- Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
3.3.1. Đối với Agribank
Nghiên cứu, phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh. Xây dựng chiến lược sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng thời kỳ, phân tích ưu điểm và nhược điểm của từng sản phẩm dịch vụ giúp khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ hiệu quả nhất.
Đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại như sử dụng trí tuệ nhân tạo AI vào giao dịch ngân hàng nhằm rút ngắn thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Nghiên cứu, phát triển thêm nhiều ứng dụng trong hoạt động huy động vốn trên các kênh phân phối hiện đại như E-mobile Banking, Internet Banking và có biện pháp khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm huy động vốn qua các kênh này nhằm giảm tải giao dịch tại quầy và tiết giảm chi phí hoạt động.
Thực hiện cơ chế mở tạo điều kiện cho các chi nhánh chủ động quyết định lãi suất huy động cạnh tranh trên cơ sở cân đối lợi nhuận và không vuợt quá mức lãi suất quy định của NHNN, đảm bảo không cạnh tranh nội bộ bằng lãi suất trên cùng một địa bàn.
Đua chuơng trình và phuơng pháp đào tạo E-learning vào thực hiện, ban hành quy chế và phổ biến rộng rãi chuông trình đào tạo này cho cán bộ trong toàn hệ thống. Các chi nhánh tổ chức đào tạo, tập huấn theo chuyên đề, tổ chức thi cán bộ giỏi giao dịch với khách hàng, giỏi về nghiệp vụ huy động vốn,...
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu để kiểm soát mặt bằng lãi suất thị truờng ở mức hợp lý, hoàn thiện cơ chế và điều hành công cụ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn phù hợp với yêu cầu kiểm soát theo mục tiêu tiền tệ, tạo điều kiện cho việc huy động mọi nguồn lực trong nền kinh tế để đáp ứng mục tiêu tăng truởng.
Tăng cuờng hệ thống thanh tra giám sát các tỷ lệ an toàn, việc tuân thủ các quy định pháp luật về lãi suất, tỷ giá và quản lý ngoại hối, từng buớc tạo sự minh bạch trong hoạt động ngân hàng.
Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện chính sách lãi suất cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Xây dựng chế tài xử phạt cụ thể với từng truờng hợp vi phạm quy định về lãi suất, truờng hợp huy động vốn trái phép, cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng.
NHNN cần tăng cuờng, phối hợp tốt với các ngành quản lý quỹ đầu tu của nuớc ngoài, quỹ viện trợ từ các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ nuớc ngoài nhằm động viên nguồn vốn nuớc ngoài vào Việt Nam qua hệ thống các NHTM.
Quy định cụ thể các thông tin, số liệu về hoạt động mà các TCTD bắt buộc phải công khai cho công chúng biết theo huớng phù hợp với thông lệ quốc tế. Qua đó, giúp khách hàng có đánh giá đúng đắn về ngân hàng và đua ra quyết định cho riêng mình.
3.3.3. Đối với Chính phủ
Tạo lập và duy trì sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: Hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu sự chi phối trực tiếp từ môi trường vĩ mô, dó đó khi môi trường kinh tế ổn định sẽ quyết định đến hoạt động ngân hàng và mức độ rủi ro trong kinh doanh. Nếu môi trường kinh tế bất ổn gây ra biến động phức tạp trên thị trường tài chính, các cuộc chạy đua lãi suất huy động diễn ra thường xuyên dẫn đến khó khăn cho các NHTM trong công tác huy động vốn. Vì vậy, thay vì giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao bằng mọi giá thì Chính phủ nên ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, khi đó các rủi ro bất trắc từ môi trường kinh tế sẽ được loại bỏ giúp cho sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính, tạo nền tảng thuận lợi trong công tác huy động vốn của NHTM.
Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý: Hoàn thiện hệ thống pháp lý điều chỉnh tổ chức hoạt động của hệ thống các TCTD Việt Nam theo hướng tăng cường vai trò quản lý và điều tiết của NHNN đối với hoạt động tiền tệ - ngân hàng của nền kinh tế, áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các TCTD, tạo điều kiện cho việc huy động vốn của các NHTM được dễ dàng.
Tăng cường kiểm soát hoạt động của thị trường tài chính: Sự ổn định bền vững của thị trường tài chính là nhân tố quan trọng bảo đảm sự an toàn trong kinh doanh ngân hàng, cũng là tiền đề để các NHTM nâng cao công tác huy động vốn. Trong những năm qua mặc dù đã có nhiều cố gắng nhằm tăng cường kiểm soát thị trường tài chính nhưng việc thực hiện vẫn còn chưa chặt chẽ, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Để khắc phục đòi hỏi Chính phủ cần nghiên cứu và cải cách hệ thống giám sát tài chính cho phù hợp với tình hình thị trường hiện nay.
Xây dựng các chương trình giáo dục tuyên truyền với quy mô toàn quốc nhằm thay đổi thói quen của người dân trong việc nắm giữ tiền mặt, khuyến khích tiết kiệm trong dân cư, sử dụng tài khoản thanh toán.
Ket luận chương 3
Nằm trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nên định hướng phát triển của Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc phần nào chịu sự chi phối của kế hoạch từ Agribank và trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương. Hoạt động trong thời gian tới của chi nhánh là hướng tới những mục tiêu cụ thể như mục tiêu tăng trưởng bền vững; mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả; mục tiêu phát triển khách hàng và mục tiêu nâng cao đời sống công nhân viên. Để thực hiện được mục tiêu này, chi nhánh cần có những giải pháp tích cực trong việc phát triển nguồn vốn, mở rộng khách hàng tiền gửi và đa dạng hóa các sản phẩm huy động. Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực trong toàn chi nhánh.
KẾT LUẬN
Huy động vốn là hoạt động cơ sở cho các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Việc
hoàn thiện, nâng cao công tác huy động vốn nhằm phát triển cũng như mở rộng quy mô kinh doanh là nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc, thành công trong công tác huy động vốn chính là duy trì sự bền vững về số lượng cũng như chất lượng nguồn vốn.
Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua đã và đang tiếp thực hiện mục tiêu tìm ra những giải pháp để phát triển hoạt động huy động vốn, tạo nguồn vốn dồi dào, chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng cũng như yêu cầu đặt ra trong hoạt động của chi nhánh đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã trình bày được những vấn đề sau:
- Trình bày cơ sở lý luận về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn.
- Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc từ đó nêu lên những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.
- Dựa vào phân tích thực trạng cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như những kinh nghiệm trong thực tế, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.
Trên đây là toàn bộ đề tài nghiên cứu của tác giả về “Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc”. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã nỗ lực hết sức trong khả năng của mình tuy nhiên đây là một đề tài mang tính tổng hợp cao và thời gian nghiên cứu có hạn nên nội dung sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được những góp ý của các thầy cô và bạn đọc quan tâm để hoàn thiện đề tài nghiên cứu nhằm đóng góp cho việc nâng cao hoạt động huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Mạnh Hùng (2017), Cẩm nang Quản trị Rủi ro trong Kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
3. Reed, E. D., Gill, E. K. (2004), Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
4. Vũ Ngọc Châu (2018), Nâng cao hiệu quả vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
5. Trịnh Thế Cuờng (2018), Huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
6. Từ Thị Thu Hiền (2014), Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ, Truờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Phuong Hồng (2018), Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Truờng Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Thừa Thiên Huế.
8. Mai Trần Nhân (2015), Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt, Luận văn thạc sĩ, Truờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Lê Hồng Dạ Hạ Thu (2017), Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Kiều Trang (2015), Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Việt Trì, Luận văn thạc sĩ, Truờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Phan Thu Hà, Đàm Văn Huệ, Ngô Kim Thanh, Nguyễn Đức Hiển, Lê Thanh Tâm (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, Tài liệu khóa học, Truông Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
12. Agribank (2020), Báo cáo Tổng kết chuyên đề Kế hoạch nguồn vốn năm 2019; Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2020, Hà Nội.
13. Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (2016), Báo cáo Tổng kết hoạt động
kinh doanh năm 2015, Định hướng mục tiêu, giải pháp cơ bản năm 2016,
Vĩnh Phúc.
14. Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (2017), Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016, Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2017,
Vĩnh Phúc.
15. Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (2018), Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017, Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2018, Vĩnh Phúc. 16. Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (2019), Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh
doanh năm 2018, Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019, Vĩnh Phúc. 17. Agribank Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (2020), Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh
doanh năm 2019, Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020, Vĩnh Phúc. 18. Agribank (2011), Quyết định số 3022/NHNo-NCPT Quy định về sản phẩm Đầu
tư tự động trong hệ thống Agribank, ban hành ngày 09 tháng 05 năm 2011. 19. Agribank (2014), Quyết định số 1430/QĐ-NHNo-NCPT Quy định sản phẩm
Tiết kiệm Học đường trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.
20. Agribank (2015), Quyết định số 726/QĐ-NHNo-NCPT Quy định về Một số Sản phẩm tiết kiệm trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ban hành ngày 09 tháng 06 năm 2015.
21. Agribank (2015), Quyết định số 1717QĐ-NHNo-NCPT Quy định về sản phẩm Tiết kiệm an sinh, ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2015.
22. Agribank (2015), Quyết định số 1996/QĐ-NHNo-NCPT Quy định về sản phẩm Tiết kiệm hưu trí, ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2015.
23. Agribank (2018), Quyết định số 1705/QĐ-NHNo-NCPT Quy định đối với sản phẩm Tiền gửi Trực tuyến trên E-Banking trong hệ thống Agribank, ban hành ngày 08 tháng 08 năm 2018.
24. Agribank (2020), Nghị quyết số 01/NQ-HĐTV Nghị quyết Hội đồng thành viên về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2020, ban hành ngày
10/01/2020.
25. Báo cáo thường niên Agribank, truy cập ngày 10 tháng 03 năm 2020, từ <
https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/cong-bo-thong-tin/bao-cao- thuong-nien>
26. Lê Anh Tú (2013), Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại, truy cập ngày 16 tháng 01 năm 2020, từ
<
https://voer.edu.vn/m/cac-nhan-to-anh-huong-den-kha-nang-huy-dong-von- cua-ngan-hang-thuong-mai/579b5ddb>
Tiếng Anh
27. Hempell, G. H., Simenson, D.G. (1999), Bank Management, Jonh Wiley, New York.
28. Sinkey, J. F. (2002), Commercial Bank Financial Management, Pearson Education, Inc, New Jersey.