NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHÀN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN MIỀN TRUNG (Trang 45)

TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.3.1. Nhân tố chủ quan

Nhân tố thứ nhất ảnh hưởng tới việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính là nhân tố con người.

Trước hết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thực hiện phân tích doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của công tác phân tích tài chính. Cán bộ phân tích được đào tạo đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ thì phương pháp, nội dung phân tích sẽ đầy đủ, khoa học, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Sau đó, lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải quan tâm, đánh giá được tầm quan trọng của công tác tài chính, từ đó mới có sự đầu tư thoả đáng cũng như sự vận dụng triệt để kết quả của phân tích tài chính trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Việc hoàn thiện công tác tài chính cũng chịu ảnh hưởng bởi tâm lý người sử dụng thông tin. Đó không chỉ là đội ngũ lãnh đạo mà còn có các nhà đầu tư, các nhà cho vay... Khi các đối tượng này đặc biệt quan tâm tới công tác phân tích tài chính cũng kích thích sự phát triển hoàn thiện của công tác này.

Nhân tố ảnh hưởng thứ hai chính là kỹ thuật, công nghệ. Nếu ứng dụng tốt kỹ thuật, công nghệ vào quá trình phân tích tài chính sẽ đem lại kết quả chính xác, khoa học, tiết kiệm được thời gian, công sức ( ví dụ ứng dụng các phần mềm phân tích tài chính, tra cứu thông tin qua internet, liên kết thông tin giữa các phòng ban thông qua h ệ thống mạng.). Việc ứng dụng này không những đảm bảo tính chính xác, khoa học, tiết kiệm mà còn đảm bảo tính toàn diện, phong phú, phù hợp với xu hướng phát triển của công tác phân tích tài chính.

Nhân tố thứ ba là công tác kế toán, kiểm toán, thống kê. Công tác kế toán, thống kê mang lại những số liệu, thông tin thiết yếu nhất phục vụ cho quá trình phân tích tài chính (các báo cáo tài chính, chính sách kế toán, các số liệu liên quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh...). Bên cạnh đó, công tác kiểm toán sẽ đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên để việc phân tích tài chính trở nên chính xác, khách quan, tránh định huớng sai lệch cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, sự hoàn thiện của công tác kế toán, kiểm toán thống kê cũng là nhân tố ảnh huởng không nhỏ tới công tác phân tích tài chính.

1.3.2. Nhân tố khách quan

Nhân tố thứ nhất trong các nhân tố khách quan chính là hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nuớc liên quan tới tài chính doanh nghiệp. Đó là các chính sách về thuế, về kế toán, thống kê. ảnh huởng tới hoạt động kinh doanh cũng nhu hoạt động tài chính doanh nghiệp. Với tu cách là đối tuợng chịu sự quản lý của nhà nuớc, trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng, các doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ tuân thủ chính sách, pháp luật. Các chính sách này đuợc các nhà phân tích tài chính vận dụng trong quá trình phân tích để đảm bảo tính phù hợp, tính sát thực của công tác phân tích với pháp luật của nhà nuớc. Ngoài ra, các chính sách đó còn có tính định huớng và là động lực cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.

Nhân tố khách quan thứ hai là hệ thống thông tin của nền kinh tế và của ngành. Công tác phân tích tài chính chỉ thực sự có hiệu quả khi có hệ thống chỉ tiêu trung bình chuẩn của toàn ngành, trên cơ sở đó các doanh nghiệp có thể đánh giá, xem xét tình trạng tài chính để nhận thức vị trí của mình nhằm đua ra những chính sách đúng đắn, phù hợp, cũng nhu có huớng phấn đấu, khắc phục. Hay nói cách khác, đây có thể đuợc xem nhu số liệu tham chiếu

của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào tính trung thực của các thông tin. Nếu thông tin do các doanh nghiệp trong ngành mang lại không chính xác có thể còn có tác dụng nguợc lại. Vì vậy, trách nhiệm của cơ quan thống kê cũng nhu các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin cũng ảnh huởng không nhỏ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm khái niệm về hoạt động tài chính, vai trò của phân tích tài chính trong doanh nghiệp, bên cạnh đó luận văn đi sâu phân tích lý thuyết nền tảng về công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp thể hiện qua: quy trình phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích.

Nội dung phân tích tài chính được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau, trong nội dung của chương 1, tác giả trình bày một số nội dung liên quan đến phân tích báo cáo tài chính dựa trên môi quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, đó là: Phân tích khái quát tình hình tài chính, Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn; Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, Phân tích hiệu quả kinh doanh, Phân tích rủi ro tài chính, Phân tích dự báo tài chính, Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc thù của các công ty cổ phần.

Ngoài ra trong chương này còn đề cập đến nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan ảnh hưởng tới việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Đây chính là các cơ sở nền tảng vững chắc để tác giả đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung tại chương 2

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN MIỀN TRUNG

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN MIỀN TRUNG

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Điệnmiền Trung miền Trung

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung được thành lập trên cơ sở Hợp đồng liên doanh giữa Tổng Công ty Sông Đà, Công ty Điện lực 3 (nay là Tổng Công ty Điện lực Miền Trung) và Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Minh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nay là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) số 3703000052 ngày 03/04/2003 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Khánh Hòa, trụ sở chính tại số 10 Lam Sơn, Phường Phước Hòa, TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa. Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã 06 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 20/08/2018 với mã số doanh nghiệp là 4200519791. Vốn điều lệ: 319.999.690.000 đồng Vốn góp thực tế đến ngày 31/12/2019: 319.999.690.000 đồng.

Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan.Công ty được chấp thuận niêm yết cổ phiếu phổ thông tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội theo Giấy phép niêm yết số 08/QĐ-TTGDHN ngày 07/01/2009 của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (Nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) với mã chứng khoán SEB. Ngày chính thức giao dịch của cổ phiếu là 14/01/2009.

- Sản xuất và kinh doanh điện

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, công trình điện.

- Kinh doanh bất động sản.

- Nhà nghỉ có kinh doanh du lịch và Văn phòng cho thuê.

- Lắp đặt các cấu kiện bê tông, kết cấu thép và các thiết bị điện nước. - Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng, thiết bị xây dựng.

- Khai thác, chế biến và mua bán khoáng sản.

- Hướng dẫn và đào tạo đội ngũ vận hành Nhà máy thủy điện.

Bên cạnh việc quản lý công việc tại trụ sở chính, Công ty còn điều hành Công ty Cổ phần Thủy điện Trà Xom - Công ty con hiện đang quản lý vận hành Nhà máy thủy điện Trà Xom, công suất lắp máy 20MW, sản lượng điện hàng năm 85,64 triệu kwh, trụ sở tại Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Điện miền

Trung

Với kinh nghiệm gần 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung đã không ngừng nỗ lực, xây dựng đội ngũ nhân sự và kiện toàn bộ máy lãnh đạo. Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện theo sơ đồ dưới đây và mỗi bộ phận đều đảm nhiệm trọng trách quan trọng, cụ thể:

Sơ đồ 2. 1. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Điện miền Trung

(Nguồn: website http://www.mientrungpid.com.vn/)

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương, chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra Ban quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản lý Công ty giữa hai kỳ đại hội, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định, định hướng các chính sách tồn tại và phát triển thông qua việc hoạch định các chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp cho các cổ đông.

Ban điều hành: Ban giám đốc là bộ máy tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động hàng ngày của Công ty, bao gồm Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là nguời chịu trách nhiệm truớc Hội đồng quản trị về mọi hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Các phó Tổng giám đốc là những nguời giúp việc cho Tổng giám đốc trong quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm truớc Tổng giám đốc về các hoạt động đối với các lĩnh vực đuợc phân công, phân nhiệm.

Giúp ban điều hành quản lý các chức năng khác là các phòng ban chức năng gồm: phòng Tổng hợp, phòng kinh tế kế hoạch, phòng Tài chính - kế toán, Trung tâm tu vấn thiết kế, các phòng ban chức năng,...

Bên cạnh đó Ban lãnh đạo còn điều hành các Nhà máy thủy điện và Công ty con vận hành theo đúng quy chuẩn và định huớng của Công ty CP Đầu tu và Phát triển Điện miền Trung.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNGTY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN MIỀN TRUNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN MIỀN TRUNG

2.2.1. Tổ chức công tác phân tích tài chính được thực hiện tại Công ty cổ

phần đầu tư và phát triển Điện miền Trung

Cơ chế quản lý tài chính

Với loại hình công ty cổ phần niêm yết chứng khoán, cơ chế quản lý tài chính mà Công ty cổ phần đầu tu và Phát triển Điện miền Trung tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nuớc, vừa đảm bảo các quy định đối với một công ty niêm yết và phù hợp với đặc thù của Công ty. Tất cả mọi hoạt động trong Công ty đều phải chịu sự điều chỉnh của cơ chế này, nhất là các hoạt động liên quan đến huy động và sử dụng vốn. Cơ chế này đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó, đặc biệt chú trọng đến các vấn đề liên quan đến việc sử dụng vốn, bảo toàn vốn, kiểm soát chi phí, phân phối lợi nhuận... nhu là:

- Trong các hoạt động sử dụng vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, mua sắm tài sản, Tổng giám đốc có quyền quyết định đối với các hoạt động sử dụng dưới 10% vốn điều lệ; từ 10% đến 50% vốn điều lệ do Hội đồng quản trị quyết định; trên 50% vốn điều lệ do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

- Trong hoạt động huy động vốn, Hội đồng quản trị quyết định các hợp đồng vay vốn có giá trị lớn hơn vốn điều lệ của Công ty, các hợp đồng vay vốn khác có giá trị bằng hoặc thấp hơn vốn điều lệ do Tổng giám đốc quyết định.

- Công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn bằng các biện pháp như: Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước;

- Ban lãnh đạo Công ty phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để giảm chi phí và giá thành dịch vụ nhằm tăng lợi nhuận. Trường hợp làm tăng chi phí phải phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý theo quy định. Các khoản chi tiêu phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ và được hạch toán vào chi phí theo quy định của pháp luật.

- Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần còn lại sẽ được chia cổ tức; trích lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác theo quy định của pháp luật; trích lập quỹ tiền thưởng Ban lãnh đạo Công ty.

- Hội đồng quản trị quyết định kế hoạch tài chính của Công ty và thông qua Đại hội đồng cổ đông hàng năm. Kế hoạch tài chính được xây dựng căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh và sự biến động của giá cả thị trường, tỷ giá ngoại tệ, phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Công ty.

Cuối kỳ kế toán (quý, năm), Công ty phải lập báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Công ty phải gửi các báo cáo tài chính, báo

cáo thống kê theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Công ty phải gửi các báo cáo theo quy định của trung tâm Giao dịch chứng khoán đối với công ty niêm yết. Báo cáo tài chính năm của Công ty phải đuợc kiểm toán bởi một Công ty kiểm toán độc lập.

Công tác kế toán

Công tác hạch toán kế toán tại Công ty đuợc tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Mọi nghiệp vụ phát sinh đều đuợc xử lý tại phòng Tài chính- Kế toán. Đứng đầu bộ máy kế toán tại Công ty là Kế toán truởng, đây là nguời trực tiếp điều hành công tác kế toán, tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, huy động các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về tình hình tài chính của Công ty.

Kế toán tổng hợp là người tổng hợp sổ sách từ các phần hành để tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ, xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán. Ngoài ra, bộ máy kế toán tại Công ty còn chia thành các phần hành: Kế toán thanh toán; Kế toán tiền lương; Kế toán tiêu thụ, công nợ phải thu; Kế toán vật tư, công nợ phải trả; Kế toán thuế, tài sản cố định, thống kê, chứng khoán. Mỗi phần hành được giao cho một kế toán viên phụ trách, các kế toán viên có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến phần hành của mình phụ trách.

Sơ đồ 2. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Đầu tư và phát triển Điện miền Trung

Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. Toàn bộ công

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHÀN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN MIỀN TRUNG (Trang 45)