ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂNTÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠ

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐẠI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 78)

CHÍNH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐẠI VIÊT 2.3.1. Ket quả đ ã đ ạt được:

Đứng trước những cơ hội và thách thức mà nền kinh tế thị trường vốn có như sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty trong cùng ngành và bên cạnh sự phát triển như vũ bão của Khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ, trong năm 2012 Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Nhìn chung, Công ty đã tiến hành đánh giá tình hình tài chính một cách thường xuyên theo năm tài chính, công tác đánh giá tài chính đã được quan tâm ở một mức độ nhất định. Từ việc đánh giá tình hình tài chính của công ty cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, do vậy xếp loại được công ty từ đó có những giải pháp điều chỉnh kịp thời nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính công ty.

a.Ưu điểm:

Công ty đã nhận thức được vai trò của phân tích tài chính phục vụ cho các quyết định quản trị kinh doanh trong các khâu huy động vốn và sử dụng vốn, cũng như trong việc phân phối kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty tiến hành phân tích một số nội dung thuộc tình hình tài chính để phục vụ cho hoạt động SXKD như: Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty, phân tích kết quả kinh doanh, phân tích rủi ro tài chính, phân tích khả năng thanh toán, khả năng sinh lời.

Các báo cáo tài chính được lập theo mẫu của Bộ tài chính quy định nên công việc phân tích được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, công ty đã đi sâu phân

tích chi tiết một số chỉ tiêu theo khoản mục, thấy được sự biến động của các chỉ tiêu và nguyên nhân gây ra sự biến động đó, tổng hợp kết quả, đưa ra biện pháp nhằm khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tóm lại, việc phân tích như vậy đã phần nào khái quát được thực trạng tài chính của công ty giúp các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính công ty cũng có quyết định cho mình.

b. Kết quả đã đạt được:

Trong năm 2012, qua phân tích số liệu ở trên Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể như:

Tình hình tài chính chung của công ty tương đối tốt, các chỉ tiêu tài chính so với năm 2011 đều tăng trưởng và hoàn thành so với kế hoạch năm 2012: lợi nhuận đạt 6.976 triệu đồng, doanh thu 356.819 triệu đồng..., các chỉ tiêu phản ánh tình hình luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn rất khả quan và hứa hẹn những năm tiếp theo sẽ đạt được những kết quả vượt bậc hơn nữa. Công ty đảm bảo thanh toán các khoản nợ vay đến hạn, chi trả cổ tức cho cổ đông mà còn dùng để tái đầu tư sản xuất.

Trong thời điểm giá cả có nhiều biến động, công ty vẫn đảm bảo nguyên vật liệu cũng như hàng hóa cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Qua nhiều năm thực hiện, công ty đã tạo lập cho mình một số đối tác truyền thống, đáng tin cậy chuyên cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Bên cạnh đó, Công ty đã chủ động tìm kiếm các nhà cung cấp mới trong và ngoài nước nhằm tạo sự chủ động về nguồn nguyên vật liệu, thiết bị thi công. Nhờ công tác tìm kiếm nguồn nguyên liệu tốt, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động mà chất lượng công trình, sản phẩm sản xuất của Công ty không ngừng tăng lên, đảm bảo thời gian, tiến độ thi công cũng như sản xuất giao hàng cho đối tác đúng hạn theo hợp đồng.

60

Ngoài ra, Lãnh đạo công ty cũng rất tích cực tìm hiểu kế hoạch của các Bộ ngành và các nhà đầu tu trong và ngoài nuớc để liên doanh, liên kết, hợp tác với các đối tác nhằm mục đích đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với xu thế hội nhập và tận dụng tối đa lợi thế ngành và vùng miền.

Công ty đã lựa chọn đầu tu những dự án có giá trị lớn, dự báo sẽ mang lại khoản thu lớn trong tuơng lai. Việc đạt đuợc các hợp đồng xây dựng đuờng dây điện, các trạm biến thế,các đơn đặt hàng sản xuất các loại cáp điện cũng chứng tỏ uy tín, vị thế của công ty trong ngành.

Thực hiện tốt công tác tín dụng vay và trả nợ đúng thời hạn đối với các tổ chức tín dụng, đảm bảo huy động đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tu của Công ty. Hạn chế vay vốn Ngân hàng trong giai đoạn lãi suất cao. Công ty không có khoản vay vốn nào quá hạn thanh toán.

Công ty đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn kinh doanh nhu đã trích lập quỹ dự phòng tài chính, dự phòng các khoản phải thu khó đòi.

Năm 2012, quy mô nguồn vốn và tài sản của công ty tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2010 vốn kinh doanh là 259.742 triệu đồng thì năm 2012.đã tăng lên 457.049 triệu đồng. Đây là sự phấn đấu về mọi mặt, mọi lĩnh vực của toàn công ty để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Và cũng là kết quả thể hiện sự thành công trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của các nhà làm công tác quản trị tại doanh nghiệp.

Công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn của công ty đuợc thực hiện có hiệu quả làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, tăng uy tín của công ty trên thị truờng, tăng sự tin cậy của khách hàng, của các nhà đầu tu và của các đối tác liên doanh. Đây là uu thế của công ty rất cần thiết trong giai đoạn thị truờng cạnh tranh mạnh mẽ nhu hiện nay.

2.3.2. Những hạn chế

2.3.2.1. về tổ chức phân tích

Qua nghiên cứu về tình hình tài chính của Công ty tác giả nhận thấy Công ty có tiến hành phân tích tình hình tài chính nhung vẫn chưa có nhân sự chuyên trách, do đó thiếu tính chuyên nghiệp và khoa học. Công ty có thực hiện các công việc như lập kế hoạch phân tích, thu thập tài liệu, tiến hành phân tích. Tuy nhiên, các công việc này của quá trình tổ chức phân tích không được chuẩn bị bài bản.

Ở giai đoạn “Chuẩn bị phân tích”: để thực hiện bước này, người phân tích phải lập kế hoạch phân tích nhằm xác định phạm vi phân tích, nội dung phân tích, ối tượng phân tích, thời gian phân tích. Tuy nhiên tại Công ty thì khâu lập kế hoạch vẫn còn hạn chế, đôi khi thực hiện phân tích mà không cần có kế hoạch phân tích, theo kiểu “ngẫu hứng” hoặc chủ yếu căn cứ vào cách làm của những năm trước đó.

Trong giai đoạn “Tiến hành phân tích”: Do việc lập kế hoạch phân tích không được tiến hành nên công việc phân tích vẫn còn đơn giản. Việc phân tích do một kế toán kiêm nhiệm, tính toán ra các chỉ tiêu cần thiết căn cứ vào số liệu trên báo cáo tài chính, từ đó đưa ra những nhận định cơ bản.

Giai đoạn “Kết thúc phân tích”: Đây là giai đoạn cuối cùng của công tác phân tích. Tại Công ty Đại Việt, công việc phân tích mới chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu, có lập báo cáo tình hình tài chính nhưng được trình bày dưới dạng liệt kê chứ chưa thiết kế theo kiểu bảng báo cáo phân tích phù hợp. Vì vậy, mức độ ảnh hưởng của thông tin phân tích tình hình tài chính của Công ty đến quyết định của ban giám đốc mang tính tham.

Từ những đánh giá trên có thể thấy rằng công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty Đại Việt chưa được quan tâm đúng mức, chưa có bộ phận phân tích tình hình tài chính riêng biệt. Do đó, hiệu quả của việc phân

60

tích và cung cấp thông tin chưa cao, chưa khai thác hết tính hữu ích và tầm quan trọng của công cụ phân tích tình hình tài chính trong quản trị Công ty và cung cấp thông tin cho người sử dụng ngoài Công ty.

2.3.2.2. về nội dung phân tích

Công ty Đại Việt mới chỉ tính toán một số chỉ tiêu phân tích như cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền, hệ số khả năng thanhtoán hiện hành, sức sinh lợi của tổng tài sản, sức sinh lợi của doanh thu, sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn khả dụng.

Nhìn chung, hệ thống chỉ tiêu phân tích của Công ty còn đơn giản, chưa toàn diện, không thể hiện được toàn cảnh tình hình tài chính. Quá trình phân tích chỉ dừng lại ở việc so sánh các chỉ tiêu ở cuối kỳ và đầu kỳ, đưa ra những nhận xét về mức độ biến động của chỉ tiêu. Điều này mới chỉ phản ánh biểu hiện bề ngoài và có tính qui mô, chưa xem xét các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân của sự biến động đó. Do đó, chỉ đưa ra những nhận xét đơn giản chứ chưa có khả năng đề ra các giải pháp phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nguyên nhân tiêu cực.

2.3.2.3. về phương pháp phân tích

Công ty Đại Việt chủ yếu và thường xuyên dùng phương pháp so sánh khi phân tích tình hình tài chính. Đây là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng và cũng cho phép đánh giá những khía cạnh cơ bản của tình hình tài chính.

Do phương pháp phân tích chưa đa dạng nên kết quả phân tích chỉ là những thông tin đơn giản, chưa xác định được nguyên nhân và nhân tố tác động đến chỉ tiêu phân tích, cũng như mức độ ảnh hưởng các nhân tố, đâu là nhân tố quan trọng, nhân tố thứ yếu, nhân tố tích cực và nhân tố tiêu cực. Điều này đã gây ảnh hưởng đến công tác ra quyết định và các kế hoạch của nhà quản lý.

2.3.3. Nguyên nhân củ a hạn chế

Vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, mặt tốt cần được phát huy còn mặt hạn chế thì phải tìm nguyên nhân để khắc phục. Chất lượng phân tích tài chính của Công ty cổ phần phát triển Đại Việt cũng là một vấn đề hai mặt. Bên cạnh nhưng mặt đạt được thì còn vấp phải những hạn chế mà không riêng gì công ty gặp phải đó là: phân tích tài chính chỉ mang tính hình thức, chưa có kế hoạch cụ thể, và quy trình thực hiện không theo các bước, tiến hành không có hệ thống, khoa học và logic. Những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới quá trình phân tích là:

a.Nguyên nhân khách quan:

Việc phân tích tài chính các công ty ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Do vậy hầu như chưa có công ty nào thực hiện phân tích một cách chính xác đầy đủ để phục vụ cho công tác quản lý tài chính của mình. Việc phân tích tài chính mới chỉ có tính chất tham khảo, do vậy việc lựa chọn nguồn thông tin, thu thập thông tin sử dụng các kỹ thuật công cụ phân tích còn nhiều hạn chế.

Thị trường tiền tệ, thị trường vốn của Việt Nam còn chưa phát triển hoàn chỉnh nên phân tích tài chính chưa được quan tâm đúng mức. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn nhỏ bé nên kết quả phân tích tài chính chưa thực sự cần thiết đối với các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp do đó việc phân tích tài chính chưa được quan tâm. Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp, quy định, quy chế về tài chính kế toán còn nhiều bất cập, tạo ra khe hở cho các doanh nghiệp không cần phải đưa ra những số liệu về tình hình tài chính mà vẫn có thể trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước, với ngân hàng.

Các hoạt động trong ngành kiểm toán chưa hiệu quả, con số thống kê thu thập được của cơ quan thống kê về tình hình tài chính các công ty chưa

60

được chuẩn xác do đó chưa có về số liệu trung bình ngành hoặc có thì chưa chính xác làm hạn chế việc so sánh, phân tích kết quả tài chính.

Hạch toán kinh doanh chưa triệt để nên việc theo dõi, quyết toán chưa hiệu quả. Việc hạch toán doanh thu, chi phí của các xí nghiệp chưa tuân theo Chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán hiện hành, thậm chí có những xí nghiệp hạch toán thiếu doanh thu, chi phí do vậy kết quả kinh doanh thiếu chính xác và tình hình tài chính của công ty chưa phản ảnh đúng thực chất kết quả kinh doanh đạt được.

Vốn chủ sở hữu tuy đã có tăng trưởng nhưng còn nhỏ, chưa đáp ứng với quy mô sản xuất và nhu cầu đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh;

b. Nguyên nhân chủ quan:

Trình độ cán bộ phân tích còn hạn chế tại Công ty chưa có cán bộ chuyên trách. Việc phân tích tài chính mới chỉ là nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán sau mỗi năm hoạt động phải tiến hành để báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền. Kế toán và tài chính được hiểu là trùng nhau do đó phân tích tài chính không được thực hiện theo đúng nghĩa của nó. Trình độ cán bộ phân tích còn hạn chế trong việc sử dụng các kỹ thuật công cụ phân tích tài chính đồng thời thiếu các công cụ gây khó khăn cho công tác phân tích tài chính. Các cán bộ phân tích tài chính chưa được bổ sung kiến thức nghiệp vụ đầy đủ.

Thông tin sử dụng trong phân tích chưa thật đầy đủ và chính xác do muốn giữ kín thông tin về tài chính của Công ty nên các báo cáo tài chính vẫn bị điều chỉnh sửa chữa làm giảm ý nghĩa của phân tích tài chính.

Trong công tác phân tích tài chính Công ty chỉ quan tâm thông tin trong các báo cáo tài chính mà chưa chú trọng thu thập các thông tin khác, việc cập nhật thông tin còn nhiều hạn chế, không liên tục, chưa đầy đủ, không kịp thời.

TT Loại tỷ số Công thức tính Trung bình ngành Thanh khoản 1 Khả năng thanh toán hiện thời

Tài sản lưu động 4,2 Nợ ngắn hạn phải trả 2 Khả năng thanh toán nhanh Tài sản lưu động 2,1 Nợ ngắn hạn phải trả Quản lý tài sản

2.4. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANHNGHIỆP CỦA MỘT VÀI NƯỚC TRONG KHU Vực VÀ TRÊN THẾ NGHIỆP CỦA MỘT VÀI NƯỚC TRONG KHU Vực VÀ TRÊN THẾ GIỚI

2.4.1. Khái quát về nội dung, hệ thống chỉ tiêu phân tích tại công ty cổphần củ a 1 vài nước trong khu vực và thế giới phần củ a 1 vài nước trong khu vực và thế giới

Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công ty ở một vài nước trong khu vực và thế giới nhìn chung cơ bản là giống nhau. Ta xem xét hệ thống chỉ tiêu phân tích tại công ty của nước Mỹ như sau:

Phân tích tỷ số tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích báo cáo tài chính công ty Mỹ. Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của công ty. Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau. Dựa vào cách thức sử dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính có thể chia thành ba loại: tỷ số tài chính xác định từ bảng cân đối tài sản, tỷ số tài chính xác định từ báo cáo thu nhập và tỷ số tài chính xác định từ cả hai báo cáo vừa nêu. Dựa vào mục tiêu phân tích, các tỷ số tài chính có thể chia thành: các tỷ số thanh khoản, các tỷ số nợ, tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay, các tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số khả năng sinh lợi, và các tỷ số tăng trưởng.

1 Vòng quay tồn kho Doanh thu 9,0 Giá trị tồn kho 2 Kỳ thu tiền bình quân

Khoản phải thu

36 ngày Doanh thu/360 3 Vòng quay tài sản cố định Doanh thu 3,0 GT tài sản cố định ròng 4 Vòng quay tổng tài sản Doanh thu 1,8 GT tổng tài sản Quản lý nợ 1 Tỷ số nợ Tổng nợ 40% GT tổng tài sản 2 Khả năng trả lãi EBIT 6,0 Lãi phải trả

ngành Sinh lợi

1

Lợi nhuận trên doanh thu

Lợi nhuận cho cổ đông thường

5,0 % Doanh thu

2

Khả năng sinh lợi căn bản

EBIT

17,2 % Tổng tài sản

3 ROA

Lợi nhuận cho cổ đông thường

9,0 % Tổng tài sản

4 ROE

Lợi nhuận cho cổ đông thường

15% Vốn cổ phần

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐẠI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 78)