.

Đối với tiền gửi KBNN và TCTD gửi tại Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc là tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích thanh toán nên thường xuyên biến động, không ổn định và chiến tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Đến thời điểm 31/12/2019, tiền gửi KBNN hầu như không còn số dư do quy định theo Thông tư 58/2019/TT-BTC ngày 30/08/2019.

2.2.2.3. Phân theo loại tiền tệ

Bảng 2.5: Nguồn vốn phân theo loại tiền tệ giai đoạn 2015 - 2019

lệ nguồn vốn ngoại tệ, cụ thể:

Năm 2015, nguồn vốn VNĐ: 5.639 tỷ, tăng 1.243 tỷ so với đầu năm, tỷ lệ tăng 28,3%, đạt 115% kế hoạch (Kế hoạch năm 2015: 4.905 tỷ đồng); nguốn vốn ngoại tệ quy đổi nội tệ: 109 tỷ, giảm 0,9% so với năm 2014, chiếm 1,9% tổng nguồn vốn.

Năm 2016, nguồn vốn nội tệ là 7.193 tỷ đồng, tăng 1.553 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 27,5% so với đầu năm, đạt 108% kế hoạch năm 2016; nguồn vốn ngoại tệ quy đổi đạt 65 tỷ, giảm 44 tỷ so với đầu năm (- 40,4%).

Đến năm 2017, nguồn vốn VNĐ là 9.185 tỷ tăng 27,7% so với năm 2016, đạt 107,9% kế hoạch năm 2017 (Kế hoạch: 8.510 tỷ đồng), chiếm 99,3% tổng nguồn vốn; nguồn vốn ngoại tệ quy đổi nội tệ là 65 tỷ bằng so với thời điểm đầu năm.

Năm 2018, nguồn vốn nội tệ đạt 6.813 tỷ đồng, đạt 101,7% kế hoạch (6.700 tỷ); nguồn vốn ngoại tệ quy VNĐ đạt 31 tỷ, chiếm 0,5% tổng nguồn vốn.

Sang năm 2019, nguồn vốn nội tệ đạt 8.077 tỷ đồng, tăng 1.264 tỷ so với năm 2018, đạt 102,4% kế hoạch năm (7.889 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 99,6% tổng nguồn vốn; nguồn vốn ngoại tệ quy đổi nội tệ đạt 27 tỷ đồng, giảm 4 tỷ (-12,9%) so với đầu năm.

Hiện nay, nguồn vốn nội tệ vẫn là nguồn vốn chủ yếu của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn và có xu huớng tăng dần. Sự chuyển dịch này phù hợp với mục tiêu huy động vốn của chi nhánh, nằm trong chiến luợc điều chỉnh cơ cấu vốn theo chỉ đạo của Trụ sở chính và phù hợp với hoạt động vốn hiện nay của các NHTM.

Mặt khác, nguồn vốn ngoại tệ không phải là thế mạnh của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc do: Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc chua đáp ứng đuợc đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế; đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế làm hạn chế khả năng thu hút nguồn vốn ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế nuớc ngoài,...

2.2.3. Các hình thức huy động vốn2.2.3.1. Nhận tiền gửi 2.2.3.1. Nhận tiền gửi

STT Sản phẩm tiền gửi Số dư Tỷ trọng

Một phần của tài liệu 0860 hoạt động huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh tỉnh vĩnh phúc luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w