Cần có các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, tạo môi truờng cạnh tranh công bằng, lành mạnh đối với các doanh nghiệp trong nuớc và doanh nghiệp nuớc ngoài hoạt động tại Việt Nam; đảm bảo vừa tăng cuờng
công tác quản lý, vừa phù hợp thực tế, giảm bớt thủ tục hành chính giúp DN tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chính phủ phải có nhiều biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện cho Công ty, kinh doanh được an toàn và hiệu quả,
Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hệ thống quy phạm pháp luật đầy đủ, chính xác sẽ tạo ra môi trường tốt, lành mạnh, an toàn thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Cải cách hành chính nhà nước vẫn đang là vấn đề cần giải quyết, góp phần lành mạnh hoá nền hành chính quốc gia. Nó sẽ mang lại hiệu quả cho xã hội: vừa tiết kiệm cho ngân sách, vừa tiết kiệm tiền bạc, thời gian công sức cho người dân.
Nhà nước cần phải quy định rõ về nội dung đối với việc lập các báo cáo phân tích tài chính của các doanh nghiệp, cần quy định rõ các báo cáo cần phải được công bố, những chỉ tiêu mang tính bắt buộc phải có thời gian bảo cáo định kỳ và ban hành các chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị liên quan trong việc công bố thông tin.
Nhà nước cần tổ chức công tác kiểm toán, vì nó sẽ tạo ra một môi trường tài chính lành mạnh cho các doanh nghiệp, tạo ra một hệ thống thông tin chuẩn xác cung cấp cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp.
Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu chung của ngành, của nền kinh tế để trên cơ sở đó làm căn cứ, chuẩn mực đánh giá chính xác thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong tương quan so sánh với doanh nghiệp cùng ngành, với đà phát triển kinh tế nói chung là rất cần thiết. Đây là một việc lớn đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều bộ ngành, các cơ quan hữu quan và sự thống nhất từ trung ương tới địa phương. Chính phủ và các bộ ngành, tùy thuộc chức năng nhiệm vụ và quyền hạn mà có sự quan tâm, đầu tư thích đáng về vật chất, con người,...vào việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu chung này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Sau khi phân tích và đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Diện miền Trung bao gồm các kết quả đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân chính, tại Chương 3, tác giả đã đưa ra các định hướng và giải pháp hoàn thiện nhằm cải thiện các vấn đề tồn đọng. Đầu tiên, tác giả đề cập đến định hướng trong giai đoạn tới của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung về công tác phân tích tài chính như: xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính phù hợp với điều kiện của nền kinh tế, nhận thức, đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách giàu kiến thức, trình độ chuyên môn,....
Bên cạnh đó, căn cứ vào định hướng của Công ty và các điểm hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tác giả đã đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung như: hoàn thiện phương pháp phân tích tình hình tài chính, nâng cấp tổ chúc phân tích tài chính ( hệ thống tài liệu phục vụ cho phân tích tài chính, quy trình phân tích), chú trọng nội dung phân tích tài chính tại Công ty bao gồm phân tích cơ cấu tài chính, tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán và kết quả kinh doanh, bên cạnh đó tác giả còn đề xuất giải pháp về con người; nâng cao trình độ chuyên môn CBNV và công tác lãnh đạo hiệu quả. Cuối cùng, tác giả đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước nhằm hỗ trợ các Doanh nghiệp nói chung và Công ty CP Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung nói riêng để nâng cấp, hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị truờng nhu ngày nay thì đòi hỏi phải có tiềm lực mạnh mẽ về mặt tài chính. Mặt khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thuờng xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính và không ngừng hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính của đơn vị mình, nhằm làm cho kết quả phân tích ngày càng có tác dụng trong việc cung cấp thông tin và ra quyết định quản lý, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, có thể nói phân tích tình hình tài chính là một công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp có điều kiện cho tình hình tài chính luôn ở trạng thái ổn định và lành mạnh, hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro tài chính để sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tu và Phát triển Điện miền Trung, đề tài: iiHoan thiện phân tích tài chính Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung'’” đã hoàn thành. Qua quá trình tìm hiểu và hoàn thành bài luận văn tác giả rút ra những kết luận sau:
Thứ nhất, luận văn đã góp phần đánh giá đúng thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tu và Phát triển Điện miền Trung hiện nay.
Thứ hai, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thiện phân tích tình hình tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, cụ thể:
Hoàn thiện phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung. Hoàn thiện tổ chức phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung.
Tác giả hy vọng nội dung, phương pháp và tổ chức phân tích tình hình tài chính đã đưa ra hoàn thiện trong bài luận văn sẽ giúp Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung có điều kiện thực hiện tốt hơn công tác phân tích tình hình tài chính nhằm giúp cho các đối tượng quan tâm thấy được bức tranh toàn cảnh về tài chính của Công ty, từ đó giúp họ đưa ra những quyết định phù hợp.
Với hạn chế về không gian, thời gian và năng lực của bản thân, đề tài
iiHoan thiện phân tích tài chính Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Điện miền Trung"” vẫn còn nhiều hạn chế, tác giả mong nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Công (2010), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh lý thuyết và thực hành,
Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
3. PGS. TS.Luu Thị Huơng, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê
4. PGS. TS Vũ Duy Hào (Chủ biên), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê
5. ThS. Đinh Thế Hiển, Quản trị tài chính - đầu tu (Lý thuyết và ứng dụng), Nxb Lao động - Xã hội
6. Bộ tài chính (2006), Quyết định 15/2006/QĐ-BTC- về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp ngày 20 tháng 03 năm 2016, Hà Nội
7. Website của tạp chí tài chính http://www.tapchitaichinh.vn/
8. Website tài nguyên giáo dục mở Việt nam http://old.voer.edu.vn/
9. Website Kiến thức kinh tế http://www. kienthuckinhte.com/
10.Website Công ty Cổ phần Đầu tu và Phát triển Điện miền Trung
http://www.mientrungpid.com.vn/
11.Website https://finance.vietstock.vn/
12.Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2017-2019, Công ty Cổ phần Đầu tu và Phát triển Điện miền Trung
13.Báo cáo thuờng niên năm 2017-2019, Công ty Cổ phần Đầu tu và Phát triển Điện miền Trung
14.Nguyễn Thành Luân, 2017. Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cao su Kon Tum, luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Truờng Đại học Đà Nang
15.Vũ Thị Hoa, 2019. Nâng cao hoạt động phân tích tài chính tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung, luận văn thạc sĩ kế toán Trường Đại học Lao động- xã hội
16.Bùi Văn Hoàng, 2016. Phân tích tài chính Công ty cổ phần Vinaconex 25,
luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân
17.Trần Thị Hoa, 2017. Phân tích báo cáo tài chính nhằm tăng cường quản lý tài chính tại bưu điện tỉnh Nghệ An, luận án Tiến sĩ trường Học viện Tài chính
18.Nguyễn Tiến Dũng, 2018. Nâng cao hoạt động phân tích tài chính tại Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây- luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng, Học viện khoa học xã hội