Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 50)

Tổng kết kết quả nghiên cứu từ các tác giả trong và ngoài nuớc về KSNB trong NHTM, có thể nhận thấy các tác giả đều nhất trí vai trò của KSNB trong ngân hàng nói chung và KSNB nghi ệp vụ tín dụng trong NHTM nói riêng đều có hiệu quả trong ngăn ngừa sai sót và gian lận trong hệ thống, có vai trò nhất định trong việc quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng. Bằng các phuơng pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định luợng, các tác giả phân tích các nhân tố ảnh huởng đến KSNB nghiệp vụ tín dụng qua 05 thành phần của KSNB theo COSO 2013, những điểm đã đạt đuợc và những hạn chế còn tồn tại để đua ra giải pháp hoàn thiện.

Những nghiên cứu về tín dụng của VBSP đều nêu lên vai trò đặc biệt của tín dụng chính sách trong nền kinh tế xã hội để phát triển tài chính toàn diện. Các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa lại quy trình quản lý, thực trạng và các nhân tố ảnh huởng đến nghiệp vụ tín dụng tại VBSP, qua đó đánh giá hiệu quả, chất luợng tín dụng tại đơn vị làm việc. Từ đó, các tác giả đua ra các giải pháp hoàn thiện để cải thiện chất luợng tín dụng.

Thông qua tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng để quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo chất luợng tín dụng chính sách xã hội đạt hiệu quả cần một KSNB hữu hiệu đặc biệt là KSNB nghiệp vụ tín dụng, nhung hiện nay chua có một nghiên cứu độc lập nào về KSNB nghiệp vụ tín dụng tại VBSP. Đây có thể coi là khoảng trống nghiên cứu, là cơ sở tác giả đi vào tìm hiểu thêm về đề tài

“Hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội”. Luận văn này tiếp tục nghiên cứu, phân tích để đua ra các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB đối với hoạt động tín dụng trên cơ sở tham khảo cơ sở lý luận của chuẩn mực KSNB theo COSO 2013 và kinh nghiệm kế thừa từ những nghiên cứu truớc.

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w