Rủi ro trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (Trang 30 - 33)

1.2.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng vay vốn nhưng không trả được đầy đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng hoặc thanh toán không đúng kỳ hạn thỏa thuận. Trong kinh doanh ngân hàng, rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản. Quy mô càng mở rộng thì rủi ro càng nhiều. Rủi to tín dụng cũng là rủi ro phức tạp nhất, khó khăn trong việc quản

lý và phòng ngừa, nó xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Rủi ro tín dụng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến các rủi ro khác.

1.2.2.2. Nguyên nhân dân đến rủi ro tín dụng Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Ngân hàng đưa ra các chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế, thủ tục cho vay còn tồn tại những sơ hở khiến cho khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn;

- Nhân viên ngân hàng không chấp hành quy trình cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỉ lệ an toàn, không kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng;

- Trình độ cán bộ thẩm định kém khi đánh giá các hồ sơ vay vốn. Các ngành nghề của doanh nghiệp đi vay đa dạng, nhân viên tín dụng không có đầy đủ thông tin hay hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh. Hơn nữa, các nhân viên ngân hàng cũng khó khăn trong việc thẩm định số liệu do doanh nghiệp có đứng đắn hay không;

- Nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh khi thông đồng với khách hàng lập hồ sơ vay giả;

- Do áp lực cạnh tranh cho vay lớn nhằm tăng trưởng nóng, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận chỉ chú trọng đến lãi xem nhẹ tính lành mạnh của khoản vay.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vốn vay vào hoạt động có tính rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không còn khả năng trả nợ;

- Do trình độ quản lý, điều hành, dự báo, tổ chức kinh doanh của ban lãnh đạo yếu kém. Doanh nghiệp không kinh doanh được dẫn đến mất khả năng trả nợ;

- Do khách hàng cố tình lừa gạt, sử dụng giấy tờ giả, lợi dụng kẽ hở,..

Nguyên nhân khác

- Do chính sách nhà nước thay đổi đột ngột hoặc hay thay đổi chậm không còn phù hợp với tình hình phát triển dẫn đến ngân hàng và khách hàng không kịp

thời ứng phó;

- Do thiên tai, dịch bệnh, nền kinh tế không ổn định, biến động tỉ giá, lạm phát,... khiến cho ngân hàng và khách hàng đều thiệt hại;

- Do môi trường pháp lý lỏng lẻo, nhiều kẽ hở không kiểm soát được các hình thức lừa đảo trong xã hội, thủ tục pháp lý rườm rà trong việc phát mại tài sản thế chấp;

- Tài sản thế chấp bị sụt giảm về giá trị.

Quá trình KSNB nghiệp vụ tín dụng bắt đầu từ khi khách hàng đặt vấn đề vay vốn với ngân hàng cho đến khi khách hàng trả nợ xong. Hoạt động này có thể chia làm các giai đoạn chính như sau:

Kiểm soát trước khi cho vay: Bao gồm công tác thẩm định tín dụng và kiểm soát hồ sơ, văn bản.

- Công tác thẩm định tín dụng đóng vai trò quan trọng trong quy trình kiểm soát tín dụng của ngân hàng. Đây là tiền đề để đưa ra một quyết định cho vay đứng đắn, giảm thiểu rủi ro tín dụng ngay từ đầu. Hoạt động này bao gồm việc thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng; thẩm định về khả năng trả nợ của khách hàng thông qua việc phân tích tình hình tài chính khách hàng; phân tích sự khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và đánh giá mức độ tin cậy của phương án vay vốn thông qua thẩm định dòng tiền, thẩm định chi phí sử dụng vốn, thẩm định các chỉ tiêu tài chính. Từ đó, ngân hàng có cơ sở đánh giá rủi ro tín dụng và quyết định cho vay.

- Kiểm soát hợp đồng, văn bản: Cán bộ tín dụng sau khi soạn thảo xong hợp đồng tín dụng chuyển cho bộ phận phụ trách có liên quan kiểm soát lại nội dung hợp đồng, các văn bản và kí nháy vào phần cuối của từng trang tài liệu.

Kiểm soát trong khi cho vay: Là việc kiểm tra các chứng từ giải ngân, hồ sơ giải ngân, kiểm tra xem các điều kiện rút vốn đã được khách hàng đáp ứng đầy đủ hay chưa, kiểm tra việc phát hành tiền vay. Nếu chưa đáp ứng đủ các điều kiện rút vốn thì cán bộ tín dụng phải báo lại cho khách hàng để tìm giải pháp xử lý.

Kiểm soát sau khi cho vay

- Kiểm tra tình hình khách hàng, tình hình sử dụng vốn vay thông qua việc kiểm tra sổ sách kế toán, các BCTC định kỳ, các chứng từ, hóa đơn, hạch toán (thu chi tiền mặt, chuyển khoản, chi khác,...), chứng từ thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng.; kiểm tra thực địa để đánh giá xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích trong hợp đồng vay vốn ban đầu hay không.

- Kiểm tra tình hình trả nợ và quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, theo dõi xem khách hàng có trả nợ đều đặn hay không, mức độ sử dụng vốn vay so với dự kiến. Đồng thời theo dõi, đánh giá sự hợp tác của khách hàng thông qua việc có cung cấp thông tin về sử dụng vốn vay định kỳ theo yêu cầu hay không.

- Kiểm tra tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm nhằm hạn chế rủi ro quan trọng đối với ngân hàng. Nó vừa tác động đến nghĩa vụ trả nợ, vừa có tác dụng phòng ngừa rủi ro, giảm nhẹ tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không trả nợ được. Cán bộ tín dụng phải thực hiện kiểm kê, kiểm tra tài sản bảo đảm, bao gồm cả việc định giá lại tài sản bảo đảm nếu thấy cần thiết.

Một phần của tài liệu (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w