Từ khoảng trống nghiên cứu và bối cảnh thực tế về đặc điểm hoạt động tín dụng của VBSP được tìm hiểu phía trên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần đặt ra và giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Thực trạng về môi trường kiểm soát của KSNB nghiệp vụ tín dụng tại VBSP đã đảm bảo theo nguyên tắc COSO 2013 hay không và tồn tại những khoảng trống nào chưa hoàn thiện?
(2) Thực trạng về quy trình đánh giá rủi ro của KSNB nghiệp vụ tín dụng tại VBSP đã kiểm soát được các rủi ro tín dụng, cơ chế nhận diện rủi ro có hữu hiệu tại VBSP chưa?
(3) Thực trạng về các hoạt động kiểm soát nghiệp vụ tín dụng có đầy đủ và hữu hiệu hay không?
(4) Thực trạng về hệ thống thông tin và truyền thông đảm bảo thông suốt, kịp thời, chính xác, dễ dàng tiếp cận bởi người có thẩm quyền hay không?
(5) Thực trạng về giám sát kiểm soát có độc lập, hiệu quả và giám sát được hết các hoạt động trong nghiệp vụ tín dụng hay không?
(6) Giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện KSNB nghiệp vụ tín dụng tại VBSP? Tất cả những câu hỏi đặt ra phía trên tác giả sẽ xem xét và trả lời trong nghiên cứu khảo sát sau đây.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Để có những thông tin thực tế về quy định, quy trình, huớng dẫn và thực trạng về nghiệp vụ tín dụng, KSNB nghiêp vụ tín dụng, tác giả đã sử dụng phuơng pháp thu thâp dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu văn bản:
- Quy định về cơ cấu tổ chức của Hội sở chính VBSP, Chi nhánh các tỉnh, thành phố nhằm tìm hiểu về bộ máy tổ chức tại VBSP, việc phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm từ Hội sở chính đến Chi nhánh tại VBSP;
- Sổ tay văn hóa cho cán bộ, quy định về tuyển dụng, mô tả chức danh công việc cho từng vị trí liên quan đến nghiệp vụ tín dụng để nắm đuợc việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm, tiêu chuẩn đạo đức, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng vị trí cán bộ;
- Quy định về chức năng nhiệm vụ của Ban Kiểm soát; Quy định về chức năng nhiệm vụ của các: ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ, ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực miền Nam, ban Tín dụng nguời nghèo, ban Tín dụng học sinh sinh viên và các đối tuợng chính sách khác, ban Quản lý và xử lý nợ rủi ro; Quy định về chức năng nhiệm vụ của các phòng tại Chi nhánh, PGD nhằm tìm hiểu nhiệm vụ, trách nhiệm thực tế của từng phòng/ban đuợc phân chia từ trên xuống duới;
- Quy chế, huớng dẫn về cho vay, thu nợ các chuơng trình tín dụng đang đuợc thực hiện tại VBSP nhằm hiểu và nắm đuợc quy trình tín dụng thực tế mà VBSP đang thực hiện, đồng thời nắm đuợc các chốt KSNB nghiệp vụ tín dụng đang đuợc thiết kế nhu thế nào để đánh giá tính hợp lý và hữu hiệu của KSNB;
- Quy chế, huớng dẫn về nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát nội bộ nhằm thu thập thông tin về bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiện đang hoạt động tại VBSP, thực trạng và đánh giá hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ, việc kiểm tra, giám sát KSNB nghiệp vụ tín dụng đang thực hiện nhu thế nào;
- Quy định về cơ chế xử lý nợ rủi ro nhằm nắm đuợc thực trạng quản lý và xử lý nợ rủi ro trong VBSP;
- Báo cáo kết quả hoạt động cuối năm, báo cáo kết quả các chuơng trình tín dụng, báo cáo tình hình quản lý nợ và xử lý nợ rủi ro, báo cáo công tác kiểm tra,
kiểm soát nội bộ định kỳ và cuối năm từ năm 2017 - 2019 nhằm nắm được tình hình hoạt động thực tế của các chương trình cho vay, tình hình nợ rủi ro, tình hình kiểm tra kiểm soát qua các năm của VBSP.
2.3.2 Phương pháp điều tra
Có rất nhiều bài nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và cả ở Việt Nam về kiểm soát nội bộ như nghiên cứu của tác giả Mahdi Salehi, Mahmosavi Shiri & Fatemeh Ehsanpour (2013) trong “Effectiveness of Internal Control in the Banking Sector: Evidence from Bank Mellat, Iran”, của tác giả Hossam Haddad (2016) trong “Internal Controls in Jorrdanian Banks and Compliance Risk”, của tác giả Akwaa & Gené (2016) trong “Internal controls and credit risk relationship among banks in Europe”, của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2016) trong “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam”, của tác giả Trương Nguyễn Tường Vy (2018) trong “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Các tác giả này đều sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra mô tả bảng hỏi đối với các đối tượng là những người làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng để có cái nhìn về vấn đề đặt ra trong mỗi đề tài nghiên cứu. Đây là phương pháp điều tra có thể sử dụng trên diện rộng, không giới hạn địa lý và có thể thu thập ý kiến được nhiều đối tượng.
Qua tìm hiểu các nghiên cứu và nhận thấy những ưu điểm của phương pháp nghiên cứu khảo sát, tác giả quyết định tiến hành khảo sát qua bảng hỏi để thu thập thông tin thực tế qua đánh giá của các đối tượng thực hiện khảo sát được nhằm tìm hiểu thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại VBSP thông qua thang đo chấm điểm. Trên cơ sở tham khảo những bảng hỏi khảo sát trong các công trình nghiên cứu trước đây mà tác giả được tiếp cận như đã nêu ở mục tổng quan nghiên cứu, tác giả thực hiện xây dựng bảng hỏi khảo sát này dựa trên 05 thành phần của KSNB nói chung và KSNB nghiệp vụ tín dụng nói riêng để khảo sát ý kiến của các đối tượng tham gia khảo sát về KSNB nghiệp vụ tín dụng tại VBSP. Qua đó để đánh giá khái quát thực trạng KSNB nghiệp vụ tín
dụng hiện hành, để thấy được những ưu điểm, nhược điểm của KSNB nghiệp vụ tín dụng tại VBSP.
Trong mỗi câu hỏi đưa ra, người tham gia khảo sát sẽ chọn một trong năm lựa chọn được đánh giá bởi thang chấm điểm (thang đo 5 điểm Likert) là: Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Không ý kiến, Đồng ý và Hoàn toàn đồng ý.
Bảng hỏi được xây dựng căn cứ vào cơ sở lý thuyết dựa trên 05 thành phần của KSNB theo COSO 2013 và các nguyên tắc trong thiết kế KSNB bao gồm: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Quy trình đánh giá rủi ro, (3) Các hoạt động kiểm soát, (4) Hệ thống thông tin và truyền thông, (5) Giám sát kiểm soát. Các câu hỏi chi tiết được thiết kế dựa trên tham khảo các câu hỏi đã được xây dựng trong các nghiên cứu trước của các tác giả như: Mahdi Salehi, Mahmosavi Shiri & Fatemeh Ehsanpour (2013); Hossam Haddad (2016); Nguyễn Thị Như Quỳnh (2018); Hoàng Thị Hoàng Anh (2018) kết hợp với một số nội dung để phù hợp với thực tiễn của chủ đề nghiên cứu là KSNB nghiệp vụ tín dụng tại VBSP.
Nội dung cơ bản trong bảng khảo sát như sau:
- Phần 1: Thông tin về đối tượng tham gia khảo sát bao gồm: Họ tên, Phòng/Ban công tác, Chức danh, Số năm công tác tại VBSP, Đơn vị công tác (Hội sở chính/Chi nhánh).
- Phần 2: Nội dung khảo sát gồm 05 phần theo 05 nhân tố của KSNB COSO 2013 cụ thể như sau:
2.3.2.1. Môi trường kiểm soát
Bao gồm các câu hỏi từ câu 1 đến câu 10 nhằm khảo sát ý kiến của các đối tượng tham gia khảo sát về các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát của VBSP: quan điểm và triết lý của Ban lãnh đạo tại VBSP đối với KSNB nghiệp vụ tín dụng; các chính sách quy định về KSNB tín dụng hiện hành; văn bản quy định về trách nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ tại VBSP. Nội dung các câu hỏi như sau:
(1) Theo anh/chị, Ban lãnh đạo của VBSP coi trọng công tác kiểm tra, KSNB trong việc chấp hành quy định, quy trình tín dụng?
(2) Tại VBSP tồn tại các chính sách và chiến lược cho KSNB tín dụng và KSNB tín dụng hiệu quả ngăn ngừa sai sót và gian lận?
(3) Theo anh/chị, phong cách và triết lý điều hành của Ban lãnh đạo VBSP coi nhân tố con người là quan trọng trong việc ngăn chặn khả năng xảy ra sai sót và gian lận?
(4) Tại VBSP có thường xuyên tổ chức đào tạo cán bộ về văn hóa kỷ luật và tính chính trực để ngăn chặn sai sót và gian lận?
(5) Anh/chị biết cụ thể các biện pháp xử lý khi xảy ra hành vi không được chấp nhận liên quan đến tính chính trực và giá trị đạo đức của cán bộ tại VBSP?
(6) Theo anh/chị, HĐQT tại VBSP hoạt động độc lập với hoạt động của Ban điều hành?
(7) Tại VBSP có văn bản quy định rõ ràng về trách nhiệm và thẩm quyền làm việc, báo cáo nhằm ngăn chặn sai sót và gian lận tín dụng?
(8) Các chức danh công việc đều có bảng mô tả vị trí rõ ràng, chi tiết, yêu cầu cụ thể về kiến thức, trách nhiệm và kỹ năng cần có?
(9) Theo anh/chị, Ban lãnh đạo và cán bộ tại VBSP đều có trình độ, đạo đức, trách nhiệm và liêm chính trong công việc hàng ngày nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng?
(10) Cán bộ tại VBSP hiểu vai trò của mình trong KSNB và tham gia vào quá trình đó?
2.3.2.2. Quy trình đánh giá rủi ro
Bao gồm các câu hỏi từ câu 11 đến câu 20 nhằm khảo sát ý kiến của các đối tượng tham gia khảo sát về kiểm soát rủi ro tại VBSP trong việc xác định, nhận diện, đánh giá và phân tích rủi ro trong quy trình tín dụng, bộ phận xử lý rủi ro và bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Các rủi ro tín dụng có được kiểm soát hay không? Có sự ứng phó với rủi ro tín dụng tại VBSP hay không? Nội dung các
câu hỏi như sau:
(11) VBSP đưa ra mục tiêu, chiến lược và các định hướng phát triển chung và riêng cho từng Chi nhánh, phòng ban?
(12) Anh/chị luôn nắm đươc các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng của VBSP được giao?
(13) VBSP có xây dựng cơ chế nhận diện rủi ro từ các yếu tố bên ngoài không (như điều kiện kinh tế xã hội, sự thay đổi các quy định pháp luật trong lĩnh vực tín dụng chính sách, tài chính - ngân hàng,...)?
(14) VBSP có các quy định, hướng dẫn để phân tích, ứng phó với rủi ro tín dụng đã xác định?
(15) Tại VBSP có sự đánh giá về rủi ro tín dụng một cách thường xuyên để bổ sung, khắc phục những thiếu sót các quy trình thủ tục kiểm soát phù hợp?
(16) KSNB nghiệp vụ tín dụng tại VBSP hiện nay đảm bảo nhận diện và đánh giá rủi ro được thực hiện ở tất cả các bước của quy trình tín dụng nhằm ngăn chặn được các rủi ro tiềm tàng?
(17) VBSP thường xuyên thực hiện xếp hạng tín dụng với các khách hàng? (18) Mức độ quan tâm tới quản lý rủi ro tín dụng của BLĐ sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của VBSP?
(19) Theo anh/chị, VBSP có động cơ trong việc cố tình làm sai lệch các báo cáo liên quan tới hoạt động tín dụng?
(20) Anh/chị đã từng chịu áp lực từ cấp trên dẫn đến việc thực hiện sai các quy định về công việc trong nghiệp vụ tín dụng?
2.3.2.3. Các hoạt động kiểm soát
Bao gồm các câu hỏi từ câu 21 đến câu 28 nhằm khảo sát ý kiến của các đối tượng tham gia khảo sát về thực tế KSNB được cài đặt quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng có đảm bảo kiểm soát ngăn chặn được rủi ro và gian lận tín dụng hay không? Nội dung các câu hỏi khảo sát như sau:
trình tín dụng đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nghiệm, phân công phân nhiệm và ủy quyền?
(22) Các hoạt động tín dụng đều tuân theo nguyên tắc 4 mắt (1 người làm, 1 người kiểm tra)?
(23) Hoạt động tín dụng của VBSP được quy định, hướng dẫn cụ thể, chi tiết và được thực hiện tuân thủ quy trình, thủ tục kiểm soát?
(24) Các chính sách, quy định, hướng dẫn quy trình tín dụng được thường xuyên cập nhật và lập thành sơ đồ, cẩm nang hướng dẫn?
(25) VBSP có xây dựng quy định về quy trình luân chuyển và lưu trữ hồ sơ tín dụng?
(26) Bộ phận nghiệp vụ và KTNB tại VBSP xây dựng chương trình kiểm soát rủi ro dựa trên danh mục rủi ro xác định?
(27) Hệ thống công nghệ thông tin nội bộ tại VBSP có sự phân quyền sử dụng các phần hành nghiệp vụ?
(28) Hệ thống công nghệ thông tin ngăn ngừa được sai sót nhưng không ngăn ngừa được gian lận tín dụng?
2.3.2.4. Hệ thống thông tin và truyền thông
Bao gồm các câu hỏi từ câu 29 đến câu 36 nhằm khảo sát ý kiến của các đối tượng tham gia khảo sát về hệ thống thông tin và truyền thông liên quan đến nghiệp vụ tín dụng bao gồm chứng từ, sổ sách kế toán, dữ liệu thông tin tín dụng trong nội bộ VBSP. Nội dung các câu hỏi khảo sát như sau:
(29) Hệ thống thông tin nội bộ có đảm bảo truyền tải được thông tin từ BLĐ tới các cán bộ và phản hồi của cán bộ tới BLĐ được kịp thời, đầy đủ?
(30) Tại VBSP có hệ thống phần mềm quản lý văn bản đầy đủ, dễ dàng tìm kiếm và thường xuyên cập nhật?
(31) Tại VBSP có sự truyền thông đầy đủ tới các cán bộ về chính sách và thủ tục liên quan tới nghiệp vụ tín dụng đảm bảo cán bộ hiểu về trách nhiệm khi làm việc?
cung cấp thông tin tín dụng cho BLĐ kiểm soát và đưa ra các quyết định?
(33) Hệ thống dữ liệu thông tin báo cáo tín dụng luôn được cập nhật kịp thời và đầy đủ?
(34) Cơ cấu tổ chức của VBSP tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin tín dụng được đầy đủ tới Ban lãnh đạo?
(35) Có sự truyền thông tới các khách hàng cho vay về các chương trình cho vay, sử dụng vốn vay hiệu quả và trách nhiệm của khách hàng với khoản vay chính sách?
(36) Thông tin phản hồi từ nội bộ ngân hàng và bên ngoài qua thư góp ý được quản lý bởi bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của VBSP?
2.3.2.5. Giám sát các kiểm soát
Bao gồm các câu hỏi từ câu 37 đến câu 50 nhằm khảo sát ý kiến của các đối tượng tham gia khảo sát về hiệu quả hoạt động của KSNB, hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong việc giám sát các hoạt động KSNB nghiệp vụ tín dụng, thực tế đang diễn ra tại VBSP. Nội dung các câu hỏi khảo sát như sau:
(37) Anh/chị định kỳ thực hiện báo cáo về tiến độ công việc của mình?
(38) VBSP thường xuyên tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của từng cá nhân, chi nhánh về hoạt động tín dụng?
(39) Cán bộ KTNB tại VBSP có trình độ phù hợp để giám sát, kiểm tra, phát hiện được sai sót và gian lận tín dụng?
(40) Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại VBSP hoạt động độc lập với BLĐ, BGĐ?
(41) Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện giám sát liên tục hoạt động nhằm ngăn chặn sai sót và gian lận?
(42) Tất cả các cán bộ KTNB được tham gia đầy đủ các khóa đào tạo liên quan đến chính sách, nghiệp vụ tín dụng của VBSP?
tượng khảo sát phiếu điều tra hồi nhánh ít nhất mỗi năm 01 lần?
(44) Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ có quyền truy cập đầy đủ vào các hồ sơ tín dụng của VBSP?
(45) Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ có theo dõi kết quả thực hiện các kiến nghị sau mỗi cuộc kiểm tra, kiểm soát?
(46) Các báo cáo của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ về các thiếu sót trong hệ thống KSNB tín dụng đều đuợc báo cáo tới HĐQT và BLĐ đầy đủ?
(47) Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ xác định đuợc điểm yếu trong KSNB nghiệp vụ tín dụng và đua ra được biện pháp khắc phục điểm yếu đó?
(48) Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong KSNB nghiệp vụ tín