Phuơng pháp phân tích tài chính là cách thức hay kỹ thuật dùng để xử lý các thông tin tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay có rất nhiều phuơng pháp đuợc các nhà phân tích tài chính sử dụng. Sau đây là một vài phuơng pháp chủ yếu đuợc sử dụng phổ biến nhất:
1.2.3.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong phân tích tài chính, được dùng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Trong phân tích tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng cách so sánh ngang (còn gọi là phân tích ngang) và so sánh dọc (còn gọi là phân tích dọc). So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính; so sánh dọc là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận.
Để tiến hành so sánh được, cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau:
- Thứ nhất, trong quá trình so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế.
+ Các chỉ tiêu phải có cùng phương pháp tính toán.
+ Các chỉ tiêu phải được tính theo cùng một đơn vị đo lường.
+ Các chỉ tiêu phải được thu thập ở cùng một phạm vi thời gian và cùng một qui mô không gian.
- Thứ hai, phải chọn được tiêu chuẩn so sánh. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, gọi là gốc so sánh. Gốc so sánh thường được xác định theo thời gian và không gian. Tuỳ vào mỗi mục đích phân tích khác nhau, người phân tích sẽ chọn các gốc so sánh phù hợp.
+ Để đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu: gốc so sánh được chọn là số liệu kỳ trước hoặc cùng kỳ này năm trước.
+ Để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức: gốc so sánh được chọn là số liệu kế hoạch, số liệu dự toán, số liệu định mức.
gốc so sánh được chọn là số liệu của các đơn vị có điều kiện tương đương hoặc số liệu trung bình ngành...
Các dạng phương pháp so sánh được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối
- So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.
- So sánh bằng số tương đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hướng biến động, quy luật biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:
- Số tương đối động thái: Dùng để phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ biến động của chỉ tiêu và thường dùng dưới dạng số tương đối định gốc [cố định kỳ gốc: yi/y0 (i = 1, n)] và số tương đối liên hoàn [thay đổi kỳ gốc: y (i + 1)/yi (i = 1, n)].
- Số tương đối điều chỉnh: Số tương đối điều chỉnh phản ánh mức độ, xu hướng biến động của mỗi chỉ tiêu khi điều chỉnh một số nhân tố nhất định trong từng chỉ tiêu phân tích về cùng một thời kỳ nhằm đưa phạm vi so sánh hẹp hơn, giảm được sự khập khiễng của phương pháp so sánh. Ví dụ: khi đánh giá sự biến động của doanh thu bán hàng điều chỉnh theo số lượng tiêu thụ thực tế, đánh giá xu hướng biến động của giá trị sản lượng tính theo giá cố định của 1 năm nào đó ...
1.2.3.2. Phương pháp tỷ số
Phương pháp tỷ số là phương pháp phản ánh kết cấu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và sự biến đổi của lượng tài chính thông qua hàng loạt tỷ
số theo chuỗi thời gian liên tục và theo từng giai đoạn. Các tỷ số được chia thành bốn nhóm chính:
- Tỷ số về khả năng thanh toán: đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dịng nợ, vay của doanh nghiệp.
- Tỷ số về khả năng hoạt động: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên nguồn lực của doanh nghiệp.
- Tỷ số về khả năng sinh lãi: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất - kinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.
Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà các nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Ví dụ, các chủ nợ đặc biệt quan tâm tới khả năng thanh toán của người vay, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm tới khả năng hoạt động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Đồng thời, họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khả năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng, tỷ số về cơ cấu vốn làm thay đổi đáng kể lợi ích của các nhà đầu tư. Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ số và trong từng trường hợp các tỷ số được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất và quy mô của hoạt động phân tích.
1.2.3.3. Phương pháp phân tích theo nhân tố
Phân tích nhân tố là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu, xem xét các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng thông qua việc xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phân tích thực chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
sử dụng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu. Có nhiều phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố, sử dụng phương pháp nào tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng. Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu còn gọi là phương pháp loại trừ bởi vì để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.
Đặc điểm của phương pháp này là luôn đặt đối tượng phân tích vào các giả định khác nhau. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng mà sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch hay phương pháp cân đối
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Đặc điểm và điều kiện áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn như sau:
+Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu;
+ Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng tích số hoặc thương số;
+ Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo thứ tự nhân tố số lượng được xác định trước rồi mới đến nhân tố chất lượng; trường hợp có nhiều
nhân tố số lượng hoặc nhiều nhân tố chất lượng thì xác định nhân tố nguyên nhân trước, nhân tố kết quả sau;
+ Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu một cách lần lượt. Cần lưu ý là có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và nhân tố nào đã thay thế thì được giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng, nhân tố nào chưa thay thế vẫn giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc;
+ Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố và so với số biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc để kiểm tra quá trình tính toán.
Phương pháp số chênh lệch: là phương pháp cũng được dùng để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Điều kiện, nội dung và trình tự vận dụng của phương pháp số chênh lệch cũng giống như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó (thực chất là thay thế liên hoàn rút gọn áp dụng trong trường hợp chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ tích số với các nhân tố ảnh hưởng).
Phương pháp cân đối: Phương pháp cân đối là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu nếu chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu. Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp cân đối người ta xác định chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy. Tuy nhiên cần để ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu (thực chất là hình thức rút gọn của
phương pháp thay thế liên hoàn khi các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích có quan hệ dạng tổng, hiệu).
1.2.3.4. Phương pháp phân tích tài chính Dupont
Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính: tỷ suất hoạt động và tỷ suất doanh lợi tiêu thụ để xác định khả năng sinh lời của vốn đầu tư.
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng, doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. Công thức xác định như sau:
Lợi nhuận sau thuế ROE = —L_______ \ _________
Vốn chủ sở hữu
ROE phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, tăng mức doanh lợi của vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn có chỉ tiêu doanh lợi tài sản (ROA)
Lợi nhuận trước thuế và lãi Lợi nhuận sau thuế ROA =_____I______' ’____________= ______I"_________________
Tài sản Tài sản
Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản.
Khi sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont nhằm đánh giá tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, nhà phân tích có thể thực hiện việc tách tỷ số ROE:
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế x Tài sản
Tài sản Tổng nguồn vốn 1
EM = T ...—= T —= ■ ɪ i. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu 1- Tỷ suất nợ ROE phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu - mức tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Còn ROA phản ánh mức sinh lời của toàn bộ danh mục tài sản của doanh nghiệp - khả năng quản lý tài sản của các nhà quản lý. EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp. Nếu EM tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài.
Tách ROA:
Lợi nhuận sau thuế ROA = _______I_____z_z_________
Tài sản
= Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu =
~ ________________ \ PM x AU Doanh thu____________Tài sản
PM: Doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp.
AU: hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Khi PM tăng thể hiện doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệu quả.
Nhu vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) có thể đuợc biến đổi như sau: ROE = PM x AU x EM
Có thể tóm tắt các yếu tố cơ bản tác động đến ROE của một doanh nghiệp đó là khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí, quản lý tài sản và đòn bẩy tài chính.