Quan điểm về tăng cường huyđộng vốn tại Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu 0863 hoạt động huy động vốn tại NHTM CP quân đội chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 31 - 49)

Huy động vốn là một khâu quan trọng trong kinh doanh ngân hàng vì vậy tăng cường huy động vốn luôn là vấn đề được các NHTM quan tâm và đẩy mạnh ở mọi thời kỳ. Theo Báo cáo chương trình hoạt động năm 2019 của Ngân hàng hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Ninh Bình, tiến sĩ Ngô Văn Chiến có viết: “Tăng cường huy động vốn là việc nâng cao chất lượng của hoạt động huy động vốn, tức là sự tăng lên cả về quy mô và chất lượng vốn huy động nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển được đặt ra, từ đó nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.” [1, tr.26].

Việc tăng cường huy động vốn là sự gia tăng về quy mô và tốc độ nhưng vẫn phải đảm bảo các mục tiêu về cân đối giữa huy động và sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn ổn định, chi phí huy động vốn.

- Quy mô vốn huy động lớn, tăng trưởng ổn định: Bên cạnh việc mở rộng quy mô huy động vốn, NHTM cần đảm bảo sự ổn định về tốc độ tăng trưởng và sự ổn định

về mặt thời gian nhằm duy trì được khả năng thanh khoản.

- Cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đảm bảo an toàn và đáp ứng được nhu cầu kinh doanh: Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu cho vay của NHTM. Duy trì cơ cấu vốn huy động phù hợp sẽ giúp ngân hàng đáp ứng được nhu cầu thanh khoản cần thiết và nhu cầu cho vay đầu tư của mình.

- Chi phí huy động vốn hợp lý: Chi phí huy động vốn của NHTM liên quan chặt chẽ tới lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay và lãi suất các công cụ nợ do NHTM phát hành. Lãi suất huy động vốn thường phụ thuộc vào loại tiền, số lượng tiền và thời gian huy động (thời gian huy động càng dài, lãi suất huy động càng cao . Vì vậy, để có chi phí huy động hợp lý, NHTM cần đưa ra các chính sách sản phẩm linh

hoạt, đáp ứng được yêu cầu của từng nhóm khách hàng và nhu cầu của thị trường. - Sự phù hợp giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn: Đây

huy động vốn và kỳ hạn sử dụng vốn để tối đa hoá kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hạn chế được rủi ro về mặt thanh khoản.

1.2.2. Mục tiêu của tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại

Mục đích chính của công tác tăng cường huy động vốn là hình thành nên nguồn vốn ổn định, tạo cơ sở cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư của NHTM. Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn của Ngân hàng khá đa dạng, bao gồm nhiều thành phần cấu thành. Mỗi loại vốn sẽ có đặc điểm, tính chất và chi phí huy động khác nhau phụ thuộc giá trị và thời hạn huy động. Do đó cơ cấu vốn, chi phí vốn và thời hạn nguồn vốn là các nhân tố đầu tiên mà các NHTM quan tâm đầu tiên trong việc xây dựng kế hoạch huy động vốn của mình nhằm thực hiện mục tiêu vừa an toàn vừa đem lại lợi nhuận cao.

Mục tiêu 1: Tìm kiếm nguồn vốn phù hợp.

Chi phí trả lãi được coi là chi phí lớn nhất trong các chi phí của Ngân hàng. Trong đó lớn nhất là chi phí trả lãi đầu vào cho tiền gửi có kỳ hạn và trả lãi trái phiếu và kỳ phiếu... Định kỳ hàng tháng và hàng quý, NHTM sẽ thống kê và lập báo cáo về số dư huy động và lãi suất tương ứng để xác định lượng vốn huy động bình quân và chi phí lãi phải trả cho lượng vốn đó. Thông thường có ba cách trả lãi: Trả lãi trước, trả lãi khi đến hạn và trả lãi nhiều lần theo định kỳ. Mỗi cách sẽ ảnh hưởng khác nhau tới chi phí trả lãi, từ đó ảnh hưởng tới chi phí chung của NHTM. Chính vì vậy, các NHTM đều rất chú trọng vào việc quản lý chi phí trả lãi và nghiên cứ để đưa ra những mức lãi suất phù hợp. Mỗi mức lãi suất khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu huy động vốn và chi phí trả lãi. Việc tính toán chính xác chi phí lãi suất huy động sẽ giúp các nhà quản lý lên kế hoạch xác định nguồn vốn phù hợp với chi phí thấp, đưa ra quyết định nên tăng hay giảm lãi suất, và nếu tăng lãi suất thì doanh thu dự kiến có đủ để bù đắp chi phí lãi tăng thêm hay không.

Về nguyên tắc, nguồn vốn thời hạn ngắn, có tính chất không ổn định nhưng có khả năng giao dịch cao và lãi suất thấp. Ngược lại, nguồn vốn có tính chất ổn định và có thời hạn dài lại có lãi suất huy động cao. Chính sách huy động vốn phù hợp sẽ giúp NHTM tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp lý và cho phép ngân

hàng chủ động lựa chọn những nguồn vốn khác nhau và đảm bảo doanh thu đủ bù đắp chi phí và đem lại tỷ lệ thu nhập mong đợi.

Mục tiêu 2: Tạo ra nguồn vốn ổn định và cơ cấu phù hợp.

Bên cạnh việc cố gắng tăng cường nguồn vốn huy động qua các năm, các NHTM còn đặt ra mục tiêu ổn định nguồn vốn của mình để tránh rơi vào tình trạng căng thẳng về tài chính.

Cơ cấu nguồn vốn phù hợp là duy trì được tỷ lệ hợp lý giữa vốn huy động ngắn hạn và trung dài hạn, giữa vốn huy động nội tệ và ngoại tệ. Một Ngân hàng có chất lượng huy động vốn cao sẽ có nguồn vốn dồi dào và cơ cấu vốn cân đối, góp phần giúp nhà quản trị đưa ra được quyết định về cơ cấu cho vay.

Dự đoán xu hướng biến động của cơ cấu vốn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn của Ngân hàng. Mỗi loại nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Vì vậy, nguồn vốn biến động sẽ ảnh hưởng tới quyết định cho vay, đầu tư... của ngân hàng. Điều này sẽ dẫn đến những thay đổi trong dự kiến về doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời, biến động về vốn còn có thể gây ra rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động cho NHTM. Trong diễn biến của nền kinh tế hiện nay, các ngân hàng cần phải thường xuyên điều tra nghiên cứu thị trường, tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn, từ đó đưa ra những kế hoạch điều chỉnh nhằm duy trì được nguồn vốn ổn định và cơ cấu vốn phù hợp.

Mục tiêu 3: Xây dựng quy mô và sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định.

Quy mô vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động cần có quy mô vốn tương đối lớn, trong đó vốn huy động là một bộ phận quan trọng. Chất lượng huy động vốn tốt đồng nghĩa với việc lượng vốn huy động phải đáp ứng được nhu cầu cho vay và nhu cầu đầu tư của ngân hàng. Quy mô vốn cần phải đạt được theo kế hoạch để hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thực hiện đúng như kỳ vọng của các nhà quản trị. Để thực hiện tốt vấn đề này cần kết hợp hài hoà các yếu tố khác như lãi suất, chính sách marketing khách hàng, các hình thức huy động vốn, uy tín của khách hang...

Tuy nhiên nguồn vốn lớn không phải lúc nào cũng tốt mà nguồn vốn đó cần phải phù hợp với quy mô hoạt động, mức vốn tự có, khả năng cho vay và đầu tư của Ngân hàng... Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cần duy trì ở mức ổn định thì mới có thể đảm bảo an toàn cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Neu ngân hàng có quy mô vốn lớn nhưng khả năng kiểm soát chưa tốt và không thể dự đoán trước được xu hướng biến động của lượng tiền gửi vào - rút ra thì ngân hàng đó sẽ mất đi sự chủ động và nguy hiểm hơn là dễ dẫn tới mất khả năng thanh khoản khi lượng tiền rút ra lớn hơn lượng tiền gửi vào.

Mục tiêu 4: Điều hành tốt nguồn vốn phục vụ kinh doanh.

Trong hoạt động Ngân hàng thường xuyên xảy ra tình trạng không cân đối về vốn giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống, giữa các Ngân hàng. Nếu bộ phận quản lý nguồn vốn của NHTM điều hành nguồn vốn một cách linh hoạt và hợp lý sẽ giúp giải quyết được tình trạng thừa thiếu vốn tạm thời này. Khi xảy ra hiện tượng thiếu vốn, NHTM thường xử lý bằng cách điều chuyển vốn giữa các chi nhánh trong trường hợp mất cân đối nội bộ , vay các Ngân hàng khác, vay NHTW... Tại thời điểm đó, các nhà quản trị cần đưa ra sự lựa chọn đúng đắn và có lợi nhất để hạn chế được chi phí, đồng thời đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng được diễn ra bình thường và không có xáo trộn.

1.2.3. Các biện pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại

1.2.3.1. Xây dựng chính sách huy động vốn

Để đạt thành công trong công tác huy động vốn, các NHTM cần xây dựng được một chính sách huy động vốn tối ưu, phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của ngân hàng mình. Do có sự ảnh hưởng từ nền kinh tế nên chính sách của mỗi NHTM sẽ có sự thay đổi vào từng thời kỳ, từng thời điểm kinh doanh. Về cơ bản, chính sách tăng cường huy động vốn bao gồm các nội dung:

Chính sách thu hút khách hàng: Đối với các NHTM, khách hàng và thu hút khách hàng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Khách hàng chính là những người cung cấp hoạt động kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Chính sách thu hút khách hàng bao gồm lựa chọn khách hàng, thu

hút khách hàng mới, duy trì khách hàng, đánh giá khách hàng, và chăm sóc khách hàng. Mục tiêu của các nhà quản trị Ngân hàng khi xây dựng chính sách là thu hút được nhiều khách hàng đến với Ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng khách hàng, tránh những rủi ro xảy ra, giảm thiểu các biến cố, đồng thời duy trì hoạt động kinh doanh với những khách hàng đang quan hệ.

Chính sách về lãi suất: Tất cả khách hàng khi thực hiện gửi tiền tại ngân hàng đều quan tâm tới mức sinh lời từ đồng tiền của mình. Chính vì vậy, việc xác định mức lãi suất hợp lý có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác là một công việc quan trọng để có thể thu hút nguồn vốn mới và duy tri nguồn vốn hiện có. Trong trường hợp thị trường ngân hàng đang khan hiếm nguồn vốn thì chỉ cần một sự khác biệt nhỏ về lãi suất thì cũng có thể dẫn tới hiện tượng khách hàng chuyển tiền gửi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Chính vì vậy, các NHTM hiện nay thường xuyên cập nhật lãi suất huy động sao cho phù hợp với tình hình thị trường để vừa thu hút được nguồn vốn, vừa đảm bảo được lợi ích của ngân hàng cũng như tuân thủ quy định của NHNN.

Chính sách về sản phẩm: Nhu cầu của khách hàng là rất đa dạng do vậy ngân hàng luôn phải đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, hoàn thiện và ngày càng nâng cao chất lượng các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các NHTM hiện đang đưa ra rất nhiều sản phẩm huy động với thời hạn, lãi suất và quy mô huy động khác nhau nhưng chúng ta có thể chia ra thành các loại như sau:

- Căn cứ theo thời gian: Vốn huy động ngắn hạn (dưới 12 tháng) , vốn huy động trung hạn (từ 1 năm tới 5 năm) , vốn huy động dài hạn (trên 5 năm).

- Căn cứ theo đối tượng: Vốn huy động từ cá nhân và vốn huy động từ tổ chức, doanh nghiệp.

- Căn cứ theo phương thức: Vốn huy động từ tiền gửi, vốn huy động từ tiền vay, vốn huy động từ việc phát hành các giấy tờ có giá và tăng vốn chủ sở hữu. - Căn cứ vào loại tiền: Vốn huy động VND, vốn huy động ngoại tệ.

1.2.3.2. Xây dựng quy trình huy động vốn

Bước 1: Xác định nguồn vốn huy động

Nhằm mục đích tăng cường huy động vốn, nhà quản trị NHTM cần phải có kế hoạch huy động vốn đúng đắn. Điều này được thể hiện qua việc xác định quy mô vốn huy động phù hợp với vốn chủ sở hữu và nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng; lãi suất huy động và kỳ hạn hạn huy động hợp lý để vừa có thể kích thích khách hàng tới ngân hàng gửi tiền, vừa tương ứng với lãi suất cho vay. Kế hoạch huy động vốn đáp ứng được các yêu cầu này là kế hoạch hiệu qua, đem lại được tối đa hóa lợi nhuận cho NHTM.

Xác định quy mô huy động vốn: Lượng vốn cần huy động phải được tính toán dựa trên nhu cầu vay vốn của khách hàng. Dựa trên các số liệu hiện tại cũng như dự đoán về diễn biến trong tương lai, các NHTM đưa ra con số huy động cần thiết, đảm bảo cân đối về quy mô và thời hạn giữa nguồn vốn giữa huy động và nguồn vốn cho vay, nâng cao được chất lượng sử dụng vốn. Bên cạnh đó, khi xác định quy mô huy động vốn, ngân hàng còn quan tâm tới việc trả nợ gốc và nợ lãi huy động, đảm bảo tủy lệ an toàn vốn < 8% theo đúng quy định của NHNN.

Xác định chi phí huy động vốn: Song hành với huy động vốn là lãi phải trả cho nguồn vốn này, đây được gọi là chi phí huy động vốn. Chi phí huy động vốn được đo lường thông qua lãi suất, bao gồm:

+ Lãi suất danh nghĩa: Là mức lãi suất người gửi tiền được hưởng khi thực hiện gửi tiền tại ngân hàng. Ví dụ: Lãi suất tiền gửi kì hạn là 0,43%/ tháng nghĩa là lãi suất danh nghĩa là 0,43%, khách hàng gửi tiết kiệm 100 triệu trong 1 tháng sẽ nhận được lãi tiết kiệm là 430 nghìn đồng.

+ Lãi suất thực tế: Được xác định bằng lãi suất danh nghĩa cộng chi phí bỏ ra để có nguồn vốn đó. Lãi suất thực tế là lãi suất phản ánh chính xác chi phí cần thiết để thực hiện huy động vốn của NHTM, chính vì vậy, ngân hàng phải tính toán chính xác mức lãi suất này để làm cơ sở xác định lãi suất cho vay, không để xảy ra tình trạng thua lỗ do lãi suất cho vay không thể bù đắp được lãi suất huy động. Ngoài ra, chi phí huy động còn phụ thuộc vào phương thức trả lãi, tỷ lệ dự trữ bắt

buộc... Nếu số lần trả lãi trong một kỳ càng nhiều, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng cao thì chi phí thực tế càng lớn.

+ Lãi suất bình quân: Thông thường, một NHTM sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau với mức lãi suất và kỳ hạn khác nhau, vì thế, việc xác định được lãi suất bình huy động bình quân của các khoản tiền huy động là vô cùng quan trọng. Lãi suất bình quân được dùng làm căn cứ để tính toán lãi suất cho vay, đảm bảo được lợi nhuận thu được của ngân hàng.

Xác định kỳ hạn nguồn tiền:

+ Kỳ hạn danh nghĩa: Là kỳ hạn giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng. Ví dụ: Khách hàng gửi 100 triệu trong vòng 1 năm thì kỳ hạn danh nghĩa là 1 năm.

+ Kỳ hạn ổn định của đồng tiền: Kỳ hạn này xét với từng đồng tiền riêng biệt: Thông qua biến động số dư của một loại tiền gửi nào đó qua các thời kỳ ngân hàng có thể xác định một mức số dư ổn định tương ứng với một thời kỳ nhất định. Việc xác định kỳ hạn ổn định là rất quan trọng vì ngân hàng sẽ xác định chính xác nhu cầu chi trả thực tế đồng thời ngân hàng có thể sử dụng một phần số dư đó để cho vay với kỳ hạn dài hơn kỳ hạn của nguồn tiền mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.

Bước 2: Phân giao chỉ tiêu huy động vốn

Sau khi tính toán và xác định được các yếu tố: quy mô, kỳ hạn và lãi suất của nguồn vốn cần huy động, Ngân hàng thương mại sẽ thực hiện công tác phân giao chỉ tiêu và nhiệm vụ cho từng bộ phận. Dựa trên phân giao của hội sở, các bộ phận sẽ tiếp tục giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng cán bộ nhân viên của bộ phận mình.

Bước 3: Triền khai và thực hiện huy động vốn

Đây là bước quan trọng nhất trong cả quá trình huy động vốn, quyết định thành công của công tác huy động vốn của NHTM. Các nội dung cơ bản của bước này bao gồm: Xây dựng mạng lưới các điểm giao dịch, thực hiện các hoạt động

Một phần của tài liệu 0863 hoạt động huy động vốn tại NHTM CP quân đội chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 31 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w