- Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt đuợc trong công tác huy động vốn, vẫn còn những tồn tại mà Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc cần đuợc giải quyết nhu sau:
Thứ nhất, Thị phần huy động vốn có xu hướng giảm: Với sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD trên địa bàn cùng sự giảm đi về quy mô nên Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc gặp không ít khó khăn trong việc giữ chân khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng mới và mở rộng thị phần.
Thứ hai, Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động huy động vốn chưa đạt được hiểu quả tối đa: Cô chế điều hành về hoạt động huy động vốn và kinh doanh nguồn vốn hiện nay tại Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc mang tính tập trung cao, nặng ý chí chủ quan, hạn chế tính chủ động sáng tạo của địa phuong. Bộ máy quản lý tổ chức theo kiểu truyền thống, gắn với thực hiện các nghiệp vụ theo yêu cầu chuyên môn hóa, chua thực sự huớng đến khách hàng.
Khó khăn trong quá trình quản lý nguồn vốn, tự cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Với việc hoạt động nhu một ngân hàng nhỏ, Agribank Chi nhánh
tỉnh Vĩnh Phúc phải thực hiện quản lý vốn và tự cân đối vốn trên cơ sở tuân thủ các quy định của ngành về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc tại NHNN. Bên cạnh đó, hiện tại chi nhánh đang mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn khi mà du nợ cho vay cao hơn vốn huy động khiến Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc phải chịu áp lực làm thế nào để cân đối đuợc nguồn vốn, tiết giảm chi phí huy động.
Công tác dự báo, khảo sát, phân tích thị truờng chua đuợc thực hiện bài bản do đó gây lúng túng, bị động trong điều hành hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.
Thứ ba, Cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự hợp lý: Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi của tổ chức kinh tế thấp, khó phát triển dẫn đến tăng chi phí đầu vào, hạn chế hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của chi nhánh. Mặt khác, sự sụt giảm nguồn tiền gửi không kỳ hạn lớn nhu của KBNN và Bảo hiểm xã hội gây áp lực gia tăng lãi suất đầu vào và tỷ lệ sử dụng vốn dự kiến sẽ giảm.
Thứ tư, Sản phẩm huy động vốn tuy đa dạng song chưa đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, kỹ năng bán chéo sản phẩm chưa tốt, chưa xây dựng, phát triển các gói sản phẩm.
Mặc dù, sản phẩm huy động vốn rất đa dạng và phong phú nhung chua đuợc triển khai rộng rãi. Tuy có áp dụng một số sản phẩm nhung số du rất nhỏ và hầu nhu không đuợc khách hàng lựa chọn sử dụng nhiều. Bên cạnh đó, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc chua có các gói sản phẩm dành cho các đối tuợng khách hàng theo từng phân khúc thị truờng khác nhau.
Kỹ năng tu vấn, giới thiệu sản phẩm của giao dịch viên còn yếu, việc thực hiện bán chéo sản phẩm chua chuyên nghiệp, đa phần chỉ thực hiện riêng lẻ từng sản phẩm theo chức năng của phòng chuyên môn nghiệp vụ.
Thứ năm, Chất lượng trong công tác huy động vốn của cán bộ chưa cao: Hầu hết cán bộ tại Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc chua chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng huy động vốn đa phần nguồn khách hàng đến gửi tiền là những khách hàng truyền thống và khách hàng vãng lai tự đến ngân hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Tình hình kinh tế diễn biến phức tạp. Bên cạnh những mặt tích cực mà nền kinh tế đạt được thì những khó khăn, thách thức như: Sự phát triển chậm lại của kinh tế thế giới, mâu thuẫn thương mại giữa hai nền kinh tế lớn Mỹ - Trung; trong nước lĩnh vực nông nghiệp nông thôn bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch tả lợn Châu Phi, nắng nóng và hạn hán kéo dài, giá cả nông sản giảm mạnh, thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực gặp khó khăn; việc tăng vốn điều lệ của NHTM Nhà nước chậm, gặp nhiều vướng mắc.... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Agribank cũng như tác động đến kết quả và mục tiêu huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc.
Thứ hai, Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, nhất quán. Các chính sách, pháp luật về tài chính nói chung trong đó đặc biệt đối với công tác huy động vốn của NHTM những năm qua thiếu tính ổn định, thậm chí một số chính sách chưa thực sự sát với diễn biến của thị trường tài chính, có sự thay đổi nhanh nên cũng gây khó khăn trong công tác kế hoạch hóa nguồn vốn.
Tính thiếu minh bạch của thông tin đặc biệt là các quy định về tài chính, kế toán, hợp đồng và các chế tài kinh tế khác gây rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng nhất là khi khả năng thực thi của pháp luật còn chưa cao.
Thứ ba, Sự cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn đã trực tiếp ảnh hưởng đến thị phần, lãi suất huy động và kết quả huy động. Cùng với quá trình phát triển của kinh tế xã hội địa phương là sự mở rộng quy mô, thị phần của các NHTM dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đặc biệt là ở khu vực thành phố, thị trấn, khu công nghiệp. Cạnh tranh diễn ra trên tất cả các lĩnh vực như nguồn vốn, tín dụng, dịch vụ; cạnh tranh về lề lối, tác phong giao tiếp, kỹ năng đàm phán, chăm sóc khách hàng và không phải lúc nào lợi thế cũng thuộc về Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc.
Thứ tư, Thị trường tài chính của Việt Nam còn chưa phát triển, điều này khiến ngân hàng khó khăn trong việc đa dạng hóa kênh huy động và làm tăng chi phí huy động vốn.
Thứ năm, Thực hiện chủ chuông điều chỉnh phạm vi địa bàn quản lý của chi nhánh, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc bàn giao 03 chi nhánh huyện về chi nhánh Vĩnh Phúc II dẫn đến nguồn lực kinh doanh giảm và điều đó cũng có nghĩa chi nhánh phải chia sẻ một số tiền năng, lợi thế lâu dài trong kinh doanh nhu: Thị truờng doanh nghiệp, thị truờng làng nghề, tiềm năng nguồn vốn, tiềm năng du lịch, tiềm năng về kinh nghiệm quản lý, chất luợng đội ngũ cán bộ, mối quan hệ truyền thống với cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phuong.
b. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Nguyên nhân từ Ban lãnh đạo chi nhánh. Mặc dù trong những năm vừa qua Ban lãnh đạo chi nhánh rất quan tâm đến hoạt động huy động vốn và đã đề ra những chủ truong, chính sách để tăng cuờng huy động vốn song từ thực tế cho thấy những chính sách này vẫn còn bất cập so với yêu cầu của thực tế, nhất là trong điều kiện thị truờng luôn biến động phức tạp thì đòi hỏi tu duy quản lý điều hành phải có sự linh hoạt, xét từ góc độ này thì thấy rằng sự quản lý điều hành của lãnh đạo chi nhánh vẫn còn khá cứng nhắc.
Thứ hai, Cơ chế, chính sách huy động vốn của chi nhánh. Những năm vừa qua Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã rất quan tâm đến các chính sách về lãi suất, khách hàng, marketing và buớc đầu đã đạt đuợc kết quả tích cực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chính sách về Marketing của chi nhánh vẫn chua đuợc triển khai tốt nhu: Các chuông trình khuyến mại, bốc thăm dự thuởng, quà tặng chua đuợc thực hiện bài
bản làm hạn chế trong công tác huy động vốn; việc triển khai công tác quảng cáo sản phẩm huy động thuờng bị động, chua khai thác thế mạnh về nguồn nhân lực bằng cách đẩy mạnh hình thức quảng cáo tại chỗ; chua tận dụng hết lợi thế về co sở vật chất, mạng luới rộng lớn, mối quan hệ gắn bó với địa phuong để đẩy mạnh tuyên truyền các chuong trình, sản phẩm huy động vốn. Hoạt động quảng bá thuong hiệu thông qua tài trợ cho các hoạt động từ thiện xã hội chua đuợc triển khai rộng rãi.
Thứ ba, Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin.
Mặc dù là một trong số những ngân hàng có mạng lưới rộng, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã từng bước cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Nhưng trong quá trình triển khai chi nhánh vẫn gặp phải nhiều hạn chế nhất là công nghệ thông tin vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại khiến hoạt động huy động vốn thông qua các dịch vụ này gặp nhiều trở ngại.
Việc áp dụng công nghệ trong việc khai thác, thống kê thông tin liên quan đến nghiệp vụ huy động vốn vẫn còn nhiều bất cập và chưa được triển khai cụ thể gây khó khăn trong quá trình quản lý, phân tích, dự báo và đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn.
Thứ tư, Nguyên nhân từ nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực mặc dù đã được chú trọng tuy nhiên các biện pháp quản lý nhân lực chưa được sát sao, kịp thời. Năng lực cũng như đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra, nhiều cán bộ chưa nhận thức được vai trò, trách nhiệm đối với công tác huy động vốn nên chỉ tập trung vào đúng chuyên môn của mình. Việc bố trí cán bộ chưa thực sự hợp lý khi mà tập trung số lượng lớn tại địa bàn thành phố.
Ket luận chương 2
Chương 2 đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc. Trong giai đoạn 2015 - 2019, công tác huy động vốn của ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực tạo điều kiện thuận lợi giúp hoạt động kinh doanh của chi nhánh được ổn định và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được thì Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc còn gặp phải một số hạn chế nhất định trong quá trình quản lý nguồn vốn cũng như triển khai nghiệp vụ huy động vốn và đó cũng là cơ sở đưa ra các giải pháp, kiến nghị để hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc được hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Agribank
Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế thế giới, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn còn căng thẳng, thị trường tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế diễn biến khó lường. Kinh tế trong nước có những thuận lợi và khó khăn đan xen: Chính phủ, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng, nhất quán mục tiêu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển....
Từ những dự báo về môi trường kinh tế vĩ mô, định hướng của Agribank đến năm 2025 là giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, hoạt động kinh doanh đa năng, hiệu quả; phát triển ổn định và bền vững; giữ vai trò chủ lực về tín dụng, cung cấp các dịch vụ, tiện ích ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hội nhập sâu rộng, đi tắt đón đầu những thành tựu mới trong ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, theo lộ trình và chiến lược cụ thể nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng số, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng; hỗ trợ đắc lực cho khách hàng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân [25]. Cụ thể:
Thứ nhất, Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản trong đề án tái cơ cấu giai đoạn 2 đã được Thống đốc NHNN phê duyệt; đảm bảo cân đối vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng theo định hướng của Chính phủ, NHNN; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, vị thế, uy tín và thương hiệu của Agribank; kiểm soát tốt rủi ro, đảm
bảo an toàn hoạt động và hướng đến đáp ứng các chuẩn mực của Basel II, trong đó trọng tâm là thực hiện Thông tư 13/2018/TT-NHNN, Thông tư 41/2016/TT-NHNN và các quy định có liên quan. Tập trung tối đa mọi nguồn lực để thực hiện cổ phần hoá theo đúng kế hoạch, lộ trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt [24].
Thứ hai, Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị điều hành và phát triển sản phẩm dịch vụ; nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh có trình độ, kỹ năng chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế [24].
3.1.2. Mục tiêu phát triển hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
Trên cơ sở định hướng hoạt động và kế hoạch giao chỉ tiêu của Agribank, căn cứ tình hình kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, chi nhánh đã cụ thể hóa hoạt động kinh doanh hàng năm, đặt ra những mục tiêu phù hợp với điều kiện thực tế.
Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động trọng tâm của chi nhánh, là cơ sở để Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc tối đa hóa giá trị tài sản và hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Để tiếp tục phát huy những thành tích nổi bật trong công tác huy động vốn giai đoạn 2015 - 2019, Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã đặt ra những mục tiêu như sau:
Mở rộng thị trường, thị phần huy động vốn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; duy trì mức tăng trưởng nguồn vốn bình quân đạt 10%/năm; tập trung huy động vào các nguồn vốn có tính ổn định cao, chi phí thấp; cơ cấu nguồn vốn phải hợp lý giữa các kỳ hạn, đối tượng khách hàng; áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, mức lãi suất cạnh tranh để duy trì giao dịch với khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới.
Bám sát các định hướng, mục tiêu, cơ chế chính sách của Chính phủ, NHNN và Agribank để đưa ra nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với tình hình kinh doanh cũng như kế hoạch huy động vốn của chi nhánh. Chủ động điều hành cân đối vốn, tăng trưởng nguồn vốn và sử dụng vốn phù hợp với nghị quyết của Hội đồng thành viên
Agribank cũng như diễn biến thị trường góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đóng góp tích cực vào việc hoàn thành chỉ tiêu tài chính.
Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn để nâng cao khả năng cạnh tranh của Agribank với các NHTM khác; phát triển hệ thống mạng lưới ngân hàng để mang sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng, tạo thuận tiện cho khách hàng trong các giao dịch với ngân hàng; đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, lấy công nghệ làm cơ sở để phát triển hoạt động ngân hàng hiện đại.
Từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ ngân hàng, tác phong giao dịch, cải tiến quy trình nghiệp vụ nhằm giảm bớt thủ tục, giấy tờ để tạo sự an tâm, hài lòng cho khách hàng đến giao dịch.
Tận dụng tối đa về nguồn lực, mạng lưới, mối quan hệ để phục vụ công tác huy động vốn. Đầu tư vào con người, phát triển năng lực của cán bộ nhân viên, khuyến khích sự cống hiến, ghi nhận thành tích xứng đáng của người lao động và tạo điều kiện giúp cán bộ có cơ hội phát triển toàn diện.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM