Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Trang 44)

2.1.1 Tong quan nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả đã đuợc tiếp cận với các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả đối với lĩnh vực KSNB tín dụng ngân hàng và tín dụng VBSP. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:

* Các công trình nghiên cứu về kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng trong Ngân hàng thương mại:

- Tác giả Nguyễn Thị Lan Huong (2016) với luận văn “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thuong mại cổ phần Ngoại thuong Việt Nam”

Tác giả nghiên cứu hệ thống lý luận về kiểm soát nội bộ trong Ngân hàng thuơng mại kết hợp các phuơng pháp nghiên cứu, điều tra phỏng vấn, phân tích tổng hợp, so sánh để đua ra phân tích của mình về thực trạng tại Ngân hàng Ngoại thuơng Việt Nam nhu: xem xét KSNB, phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, đánh giá ảnh huởng của hoạt động KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015. Cùng với đó, tác giả dựa trên các nhân tố cấu thành KSNB theo COSO để đua ra những biện pháp nhằm hoàn thiện KSNB trong việc quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần Ngoại thuơng Việt Nam.

- Tác giả Trần Thị Minh Thảo (2017) với luận văn “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam”

Tác giả đua ra các uu điểm, nhuợc điểm của KSNB hoạt động tín dụng dựa trên 05 yếu tố của COSO 2013 và đánh giá chất luợng của công tác KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết phân tích và đánh giá tình hình thực tế, tác giả đua ra các khuyến nghị để hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam nhu: xây dựng

cẩm nang nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ; hoàn thiện công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện KSNB hoạt động tín dụng; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nâng cấp hệ thống phần mềm công nghệ thông tin; hoàn thiện môi trường pháp lý cho KSNB hoạt động tín dụng.

- Tác giả Trương Nguyễn Tường Vy (2018) với luận án “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”

Nghiên cứu đánh giá thực trạng hiện hữu và các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động tín dụng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tác giả đã sử dụng phương pháp nguyên cứu như phỏng vấn chuyên gia để tiến hành điều chỉnh và hoàn thiện thang đo phù hợp với thực tế tại ngân hàng trên cơ sở tiếp cận báo cáo Basel. Tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ trên 40 mẫu khảo sát nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số tin cậy Croncach Alpha để loại đi những thang đo không phù hợp trước khi phân tích EFA và điều chỉnh thành thang đo chính thức, phân tích hệ số tương phản và phương pháp hồi quy tuyến tính bội để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động tín dụng đến hiệu quả của hoạt động tín dụng như thế nào. Thực hiện nghiên cứu khảo sát tại 10 ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra các kết quả tối ưu nhất về phương pháp quản trị rủi ro tại các ngân hàng này vào nghiên cứu về KSNB hoạt động tín dụng, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp phù hợp để hoàn thiện thiết lập KSNB hoạt động tín dụng nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý mục tiêu hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao nhất.

- Tác giả Đồng Thị Như Quỳnh (2019) với luận văn “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh Quảng Trị”

Trong luận văn này, tác giả đã đưa ra nguyên tắc kiểm soát của Ủy ban Basel đã đề ra 13 nguyên tắc thiết kế và đánh giá hệ thống KSNB hoạt động ngân hàng, dựa trên khuôn mẫu KSNB quốc tế đó và thực tế tại Việt Nam, Ngân hàng nhà nước đã xây dựng khung pháp lý KSNB hoạt động tín dụng riêng cho NHTM

Việt Nam. Dựa trên các lý thuyết về KSNB, tác giả đã phân tích thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại đơn vị mình về công tác nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng; hoạt động kiểm soát và phân công, phân nhiệm và hoạt động giám sát và điều chỉnh sai sót trong công tác tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Quảng Trị. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại đơn vị mình, tác giả đã đưa ra các ưu điểm, hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của tồn tại đó để đưa ra các giải pháp hoàn thiện các mặt: nhận diện và đánh giá rủi ro; kiểm soát tín dụng và phân công, phân nhiệm; hoạt động giám sát và điều chỉnh sai sót trong công tác tín dụng tại Chi nhánh này.

Các công trình trên nghiên cứu về thực trạng KSNB nghiệp vụ tín dụng tại NHTM dựa trên cơ sở lý thuyết về 05 thành phần của KSNB theo chuẩn COSO 2013 để đưa ra các phương hướng hoàn thiện cho KSNB nghiệp vụ tín dụng trong đơn vị mình.

* Các công trình nghiên cứu về nghiệp vụ tín dụng trong Ngân hàng Chính sách xã hội:

- Tác giả Dương Quyết Thắng (2016) với luận án “Quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội”

Trong luận án tiến sĩ này, tác giả đã làm rõ những lý luận cơ bản về tín dụng chính sách và đặc thù quản lý tín dụng chính sách, hệ thống hóa các quy trình quản lý, các tiêu chí đánh giá hiệu quả của tín dụng chính sách cùng các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng chính sách theo kinh nghiệm và thông lệ quốc tế. Tác giả tập trung nghiên cứu thực tiễn tại VBSP từ khi thành lập đến năm 2014, thực trạng quản lý tín dụng, các kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó. Từ thực trạng tại VBSP, tác giả đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị để khắc phục các mặt còn hạn chế để tín dụng chính sách tại VBSP đáp ứng được mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội;

chính sách tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam”

Trong luận văn này, tác giả phân tích thực trạng đồng thời đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng tại VBSP tỉnh Hà Nam dựa trên thực tế về tín dụng chính sách và bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách. Sử dụng phuơng pháp nghiên cứu thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình hoạt động và phuơng pháp thu thập số liệu sơ cấp do tác giả thu thập từ phỏng vấn các hộ vay vốn của Chi nhánh, tác giả đã đua ra kết quả của các chuơng trình cho vay từ việc thực hiện chủ truơng “xã hội hóa hoạt động ngân hàng”, hiệu quả từ công tác giao dịch xã. Ngoài ra, tác giả cũng đua ra các hạn chế nhu cơ cấu nguồn vốn chua hợp lý, nguồn vốn huy động chua đảm bảo và số tiền cho vay vốn tới các đối tuợng chính sách chua đảm bảo cho đầu tu sản xuất. Từ đó, đua ra giải pháp hoàn thiện nhu: bố trí nhân sự làm công tác kiểm tra, KSNB; nâng cao chất luợng hoạt động giao dịch tại Điểm giao dịch xã, tăng cuờng nguồn vốn huy động để mở rộng cho vay, mở rộng các chuơng trình cho vay tới các đối tượng chính sách,...

- Tác giả Lê Ngọc Hải (2018) với luận văn “Nâng cao chất luợng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”

Tác giả thực hiện nghiên cứu bằng các phuơng pháp nhu: thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu của VBSP huyện Triệu Phong trong 03 năm từ 2014 - 2016 để phân tích thực trạng chất luợng tín dụng tại đây. Dựa vào kết quả điều tra 180 khách hàng liên quan tới chuơng trình tín dụng, thời gian vay, hạn mức tín dụng đang sử dụng, mục đích sử dụng vốn vay tác giả xây dựng mô hình kiểm định độ tin cậy các thang đo Cronbach’s alpha, kiểm định mẫu điều tra Kaiser - Meyer - Olkin và kiểm định Bartlett’s để kết luận dữ liệu khảo sát đuợc đảm bảo điều kiện tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính. Tác giả biểu diễn kết quả hồi quy với 05 nhân tố ảnh huởng đến đánh giá chung về chất luợng tín dụng tại VBSP huyện Triệu Phong gồm: độ tin cậy, sự đảm bảo, hiệu quả phục vụ, sự cảm thông, cơ sở vật chất hữu hình, kết quả kiểm định tác giả nhận thấy tác động mạnh nhất là yếu

tố sự đảm bảo. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, tác giả đưa ra các đề xuất giải pháp các giải pháp như: tạo lập nguồn vốn phù hợp; tăng mức bình quân cho vay; đảm bảo hoàn trả vốn đầy đủ, đúng hạn tránh phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn; hoàn thiện cơ chế cho vay để nâng cao chất lượng tại VBSP huyện Triệu Phong về sau.

- Tác giả Lê Hương Trà (2018) với luận văn “Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh”

Tác giả đã đưa ra các lý thuyết về tín dụng chính sách, nghiên cứu mô hình tổ chức, cơ chế quản lý, chính sách để sử dụng nguồn vốn tín dụng tại VBSP, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tín dụng tại VBSP. Tác giả sử dụng bảng hỏi khảo sát tới các khách hàng tham gia vay vốn tại VBSP tỉnh Hà Tĩnh kết hợp phỏng vấn chuyên gia là các Giám đốc, Phó Giám đốc tại các phòng giao dịch thuộc VBSP tỉnh Hà Tĩnh để phân tích thực trạng về quản lý hoạt động tín dụng giai đoạn 2011 - 2016 tại đây. Từ đó, tác giả đã chỉ ra các thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn tại trong quản lý tín dụng và nguyên nhân gây ra làm cơ sở cho đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tín dụng cho giai đoạn 2017 - 2020.

- Tác giả Hoàng Trung Công (2018) với luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định”

Luận văn đã tập trung nghiên cứu về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng nói chung và tại VBSP nói riêng cùng với đó là lý thuyết về biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của VBSP. Tác giả đã thực hiện lấy ý kiến đánh giá của các lãnh đạo, cán bộ chủ chốt những người có kinh nghiệm và hiểu biết về quản trị rủi ro tại VBSP tỉnh Nam Định để phân tích, đánh giá thực trạng tại Chi nhánh. Tác giả đánh giá hoạt động quản trị rủi ro dựa trên phân tích các báo cáo đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của VBSP tỉnh Nam Định, kinh nghiệm quán lý rủi ro của Ngân hàng Grameen tại Băng-la-đét, kinh nghiệm cho vay chính sách của Tổ chức Tài chính dân sinh quốc gia Nhật Bản để đưa ra giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Tác giả đề xuất

thành lập hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả, cải tiến quy trình tín dụng, gắn trách nhiệm giữa VBSP với các tổ chức liên quan.

2.1.2 Khoảng trống nghiên cứu

Tổng kết kết quả nghiên cứu từ các tác giả trong và ngoài nuớc về KSNB trong NHTM, có thể nhận thấy các tác giả đều nhất trí vai trò của KSNB trong ngân hàng nói chung và KSNB nghi ệp vụ tín dụng trong NHTM nói riêng đều có hiệu quả trong ngăn ngừa sai sót và gian lận trong hệ thống, có vai trò nhất định trong việc quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng. Bằng các phuơng pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định luợng, các tác giả phân tích các nhân tố ảnh huởng đến KSNB nghiệp vụ tín dụng qua 05 thành phần của KSNB theo COSO 2013, những điểm đã đạt đuợc và những hạn chế còn tồn tại để đua ra giải pháp hoàn thiện.

Những nghiên cứu về tín dụng của VBSP đều nêu lên vai trò đặc biệt của tín dụng chính sách trong nền kinh tế xã hội để phát triển tài chính toàn diện. Các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa lại quy trình quản lý, thực trạng và các nhân tố ảnh huởng đến nghiệp vụ tín dụng tại VBSP, qua đó đánh giá hiệu quả, chất luợng tín dụng tại đơn vị làm việc. Từ đó, các tác giả đua ra các giải pháp hoàn thiện để cải thiện chất luợng tín dụng.

Thông qua tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng để quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo chất luợng tín dụng chính sách xã hội đạt hiệu quả cần một KSNB hữu hiệu đặc biệt là KSNB nghiệp vụ tín dụng, nhung hiện nay chua có một nghiên cứu độc lập nào về KSNB nghiệp vụ tín dụng tại VBSP. Đây có thể coi là khoảng trống nghiên cứu, là cơ sở tác giả đi vào tìm hiểu thêm về đề tài

“Hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội”. Luận văn này tiếp tục nghiên cứu, phân tích để đua ra các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB đối với hoạt động tín dụng trên cơ sở tham khảo cơ sở lý luận của chuẩn mực KSNB theo COSO 2013 và kinh nghiệm kế thừa từ những nghiên cứu truớc.

2.2 Phân tích bối cảnh thực tế và câu hỏi nghiên cứu

2.2.1 Bối cảnh thực tế về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội 2.2.1.1. Tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội

Tín dụng chính sách là tín dụng ưu đãi, sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động, cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay theo một chính sách ưu đãi nhất định, để người nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng và hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế.

Đối tượng phục vụ của tín dụng chính sách tại VBSP là: hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn đề giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực II và III.

2.2.1.2. Hình thức cho vay

Hiện nay, VBSP thực hiện cho vay qua hình thức cho vay ủy thác và cho vay trực tiếp, trong đó chủ yếu là nghiệp vụ cho vay ủy thác. VBSP và các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã ký kết văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận về tổ chức thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (ký kết theo các cấp từ trung ương đến xã). UBND xã ra quyết định thành lập Tổ TK&VV theo địa bàn thôn xóm, giao cho một tổ chức chính trị - xã hội quản lý, ban quản lý tổ gồm: tổ trưởng, tổ phó, thư ký. VBSP cho vay ủy thác qua các cấp hội và Tổ TK&VV.

Sơ đồ 2.1 Quy trình vay ủy thác tại Ngân hàng Chính sách xã hội

- Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, đối tượng tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV. Viết giấy đề nghị vay vốn gửi cho Tổ TK&VV;

- Bước 2: Tổ TK&VV cùng Hội đoàn thể tổ chức họp tổ để bình xét công khai những hộ đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của các tổ viên gửi Ban xóa đói giảm nghèo và trình UBND cấp xã

Một phần của tài liệu (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w