Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Một phần của tài liệu Giáo trình nội DUNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG của NGƯỜI cán bộ QUÂN đội (Trang 26 - 35)

Nếu như "Trung với nước, hiếu với dân" là phẩm chất đạo đức cách mạng hàng đầu, phản ánh mối quan hệ giữa cá nhân với Tổ quốc và nhân dân (có sức mạnh to lớn, được ví như chiếc gậy thần" trong cách mạng giải phóng dân tộc) thì cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất nền tảng của đạo đức cách mạng mà mỗi người phải quán triệt. Nó phản ánh mối quan hệ "tự mình đối với mình", tức là mỗi người tự lấy chính bản thân mình làm đối tượng để tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động hàng ngày để hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn về đạo đức của người cán bộ của Đảng, của quân đội.

Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở mọi người, nhất là đảng viên, cán bộ: "Với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính". Những phẩm chất ấy, được xem như những phẩm chất đạo đức đặc trưng trong nhân cách của mỗi con người. Nhấn mạnh phẩm chất "cần, kiệm, liêm,

chính", Hồ Chí Minh đã xem đó là 4 đức lớn của con người. Người nói:

"Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời.

Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người"1.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vốn là các khái niệm cơ bản của đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam, đã được Hồ Chí Minh tiếp thu và bổ sung thêm nhiều nội dung mới phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới, con người mới. Sau ngày đất nước tuyên bố độc lập, phát biểu trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (3.9.1945), Hồ Chí Minh đã đặt ra những yêu cầu hoạt động cấp bách có tính cách mạng sâu sắc. Người chỉ thị phải "mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân, bằng cách thực hiện: Cần, kiệm, liêm, chính", để khắc phục tàn tích chế độ thực dân đô hộ đã làm hủ hóa tinh thần nhân dân ta. Trong tác phẩm "Đời sống mới" (1947), Người coi việc: "Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới"2; và Người còn nói: "Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của

Đời sống mới, nền tảng của Thi đua ái Quốc"1 .

Yêu cầu về thực hiện cần, kiệm, liêm, chính không bao giờ cũ, bởi nó cần thiết với mỗi con người như cơm ăn, nước uống, khí thở hàng ngày. Nó còn được xem là cơ sở để tạo nên truyền thống văn hóa của

dân tộc, khi Người nói: "Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính... để xây dựng thuần phong mỹ tục trong toàn dân"2. Khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới, hoàn thiện nhân cách của những cán bộ, đảng viên trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng, bộ máy Nhà nước, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh và đặt "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" liền theo sau cụm từ "đạo đức cách mạng". Trong "Di

chúc" (1969), khi nói về Đảng, Người căn dặn: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"3. Cần, kiệm,

liêm, chính, chí công vô tư đã được Hồ Chí Minh giải thích với nhiều nội dung sâu sắc, sinh động cho nhiều đối tượng khác nhau.

Cần: là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch, chuyên sâu, sáng

tạo, thi đua sản xuất cho mau, cho tốt, cho nhiều; có năng suất, chất lượng, hiệu quả, tự lực cánh sinh, không ỷ lại, lười biếng, dựa dẫm; phải kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, có thái độ đúng với lao động, coi đó là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người. Cán bộ và chiến sĩ phải cùng nhau hăng say luyện tập, thực hiện "thao trường đổ mồ hôi, chiến trường đỡ đổ máu". Người nêu quan niệm đặc sắc: "Không phân việc sang hèn, làm tốt đều là vẻ vang"1 để phê phán tư tưởng địa vị, đặc quyền, đặc lợi của xã hội cũ.

Kiệm: tức là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền bạc của nhân dân,

của Nhà nước và của bản thân mình, từ việc to đến việc nhỏ, không xa xỉ, không lãng phí, không bừa bãi. Cái gì cần chi mới chi, không hoang phí, phô trương, hình thức. Tiết kiệm khác với bủn xỉn, "xem đồng tiền to bằng cái nống" (cái nong). Bác dạy cán bộ quân đội: "Tiết

kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, là để dần dần nâng cao mức sống bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học: tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực"2. Tiết kiệm là công việc của mọi người. Nhưng trước hết, đó là công việc của cán bộ, cơ quan nhà nước, của những người giữ trọng trách, nắm giữ cơ sở vật chất, tiền bạc. Người cán bộ không được tắc trách theo lối "nước sông công lính", sử dụng một cách tùy tiện, lãng phí công sức của bộ đội.

Hồ Chí Minh còn chỉ rõ mối liên hệ mật thiết giữa cần và kiệm. Người căn dặn: "Cần với kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người. Cần mà không kiệm, "thì làm chừng nào xào chừng ấy"... không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, "thì không tăng thêm, không phát triển được". Mà vật gì đã không tiến tức là thoái"1. Người xem cần và kiệm là những nội dung cơ bản của Thi đua ái quốc để

mau chóng đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi: "Một mặt, chúng ta thi đua Kiệm. Một mặt, chúng ta thi đua Cần. Kết quả Cần cộng với kết quả Kiệm là: bộ đội sẽ đầy đủ, nhân dân sẽ ấm no, kháng chiến sẽ mau thắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công, nước ta sẽ mau giầu mạnh ngang hàng với các nước tiên tiến trên thế giới"2.

Liêm: là trong sạch, không tham lam, không tham ô, luôn tôn trọng,

giữ gìn của công, của dân, không chiếm dụng của công làm của tư, không sách nhiễu nhân dân. Không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại. Không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Người nói, ngày xưa, người làm quan không đục khoét dân, thì đó là Liêm (nghĩa hẹp). Ngày nay, trong xã

hội mới, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn, là mọi người đều phải liêm. Cán bộ phải thực hành Liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân. "Liêm là thước đo có tính người hay không? Do bất liêm mà đi đến tội ác, trộm cắp công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp". Người dẫn lời Khổng Tử: "Người mà không liêm không bằng súc vật". Người còn nói: "Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giầu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ"1.

Hồ Chí Minh đã sớm cảnh báo về nguy cơ tham nhũng của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước: "Những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ Trung ương đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân... Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu"2. Người còn chỉ rõ mối quan hệ giữa các phẩm chất: "Có cần mới kiệm, có cần, kiệm mới liêm. Có cần, kiệm, liêm mới chính"3.

Chính: là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng

đắn, thẳng thắn, tức là tà. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính; nhưng một cây cần có gốc rễ, lại có ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Người có thiện và ác; việc có chính và tà. Làm việc chính là người thiện; làm việc tà là người ác"1.

Chính bao gồm trong các công việc cụ thể, biểu hiện trong các mối quan hệ. Mỗi người phải thường xuyên tự sửa mình để tăng điều tốt, giảm điều xấu. Đối với mình: luôn luôn làm điều hay, sửa điều dở.

Đối với người: chân thành giúp đỡ, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc, nịnh nọt... Đối với việc: làm việc có lợi cho dân, cho nước, đặt việc công lên trên việc tư, vượt qua khó khăn, hy sinh để hoàn thành nhiệm

vụ. Người nhắc nhở: "Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng cố làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh. Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình)"2.

Chí công vô tư: theo Hồ Chí Minh, đây là một câu châm ngôn của

người xưa, dùng để định hướng, động viên mỗi người hoạt động phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để vươn tới cái tốt đẹp. Người nói: "Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau". "Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". Ngược lại, là "dĩ công vi tư" phải loại bỏ. Mình là người làm việc công phải có công tâm, công đức. Việc gì cũng phải công bình chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm quan cách mạng. Những anh hùng, liệt sĩ trong Đảng ta, đã vì nước, vì Đảng mà oanh liệt hy sinh, nêu tấm gương chói lọi của đạo đức cách mạng, chí công vô tư cho tất cả chúng ta học tập.

Hồ Chí Minh còn chỉ ra mối quan hệ giữa các phẩm chất: một khi đã cần, kiệm, liêm, chính thì sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính, và có được nhiều đức tính tốt khác. Những điều này, nói thì dễ làm thì khó, cần phải tu dưỡng suốt đời, rèn luyện thường xuyên. Nói tóm tắt, siêng năng (cần), tằn tiện (kiệm), trong sạch (liêm), chính là thiện. Lười biếng, xa xỉ, tham lam là tà, là ác1 . Thiện còn là "làm đúng chính sách của Đảng, phục

liêm, chính, chí công vô tư, để lợi ích cách mạng, nhân dân lên trên hết, trước hết; trái lại là cái ác"2 .

Khi nói chuyện với cán bộ quân đội, Bác đã nhiều lần nhắc nhở: "Muốn giữ vững nhân cách, tránh khỏi hủ hóa, thì phải luôn thực hành bốn chữ mà Bác thường nói, đó là: Cần, kiệm, liêm, chính"1 . "Cần, kiệm, liêm, chính của ta là đạo đức của người quân

nhân cách mạng. Các chú phải thực hành điều đó". Đặc biệt, với người cán bộ quân đội, Bác đã chỉ rõ người cán bộ tự mình thực hành cần, kiệm, liêm, chính như thế cũng mới chỉ là thực hiện được một nửa chưa phải là hoàn toàn. Chỉ khi mà người cán bộ quân đội tích cực giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn bộ đội cũng thực hiện như mình, như vậy mới là cần, kiệm, liêm, chính hoàn toàn2 . Theo Hồ Chí Minh, với quân đội phải siêng tập, siêng đánh... cho nên phải cần. Binh sĩ phải tiết kiệm đạn dược, mỗi viên đạn, một quân thù, nên phải kiệm. Mỗi người đều phải trong

sạch, không tham lam, không đem của công dùng vào việc tư, cho nên phải liêm.

Với cán bộ cung cấp (hậu cần) của quân đội, là những người trực tiếp nắm giữ cơ sở vật chất, làm công tác đảm bảo cho sinh hoạt và chiến đấu của bộ đội, nên đã luôn được Bác dành cho sự quan tâm đặc biệt. Bác căn dặn: "Nhiệm vụ chính của cán bộ cung cấp là phụng sự đại đa số bộ đội, tức là người binh nhì, phải thương yêu săn sóc người binh nhì. Cán bộ cung cấp như là người mẹ, người chị của người binh nhì". Do đó, "cán bộ cung cấp càng phải làm kiểu mẫu cần, kiệm, liêm, chính. Các cơ quan cung cấp cần phải thực hành kiểm tra, phê bình và tự phê bình, để cải chính

dư luận, bảo rằng: cán bộ cung cấp thường hủ hóa". Mặt khác, cán bộ hậu cần: "Phải thấy trước, lo trước. Phải có sáng kiến và phải tháo vát. Phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính"1 . "Đối với người cán

bộ quân y, đạo đức cách mạng đòi hỏi: "Lương y kiêm từ mẫu", nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền"2 . Người lái xe phải: "Yêu xe như con, quý xăng như máu"...

Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin vào quân đội và Người đã nêu lên một yêu cầu rất cao: "Phải làm sao cho trong quân đội ta không có

tham ô, lãng phí"3 . Muốn vậy, phải kiên quyết khắc phục hiện tượng

quan liêu, "vì những người và những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe

thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí"1 . Hồ Chí Minh đã đề ra những yêu cầu về chuẩn mực đạo đức và cũng chính Người đã gương mẫu thực hiện các yêu cầu đó trước hết. Người là tấm gương mẫu mực về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Hơn nữa, Hồ Chí Minh còn là người hiểu rất sâu sắc những quan điểm tư tưởng cơ bản của đạo đức Nho giáo và Người đã chọn lọc, tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong quan niệm về những đức tính căn bản nhất của con người (quân tử) như: Nhân - Trí - Dũng; Nhân - nghĩa - lễ - trí - tín; hay quan niệm về những đức tính cần có theo

quan niệm của đạo đức Nho giáo Việt Nam: Nhân - nghĩa - trí - dũng -

liêm... Từ đó, khi nói chuyện với các đối tượng cán bộ khác nhau,

trong những hoàn cảnh khác nhau, Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách linh hoạt các phẩm chất đạo đức cơ bản đã có để hình thành

những bảng giá trị, chuẩn mực khác nhau một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng đang cần được giáo dục. Chẳng hạn, có lần đến nói chuyện với đông đảo cán bộ quân đội, Người yêu cầu: "Một người cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng. Quân sự giỏi song nếu không có đạo đức cách mạng thì khó thành công. Muốn có đạo đức cách mạng phải có 5 điểm sau đây: Trí - Tín - Nhân - Dũng - Liêm"2. Nhưng khi

nói chuyện với những tướng lĩnh trong quân đội, Hồ Chí Minh lại nêu lên 6 yêu cầu phải rèn luyện. Người nói: "Trong quân đội, nhiệm vụ của người tướng là: phải trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung"1.

Như vậy với cán bộ quân đội là những người có trọng trách lãnh đạo, chỉ huy bộ đội hoàn thành các nhiệm vụ trên giao, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh yêu cầu phải tu dưỡng, rèn luyện phát triển toàn diện các phẩm chất đạo đức trong nhân cách người cán bộ quân đội. Trong đó, Người luôn nhấn mạnh tới hai phẩm chất đặc sắc nhất trong nhân cách đạo đức của người cán bộ quân đội, đó là "trí", "dũng". Đây là

những phẩm chất quan trọng, đặc biệt cần thiết trong hoạt động quân sự, giúp cho người cán bộ quân đội khi cầm quân có đủ sáng suốt, bình tĩnh, quyết đoán trong xử trí các tình huống chiến đấu kịp thời, chính xác. Đó còn là cơ sở hình thành tài năng quân sự, thao lược trong trận mạc, biết xây dựng thế trận, hạ quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi quyết định trong những trận đánh quyết định.

Trí: là phải có óc sáng suốt để nhìn mọi việc, để suy xét địch cho

đúng, biết địch biết mình, biết người tốt thì nâng đỡ, biết người xấu thì không dùng, biết cái tốt của mình mà phát triển lên, biết cái xấu của

Một phần của tài liệu Giáo trình nội DUNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức CÁCH MẠNG của NGƯỜI cán bộ QUÂN đội (Trang 26 - 35)