Nâng cao trình độ chuyên môn CBNV phân tích tài chính

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHÀN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN MIỀN TRUNG (Trang 116 - 119)

Nhu đã đề cập, nhân tố con nguời là nhân tố chủ quan ảnh huởng lớn đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Nếu công tác này đuợc đảm trách bởi bộ phận nhân sự kém thì không thể đem đến thành công đuợc. Hiện nay, tại Công ty, việc phân tích báo cáo tài chính lại chỉ tập trung vào một nguời, đó là kế toán truởng nên việc triển khai công tác phân tích gặp không ít khó khăn

Để phát triển, Công ty cần có trong tay kết quả phân tích hiện trạng nguồn nhân lực và có chiến luợc phát triển nguồn nhân lực lâu dài và bền vững.

Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực:

Mục đích của việc phân tích hiện trạng nguồn nhân lực để xác định đuợc điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của Công ty. Nhà

quản trị Công ty có thể dựa trên các cơ sở sau: Số luợng; Cơ cấu; Trình độ chuyên môn; Kinh nghiệm làm việc.. Việc phân tích đúng thực trạng nguồn nhân lực sẽ tạo ra sự sắp xếp, bố trí phù hợp với công việc, đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi duỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực sẵn có để có thể đáp ứng yêu cầu ngày nâng cao.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Ồn định và duy trì nguồn nhân lực hiện có của Công ty

Hoàn thiện các quy chế, chính sách hiện đang áp dụng tại Công ty.

Đảm bảo công bằng và hợp lý trong chi trả luơng cho nguời lao động, tạo tính cạnh tranh trong việc thu hút nguồn lực bên ngoài và giữ chân nguồn lực bên trong

Cải thiện môi truờng làm việc.

Tiến hành đánh giá năng lực của từng nhân viên theo định kỳ ngoài trình độ chuyên môn còn phải trao dồi thêm về trình độ ngoại ngữ, nhằm xem xét khả năng của từng nguời để lên kế hoạch đào tạo hoặc tái đào tạo với mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc của nhân viên.

Sắp xếp và ổn định lại nhân sự, đảm bảo bố trí nhân sự đúng nguời, đúng việc.

Cải tiến phuơng thức làm việc, giảm thiểu các công đoạn không làm giá trị tăng thêm, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao trong môi truờng làm việc.

Phát triển nguồn nhân lực

Mục tiêu thành công của doanh nghiệp chỉ đuợc hoàn thiện khi nguồn nhân lực của tổ chức không ngừng đuợc phát triển.

Thực hiện các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thuởng hợp lý để tạo điều kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với công ty.

Tạo ra môi truờng làm việc năng động, thân thiện.

Không ngừng nâng cao cơ cấu tổ chức, tạo tính năng động trong sự phát triển hướng tới sự hứng khởi trong công việc cho nhân viên. Tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong từng vị trí công việc để mọi nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.

Tổ chức các chuyến tham quan du lịch, các phong trào thể dục thể thao theo định kỳ tạo điều kiện cho tất cả nhân viên có cơ hội giao lưu học hỏi, cũng như vui chơi giả trí để tái tạo lại sức lao động.

Chính sách thu hút nguồn nhân lực

Các chính sách nhân sự hợp lý, năng động để có thể thu hút được nhiều nhân tài từ các nơi khác về phục vụ cho công ty.

Có các gói chính sách đãi ngộ phúc lợi, tiền lương hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn nhân lực từ bên ngoài về làm việc.

Sàng lọc kỹ nguồn lao động đầu vào để đảm bảo tuyển dụng được những nhân viên thật sự có khả năng, tâm huyết với công việc, nhiệt tình và sáng tạo, có hướng gắn bó lâu dài với nghề nhân sự.

Chính vì vậy, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách và chuyên viên phân tích tài chính là yêu cầu cần thiết đối với Công ty. Những tiêu chuẩn đối với một người làm công tác phân tích là:

- Am hiểu chuyên môn về tài chính, kế toán. - Được đào tạo về kỹ thuật phân tích.

- Có kiến thức đặc điểm kinh doanh và về môi trường kinh doanh của ngành cũng như kiến thức về pháp luật, về tình hình kinh tế trong và ngoài nước.

Đây là yêu cầu được đặt ra trong công tác tuyển dụng nhân sự cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty có thể mời một số chuyên gia phân tích ở các công ty tư vấn đào tạo về chuyên môn và kinh

nghiệm phân tích. Hàng năm, Công ty cần phải tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết phục vụ cho việc phân tích.

Để phân tích báo cáo tài chính đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc xây dựng quy chế, đào tạo đội ngũ làm công tác phân tích, Công ty cũng cần chú ý tổ chức tốt công tác phân tích. Thành lập Ban Phân tích gồm các chuyên viên phân tích, Quy định cụ thể chức năng, quyền và trách nhiệm của Ban cũng như của từng thành viên trong Ban. Ban phân tích này nên trực thuộc Ban Giám đốc và có cơ cấu như sau:

+ Trưởng Ban phân tích: Là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về toàn. bộ công tác phân tích tài chính trong Công ty.

+ Các thành viên khác của Ban phân tích có thể lấy từ đội ngũ nhân viên kế toán hiện nay, nhưng phải được tập huấ, đào tạo về công tác phân tích BCTC. Về thực chất, có thể xây dựng ban phân tích theo hướng chuyên môn hóa hoàn toàn, nghĩa là bố trí nhân sự độc lập, chỉ làm công tác phân tích, không kiêm nhiệm. Tuy nhiên, trong điều kiện hoạt động SXKD của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung ở quy mô vừa phải, thiết nghĩ, sắp xếp nhân sự như trên là hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở tổ chức nhân sự như trên, Trưởng ban phân tích có trách nhiệm triển khai công tác phân tích, tổng hợp kết quả phân tích từ các thành viên trong Ban và viết báo cáo phân tích. Ban lãnh đạo sẽ là người sử dụng thông tin đầu tiên để đưa ra những quyết định quản lý tài chính và những thông tin nào được phép công bố rộng rãi ra bên ngoài, thông tin nào chỉ cung cấp cho ban lãnh đạo công ty.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHÀN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN MIỀN TRUNG (Trang 116 - 119)